Ảnh kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp tinh vân Eskimo năm 2000. Tinh vân Eskimo, hay còn gọi là tinh vân NGC 2392 nằm trong chòm sao Gemini, cách Trái đất khoảng 5000 năm ánh sáng, được William Herschel phát hiện năm 1787. NGC 2392 có hình dạng một khuôn mặt bên trong bộ trang phục parka (một loại áo da có mũ chùm đầu của người Eskimo). Màu sắc trong bức ảnh được sử dụng để biểu diễn các loại vật chất khác nhau: nitơ (đỏ), hidro (lục), oxi (lam) và heli (tím). Kính thiên văn không gian Hubble chụp hình ảnh tinh vân Đại bàng (M16), còn được đặt tên là “Các cột sáng tạo” (Pillars of Creation). Trong hình là vùng có hình dạng như Phật bà Quan âm ngồi thiền nhưng thực chất vùng không gian này có những mầm mống cho thấy sự hình thành các ngôi sao vẫn đang tiếp diễn. Ánh sáng đi từ Tinh vân Đại Bàng đến Trái đất phải mất 7.000 năm. Bức ảnh Đốm Xanh Mờ (Pale Blue Dot). Đó là bức ảnh về Trái đất chụp vào năm 1990 bởi tàu không gian Voyager 1, cho thấy sự đối lập với không gian sâu thẳm. Voyager 1 khi đó đã hoàn tất nhiệm vụ chính của mình và đang ra khỏi Hệ Mặt trời, quay và chụp một bức ảnh về Trái Đất giữa không gian rộng lớn. Đây cũng được coi là 1 trong 10 tấm ảnh hàng đầu về khoa học. Siêu tân tinh 1987A cho thấy hai vòng tròn chồng chập nhau một phần. Bức ảnh cho thấy ngôi sao đang bùng nổ này được bao quanh bởi hai vòng tròn chồng chập lên nhau một phần, cấu tạo từ khí và bụi. Các nhà khoa học không hiểu tại sao lại có những vòng tròn đó, và thắc mắc này vẫn còn cho đến ngày nay. Kính thiên văn Hubble chụp hình ảnh thiên hà Antennae vào tháng 10/1997. Thiên hà Antennae (còn được gọi là NGC 4038 / NGC 4039) là một cặp thiên hà trong chòm sao Corvus. Thiên hà Antennae có cái tên bắt nguồn từ những "cánh tay" dài giống Ăng-ten, nhìn từ góc nhìn rộng của hệ, nằm cách Trái đất khoảng 62 triệu năm ánh sáng. Ảnh Vùng Sâu Hubble (Hubble Deep Field, HDF), là một hình ảnh của một khu vực nhỏ trong chòm sao Đại Hùng, được xây dựng từ một loạt các quan sát bởi kính viễn vọng Hubble. Hình ảnh này được ghép lại từ 342 ảnh chụp riêng với camera chụp Hành tinh và Trường rộng số 2 của Hubble trong hơn mười ngày liên tiếp từ ngày 18/12 đến 28/12/1995. Tinh vân Con Cua là một tinh vân gió sao xung trong chòm sao Kim Ngưu. Nó có phổ bức xạ cực đại ở vùng tia X và tia gamma trên 30 KeV, trải rộng tới trên 1012 eV, tinh vân Con Cua được cho là nguồn sáng bền vững có cường độ mạnh nhất trên bầu trời. Tinh vân Mắt Mèo (NGC 6543). Đây là một trong những tinh vân phức tạp nhất từng được quan sát. Ảnh chụp từ Kính viễn vọng Không gian Hubble cho thấy các cấu trúc như các nút thắt, các tia phụt ra hay các đường cung. Ảnh chụp sự bùng phát tia Gamma. Bức ảnh chụp vào ngày 23/1/1999, cho thấy phần ánh sáng muộn của chớp gamma GRB-990123. Trong khung vuông bên trái, nó trông như một chấm sáng, nhưng trên ảnh phóng rộng bên phải thì thiên thể trông như một vệt hình ngón tay này là một thiên hà đang rời xa. Thiên hà này bị cuốn cong như thể bị va chạm với thiên hà khác. Ảnh chụp đĩa tiền hành tinh trong Tinh vân Lạp Hộ (Orion). Đĩa tiền hành tinh (protoplanetary disk) là một đĩa chứa khí đặc quay xung quanh một ngôi sao trẻ mới hình thành.
Ảnh kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp tinh vân Eskimo năm 2000. Tinh vân Eskimo, hay còn gọi là tinh vân NGC 2392 nằm trong chòm sao Gemini, cách Trái đất khoảng 5000 năm ánh sáng, được William Herschel phát hiện năm 1787. NGC 2392 có hình dạng một khuôn mặt bên trong bộ trang phục parka (một loại áo da có mũ chùm đầu của người Eskimo). Màu sắc trong bức ảnh được sử dụng để biểu diễn các loại vật chất khác nhau: nitơ (đỏ), hidro (lục), oxi (lam) và heli (tím).
Kính thiên văn không gian Hubble chụp hình ảnh tinh vân Đại bàng (M16), còn được đặt tên là “Các cột sáng tạo” (Pillars of Creation). Trong hình là vùng có hình dạng như Phật bà Quan âm ngồi thiền nhưng thực chất vùng không gian này có những mầm mống cho thấy sự hình thành các ngôi sao vẫn đang tiếp diễn. Ánh sáng đi từ Tinh vân Đại Bàng đến Trái đất phải mất 7.000 năm.
Bức ảnh Đốm Xanh Mờ (Pale Blue Dot). Đó là bức ảnh về Trái đất chụp vào năm 1990 bởi tàu không gian Voyager 1, cho thấy sự đối lập với không gian sâu thẳm. Voyager 1 khi đó đã hoàn tất nhiệm vụ chính của mình và đang ra khỏi Hệ Mặt trời, quay và chụp một bức ảnh về Trái Đất giữa không gian rộng lớn. Đây cũng được coi là 1 trong 10 tấm ảnh hàng đầu về khoa học.
Siêu tân tinh 1987A cho thấy hai vòng tròn chồng chập nhau một phần. Bức ảnh cho thấy ngôi sao đang bùng nổ này được bao quanh bởi hai vòng tròn chồng chập lên nhau một phần, cấu tạo từ khí và bụi. Các nhà khoa học không hiểu tại sao lại có những vòng tròn đó, và thắc mắc này vẫn còn cho đến ngày nay.
Kính thiên văn Hubble chụp hình ảnh thiên hà Antennae vào tháng 10/1997. Thiên hà Antennae (còn được gọi là NGC 4038 / NGC 4039) là một cặp thiên hà trong chòm sao Corvus. Thiên hà Antennae có cái tên bắt nguồn từ những "cánh tay" dài giống Ăng-ten, nhìn từ góc nhìn rộng của hệ, nằm cách Trái đất khoảng 62 triệu năm ánh sáng.
Ảnh Vùng Sâu Hubble (Hubble Deep Field, HDF), là một hình ảnh của một khu vực nhỏ trong chòm sao Đại Hùng, được xây dựng từ một loạt các quan sát bởi kính viễn vọng Hubble. Hình ảnh này được ghép lại từ 342 ảnh chụp riêng với camera chụp Hành tinh và Trường rộng số 2 của Hubble trong hơn mười ngày liên tiếp từ ngày 18/12 đến 28/12/1995.
Tinh vân Con Cua là một tinh vân gió sao xung trong chòm sao Kim Ngưu. Nó có phổ bức xạ cực đại ở vùng tia X và tia gamma trên 30 KeV, trải rộng tới trên 1012 eV, tinh vân Con Cua được cho là nguồn sáng bền vững có cường độ mạnh nhất trên bầu trời.
Tinh vân Mắt Mèo (NGC 6543). Đây là một trong những tinh vân phức tạp nhất từng được quan sát. Ảnh chụp từ Kính viễn vọng Không gian Hubble cho thấy các cấu trúc như các nút thắt, các tia phụt ra hay các đường cung.
Ảnh chụp sự bùng phát tia Gamma. Bức ảnh chụp vào ngày 23/1/1999, cho thấy phần ánh sáng muộn của chớp gamma GRB-990123. Trong khung vuông bên trái, nó trông như một chấm sáng, nhưng trên ảnh phóng rộng bên phải thì thiên thể trông như một vệt hình ngón tay này là một thiên hà đang rời xa. Thiên hà này bị cuốn cong như thể bị va chạm với thiên hà khác.
Ảnh chụp đĩa tiền hành tinh trong Tinh vân Lạp Hộ (Orion). Đĩa tiền hành tinh (protoplanetary disk) là một đĩa chứa khí đặc quay xung quanh một ngôi sao trẻ mới hình thành.