Hôm 6/1, tàu khu trục Bystryy của Hải quân Nga đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm chính thức tới TP Đà Nẵng, Việt Nam. Điều đặc biệt trên chiếc tàu chiến Nga thăm Việt Nam này là nó được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm P-270 Moskit - một trong những tên lửa diệt tàu mặt nước nguy hiểm bậc nhất thế giới hiện nay.Tên lửa hành trình chống hạm P-270 Moskit do cục thiết kế MKB Raduga phát triển từ những năm 1970 cho nhiệm vụ tiêu diệt chiến hạm mặt nước, tàu vận tải trong lực lượng các cụm chiến hạm công kích chủ lực, lực lượng đổ bộ đường biển và đoàn công vụ quân sự, tàu cánh ngầm và tàu chạy trên đệm khí. Nó có thể tiêu diệt tất cả các tàu có tốc độ tối đa nhỏ hơn 100 hải lý/h, trong điều kiện nhiễu xạ của trang thiết bị tác chiến điện tử đối phương và các vụ nổ, trong mọi điều kiện khí tượng và thời tiết, ngay cả trong trường hợp không gian tấn công chịu sự tác động của vụ nổ hạt nhân.P-270 Moskit có khả năng triển khai trên nhiều loại tàu chiến, gồm cả tàu tên lửa cỡ nhỏ 400-500 tấn, máy bay chiến đấu phản lực Sukhoi. Đáng lưu ý, các tàu tên lửa Project 1241RE và Project 12418 của Việt Nam có khả năng sử dụng loại tên lửa này.P-270 Moskit có trọng lượng 4,5 tấn, dài 9,74m, đường kính thân 0,8m. Với kích cỡ này, P-270 Moskit là một trong những tên lửa chống hạm có kích cỡ lớn nhất hiện nay.P-270 Moskit được thiết kế theo mô hình khí động học tối ưu dành cho vật thể bay tốc độ siêu âm. Thân tên lửa quay quanh trục của nó, mũi tên lửa hình oval nhọn đầu với 4 cánh ổn định và 4 cánh đuôi. Các cánh ổn định và cánh đuôi có thể gấp lại được khi đặt trong ống phóng containers, được chế tạo từ thép titan mack ОТ4 và ОТ4-1, trục quay của cánh từ thép không rỉ ВКL-3.Trên thân tên lửa lắp 4 ống hút không khí và dẫn các luồng khí. Đầu chụp phía trước của tên lửa cho phép sóng radar xuyên thấu không tạo nhiệt năng (đầu chụp 3 lớp sợi thủy tinh SKAN-E được dán bằng keo trong suốt К-9-70). Vành đai kết nối các bộ phận và khoang trung gian của P-270 Moskit được làm từ thép ВТ-5, khoang nhiên liệu được chế tạo từ thép không gỉ, ống dẫn không khí cũng được làm từ titan ОТ4-1, ОТ4.Động cơ tên lửa là tổ hợp động cơ, bao gồm động cơ hành trình tĩnh siêu âm ЗD83 và động cơ khởi tốc. Khi phóng, động cơ khởi tốc được kích hoạt trước (trong ảnh) đưa tên lửa rời bệ phóng, ở độ cao ổn định, tốc độ lớn, động cơ hành trình được khởi động đưa tên lửa tới mục tiêu.Tên lửa hành trình Moskit đạt tốc độ cực đại Mach 3 - vận tốc khủng khiếp đó sẽ giúp tên lửa vượt quãng đường bay 120km trong vòng nửa phút (25-30 giây). Tốc độ này khiến cho tàu địch khó có thể phản ứng kịp thời, sử dụng biện pháp đánh chặn bằng tên lửa, trong khi pháo CIWS thì khó có thể bắn hạ mục tiêu bay quá nhanh như vậy.Tên lửa Moskit trang bị đầu đạn 320kg với 120kg thuốc nổ TNT đủ sức đánh chìm tàu chiến cỡ lớn và hư hỏng nặng tàu sân bay địch hoặc tấn công hủy diệt với nhiều tên lửa phóng cùng lúc.Tên lửa hành trình chống hạm Moskit cũng được phát triển với biến thể trên không được gọi là Kh-41 (tầm bắn 250km). Tuy nhiên, chúng dường như chưa bao giờ được triển khai rộng rãi trong Hải quân – Không quân Nga.
Hôm 6/1, tàu khu trục Bystryy của Hải quân Nga đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm chính thức tới TP Đà Nẵng, Việt Nam. Điều đặc biệt trên chiếc tàu chiến Nga thăm Việt Nam này là nó được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm P-270 Moskit - một trong những tên lửa diệt tàu mặt nước nguy hiểm bậc nhất thế giới hiện nay.
Tên lửa hành trình chống hạm P-270 Moskit do cục thiết kế MKB Raduga phát triển từ những năm 1970 cho nhiệm vụ tiêu diệt chiến hạm mặt nước, tàu vận tải trong lực lượng các cụm chiến hạm công kích chủ lực, lực lượng đổ bộ đường biển và đoàn công vụ quân sự, tàu cánh ngầm và tàu chạy trên đệm khí. Nó có thể tiêu diệt tất cả các tàu có tốc độ tối đa nhỏ hơn 100 hải lý/h, trong điều kiện nhiễu xạ của trang thiết bị tác chiến điện tử đối phương và các vụ nổ, trong mọi điều kiện khí tượng và thời tiết, ngay cả trong trường hợp không gian tấn công chịu sự tác động của vụ nổ hạt nhân.
P-270 Moskit có khả năng triển khai trên nhiều loại tàu chiến, gồm cả tàu tên lửa cỡ nhỏ 400-500 tấn, máy bay chiến đấu phản lực Sukhoi. Đáng lưu ý, các tàu tên lửa Project 1241RE và Project 12418 của Việt Nam có khả năng sử dụng loại tên lửa này.
P-270 Moskit có trọng lượng 4,5 tấn, dài 9,74m, đường kính thân 0,8m. Với kích cỡ này, P-270 Moskit là một trong những tên lửa chống hạm có kích cỡ lớn nhất hiện nay.
P-270 Moskit được thiết kế theo mô hình khí động học tối ưu dành cho vật thể bay tốc độ siêu âm. Thân tên lửa quay quanh trục của nó, mũi tên lửa hình oval nhọn đầu với 4 cánh ổn định và 4 cánh đuôi. Các cánh ổn định và cánh đuôi có thể gấp lại được khi đặt trong ống phóng containers, được chế tạo từ thép titan mack ОТ4 và ОТ4-1, trục quay của cánh từ thép không rỉ ВКL-3.
Trên thân tên lửa lắp 4 ống hút không khí và dẫn các luồng khí. Đầu chụp phía trước của tên lửa cho phép sóng radar xuyên thấu không tạo nhiệt năng (đầu chụp 3 lớp sợi thủy tinh SKAN-E được dán bằng keo trong suốt К-9-70). Vành đai kết nối các bộ phận và khoang trung gian của P-270 Moskit được làm từ thép ВТ-5, khoang nhiên liệu được chế tạo từ thép không gỉ, ống dẫn không khí cũng được làm từ titan ОТ4-1, ОТ4.
Động cơ tên lửa là tổ hợp động cơ, bao gồm động cơ hành trình tĩnh siêu âm ЗD83 và động cơ khởi tốc. Khi phóng, động cơ khởi tốc được kích hoạt trước (trong ảnh) đưa tên lửa rời bệ phóng, ở độ cao ổn định, tốc độ lớn, động cơ hành trình được khởi động đưa tên lửa tới mục tiêu.
Tên lửa hành trình Moskit đạt tốc độ cực đại Mach 3 - vận tốc khủng khiếp đó sẽ giúp tên lửa vượt quãng đường bay 120km trong vòng nửa phút (25-30 giây). Tốc độ này khiến cho tàu địch khó có thể phản ứng kịp thời, sử dụng biện pháp đánh chặn bằng tên lửa, trong khi pháo CIWS thì khó có thể bắn hạ mục tiêu bay quá nhanh như vậy.
Tên lửa Moskit trang bị đầu đạn 320kg với 120kg thuốc nổ TNT đủ sức đánh chìm tàu chiến cỡ lớn và hư hỏng nặng tàu sân bay địch hoặc tấn công hủy diệt với nhiều tên lửa phóng cùng lúc.
Tên lửa hành trình chống hạm Moskit cũng được phát triển với biến thể trên không được gọi là Kh-41 (tầm bắn 250km). Tuy nhiên, chúng dường như chưa bao giờ được triển khai rộng rãi trong Hải quân – Không quân Nga.