Đứng đầu trong top 10 mẫu pháo tự hành bánh lốp do trang quân sự MT bình chọn là pháo tự hành Archer 155mm của Thụy Điển. Nó được bắt đầu phát triển vào năm 2003 và chính thức được chuyển giao cho Quân đội Thụy Điển vào năm 2013.Pháo tự hành Archer có khả năng tự động hóa cao với hệ thống nạp đạn tự động và có thể được điều khiển từ xa. Archer có tầm bắn hiệu quả là 30km với đạn thông thường và 40km với đạn tăng tầm, bên cạnh đó nó còn có thể bắn được các loại dẫn đường có độ chính xác cao như Excalibur với tầm bắn tối đa lên tới 60km.Tốc độ bắn tối đa của Archer là từ 8-9 viên/ mỗi phút với khả năng tấn công nhiều mục tiêu trong cùng một lúc và mỗi chiếc Archer chỉ có thể mang theo tối đa 20 đạn pháo 155mm. Với khả năng tự động hóa cao Archer chỉ cần mất 30 giây để triển khai và khai hỏa do được đặt trên khung gầm đặc chủng Volvo A30D 6x6 - mẫu pháo tự hành bánh lốp này có khả năng cơ động khá cao và có thể hoạt động độc lập trên chiến trường.Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng là pháo tự hành G6 do Nam Phi phát triển. Dù ra đời từ đầu những năm 1980, nhưng G6 Rhino vẫn được xem là một dòng pháo tự hành bánh lốp thành công trên thế giới. Thậm chí khả năng của nó còn được thể hiện trước khi được Quân đội Nam Phi đưa vào biên chế vào 1988, G6 cũng được Nam Phi xuất khẩu cho một số quốc gia như Oman và UAE.Toàn bộ hệ thống pháo 155mm của G6 Rhino được đặt trên một khung gầm bọc thép bánh lốp đặc chủng 6x6 với lớp giáp bảo vệ phía trước dày tới 20mm. Trong khi đó pháo chính 155mm của G6 được phát triển dựa trên mẫu pháo G5 155mm cũng do Nam Phi thiết kế. Mặc dù không phải mẫu pháo hiện đại nhất về công nghệ, nhưng nhờ sức mạnh hỏa lực và lớp giáo bảo vệ nên G6 vẫn giành được thành công cho riêng mình.Tầm bắn hiệu quả của pháo tự hành G6 Rhino đạt 30km và 39km với đạn pháo tăng tầm. Tuy nhiên G6 vẫn có thể nâng tầm bắn tối đa của mình lên 50km với các loại đạn pháo 155mm thế hệ mới. Tốc độ bắn tối đa của nó 4 viên/ mỗi phút và có thể mang theo tới 47 viên đạn pháo 155mm, kíp chiến đấu của G6 gồm 5 binh sĩ với thời gian triển khai hơn 30 giây.Vị trí thứ 3 là pháo tự hành ZUZANA 155mm của Slovakia - một biến thể nâng cấp theo tiêu chuẩn NATO của mẫu pháo tự hành DANA 155mm do Tiệp Khắc chế tạo. Nguyên mẫu ZUZANA đầu tiên được giới thiệu vào năm 1995 và đưa vào trang bị vào năm 1998, và hiện tại Quân đội Slovakia chỉ có khoảng 18 hệ thống pháo tự hành loại này.Hệ thống pháo 155mm của ZUZANA được đặt trên một khung gầm đặc chủng bánh lốp Tatra 8x8 được bọc thép, với tháp pháo được đặt ở giữa phần thân xe cô lập hoàn toàn với kíp chiến đấu nhằm bảo vệ binh sĩ khỏi khói thuốc súng và hệ thống nạp đạn tự động nguy hiểm. ZUZANA có tầm bắn tối đa là 40km với tốc độ bắn là 6 viên/ mỗi phút và có thể mang theo 40 đạn pháo 155mm.Hệ thống pháo 155mm của ZUZANA được thiết kế hoàn toàn tự động với hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực có thể tự xác định mục tiêu và có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúcTiếp theo trong bảng xếp hạng của MT là pháo tự hành Nora B-52 do Serbia phát triển nhằm thay thế cho các loại pháo đã lỗi thời đang có trong biên chế Quân đội Serbia. 12 hai hệ thống pháo tự hành Nora B-52 đầu tiên được chuyển giao cho Quân đội Serbia vào năm 2007, ngoài ra nó còn được xuất khẩu cho các quốc gia như Bangladesh, Myanmar và Kenya.Nora B-52 được trang bị pháo 155mm được phát triển dựa trên mẫu pháo M84 NORA 155mm do Nam Tư chế tạo. Tuy nhiên NORA B-52 lại sử dụng đạn 155mm theo tiêu chuẩn NATO. Nó có tầm bắn hiệu quả là 20km và 40km với đạn tăng tầm, tốc độ bắn của Nora B-52 là 6 viên/mỗi phút có khả năng mang theo tối đa 36 đạn pháo 155mm.Phiên bản đầu tiên của Nora B-52 được lắp trên khung gầm xe tải FAP 2832 của Serbia, tuy nhiên phiên bản cải tiến lại được đặt trên khung gầm Kamaz 8x8 do Nga chế tạo. Ngoài ra Nora B-52 còn có một biến thể bọc thép nhằm tăng cường khả năng bảo vệ cho kíp chiến đấu.Vị trí thứ 5 thuộc về pháo tự hành ATOMS 2000 do công ty quốc phòng Soltam của Israel phát triển. Nó được thiết kế từ năm năm 2001 để phục vụ chủ yếu cho thị trường xuất khẩu, tuy nhiên các hợp đồng xuất khẩu ATOMS thường được Israel giữ kín ngoại trừ hợp đồng của Thái Lan vào năm 2013.Hệ thống pháo chính là của ATOMS là pháo 155mm được phát triển từ mẫu pháo kéo Soltam M-71 155mm sử dụng đạn pháo tiêu chuẩn của NATO, nó có tầm bắn tối đa là 30km với đạn pháo thông thường và 40km với đạn tăng tầm. Ngoài việc sử dụng pháo tiêu chuẩn 155mm của Soltam, ATOMS cũng có thể được tích hợp với lựu pháo M-46 130mm do Liên Xô chế tạo.ATOMS 2000 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và máy tính đường đạn tiên tiến có thể tự chuyển hướng theo mục tiêu. Nó được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng Tatra T815 6x6 được bọc thép, với khả năng mang theo tối 32 đạn pháo 155mm.
Đứng đầu trong top 10 mẫu pháo tự hành bánh lốp do trang quân sự MT bình chọn là pháo tự hành Archer 155mm của Thụy Điển. Nó được bắt đầu phát triển vào năm 2003 và chính thức được chuyển giao cho Quân đội Thụy Điển vào năm 2013.
Pháo tự hành Archer có khả năng tự động hóa cao với hệ thống nạp đạn tự động và có thể được điều khiển từ xa. Archer có tầm bắn hiệu quả là 30km với đạn thông thường và 40km với đạn tăng tầm, bên cạnh đó nó còn có thể bắn được các loại dẫn đường có độ chính xác cao như Excalibur với tầm bắn tối đa lên tới 60km.
Tốc độ bắn tối đa của Archer là từ 8-9 viên/ mỗi phút với khả năng tấn công nhiều mục tiêu trong cùng một lúc và mỗi chiếc Archer chỉ có thể mang theo tối đa 20 đạn pháo 155mm. Với khả năng tự động hóa cao Archer chỉ cần mất 30 giây để triển khai và khai hỏa do được đặt trên khung gầm đặc chủng Volvo A30D 6x6 - mẫu pháo tự hành bánh lốp này có khả năng cơ động khá cao và có thể hoạt động độc lập trên chiến trường.
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng là pháo tự hành G6 do Nam Phi phát triển. Dù ra đời từ đầu những năm 1980, nhưng G6 Rhino vẫn được xem là một dòng pháo tự hành bánh lốp thành công trên thế giới. Thậm chí khả năng của nó còn được thể hiện trước khi được Quân đội Nam Phi đưa vào biên chế vào 1988, G6 cũng được Nam Phi xuất khẩu cho một số quốc gia như Oman và UAE.
Toàn bộ hệ thống pháo 155mm của G6 Rhino được đặt trên một khung gầm bọc thép bánh lốp đặc chủng 6x6 với lớp giáp bảo vệ phía trước dày tới 20mm. Trong khi đó pháo chính 155mm của G6 được phát triển dựa trên mẫu pháo G5 155mm cũng do Nam Phi thiết kế. Mặc dù không phải mẫu pháo hiện đại nhất về công nghệ, nhưng nhờ sức mạnh hỏa lực và lớp giáo bảo vệ nên G6 vẫn giành được thành công cho riêng mình.
Tầm bắn hiệu quả của pháo tự hành G6 Rhino đạt 30km và 39km với đạn pháo tăng tầm. Tuy nhiên G6 vẫn có thể nâng tầm bắn tối đa của mình lên 50km với các loại đạn pháo 155mm thế hệ mới. Tốc độ bắn tối đa của nó 4 viên/ mỗi phút và có thể mang theo tới 47 viên đạn pháo 155mm, kíp chiến đấu của G6 gồm 5 binh sĩ với thời gian triển khai hơn 30 giây.
Vị trí thứ 3 là pháo tự hành ZUZANA 155mm của Slovakia - một biến thể nâng cấp theo tiêu chuẩn NATO của mẫu pháo tự hành DANA 155mm do Tiệp Khắc chế tạo. Nguyên mẫu ZUZANA đầu tiên được giới thiệu vào năm 1995 và đưa vào trang bị vào năm 1998, và hiện tại Quân đội Slovakia chỉ có khoảng 18 hệ thống pháo tự hành loại này.
Hệ thống pháo 155mm của ZUZANA được đặt trên một khung gầm đặc chủng bánh lốp Tatra 8x8 được bọc thép, với tháp pháo được đặt ở giữa phần thân xe cô lập hoàn toàn với kíp chiến đấu nhằm bảo vệ binh sĩ khỏi khói thuốc súng và hệ thống nạp đạn tự động nguy hiểm. ZUZANA có tầm bắn tối đa là 40km với tốc độ bắn là 6 viên/ mỗi phút và có thể mang theo 40 đạn pháo 155mm.
Hệ thống pháo 155mm của ZUZANA được thiết kế hoàn toàn tự động với hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực có thể tự xác định mục tiêu và có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc
Tiếp theo trong bảng xếp hạng của MT là pháo tự hành Nora B-52 do Serbia phát triển nhằm thay thế cho các loại pháo đã lỗi thời đang có trong biên chế Quân đội Serbia. 12 hai hệ thống pháo tự hành Nora B-52 đầu tiên được chuyển giao cho Quân đội Serbia vào năm 2007, ngoài ra nó còn được xuất khẩu cho các quốc gia như Bangladesh, Myanmar và Kenya.
Nora B-52 được trang bị pháo 155mm được phát triển dựa trên mẫu pháo M84 NORA 155mm do Nam Tư chế tạo. Tuy nhiên NORA B-52 lại sử dụng đạn 155mm theo tiêu chuẩn NATO. Nó có tầm bắn hiệu quả là 20km và 40km với đạn tăng tầm, tốc độ bắn của Nora B-52 là 6 viên/mỗi phút có khả năng mang theo tối đa 36 đạn pháo 155mm.
Phiên bản đầu tiên của Nora B-52 được lắp trên khung gầm xe tải FAP 2832 của Serbia, tuy nhiên phiên bản cải tiến lại được đặt trên khung gầm Kamaz 8x8 do Nga chế tạo. Ngoài ra Nora B-52 còn có một biến thể bọc thép nhằm tăng cường khả năng bảo vệ cho kíp chiến đấu.
Vị trí thứ 5 thuộc về pháo tự hành ATOMS 2000 do công ty quốc phòng Soltam của Israel phát triển. Nó được thiết kế từ năm năm 2001 để phục vụ chủ yếu cho thị trường xuất khẩu, tuy nhiên các hợp đồng xuất khẩu ATOMS thường được Israel giữ kín ngoại trừ hợp đồng của Thái Lan vào năm 2013.
Hệ thống pháo chính là của ATOMS là pháo 155mm được phát triển từ mẫu pháo kéo Soltam M-71 155mm sử dụng đạn pháo tiêu chuẩn của NATO, nó có tầm bắn tối đa là 30km với đạn pháo thông thường và 40km với đạn tăng tầm. Ngoài việc sử dụng pháo tiêu chuẩn 155mm của Soltam, ATOMS cũng có thể được tích hợp với lựu pháo M-46 130mm do Liên Xô chế tạo.
ATOMS 2000 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và máy tính đường đạn tiên tiến có thể tự chuyển hướng theo mục tiêu. Nó được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng Tatra T815 6x6 được bọc thép, với khả năng mang theo tối 32 đạn pháo 155mm.