Theo hãng thông tấn Sputnik News, Quân đội Ấn Độ đã bất ngờ triển khai 4 trung đoàn với 100 tên lửa hành trình BrahMos và 5 bệ phóng tự hành tới một bang đông bắc của nước này có tuyến biên giới giáp với Trung Quốc. Động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Trung-Ấn leo thang sau khi Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ cho đồng minh Pakistan nếu nước này bị tấn công.Ngay lập tức, Quân đội Trung Quốc đã "lên án" việc triển khai và gọi đó là mối đe dọa và rằng nó sẽ khiến căng thẳng hai nước tăng cao, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lãnh thổ.BrahMos - loại tên lửa có khả năng tàng hình và tác chiến tốt trong rừng núi có thể sẽ đe dọa tỉnh Vân Nam và khu tự trị Tây Tạng, các vùng này có đường biên giới với bang Arunachal Pradesh", phát ngôn viên Quân đội Trung Quốc tuyên bố trên phương tiện truyền thông. Đồng thời, vị này còn cho rằng động thái này của Ấn Độ là "vượt quá yêu cầu tự vệ", là "thủ đoạn và họ sẽ phải gánh chịu hậu quả".Mặc dù với tầm bắn tối đa chỉ khoảng 290km chỉ có thể tác động tới khu vực ở biên giới, nhưng Bắc Kinh bày tỏ sự lo ngại rằng các tên lửa tàng hình có khả năng tạo ra những mối đe dọa lớn hơn.Theo đó, tốc độ hành trình của tên lửa hiện đạt tới Mach 3 (tương đương 3.400km/h), nhưng phiên bản siêu thanh của BrahMos có thể đạt tốc độ gấp đôi với tầm bắn xa hơn.BrahMos phiên bản nâng cấp mang lại lợi thế chiến lược cho Ấn Độ vì nó được thiết kế đặc biệt để tấn công mục tiêu ẩn sau một dãy núi. Với tầm bắn xa hơn, tên lửa siêu thanh có thể vượt qua các hệ thống phòng vệ của Bắc Kinh một cách đơn giản như "dao cắt qua bơ", chuyên gia quân sự của Spuntik đánh giá.Rõ ràng Trung Quốc có lý do để cảm thấy bất an, sợ hãi trước việc 100 tên lửa hành trình BrahMos hướng vào nước này.Tốc độ siêu cao, khả năng bay bám địa hình trong điều kiện rừng núi sẽ khiến cho lực lượng phòng thủ của Trung Quốc dù có tên lửa phòng không HQ-9, tiêm kích J-11 cũng khó mà đánh trả.Có thể nói, với “lá bài” tên lửa hành trình BrahMos, Ấn Độ có thể khiến Trung Quốc chùn bước trong tham vọng bành trướng của Trung Quốc cả trên bộ và trên biển. Đáng lưu ý, có khả năng Việt Nam sẽ nhập khẩu tên lửa hành trình BrahMos triển khai trên các tàu chiến hoặc bệ phóng đất liền.BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh tầm ngắn do Liên hiệp NPO Mashinostroeyenia (Liên bang Nga) và Tổ chức Nghiên cứu - Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) hợp tác thiết kế, sản xuất. Nền tảng cơ sở của BrahMos là tên lửa hành trình P-800 Oniks danh tiếng nước Nga. Tên lửa được thiết kế cho khả năng tấn công hiệu quả mục tiêu trên đất liền và nhất là mặt biển.Tên lửa hành trình BrahMos có khả năng triển khai trên nhiều nền tảng: bệ phóng tự hành mặt đất; các tàu chiến và cả máy bay chiến đấu. Ảnh: BrahMos bắn thử nghiệm từ một tàu chiến của Hải quân Ấn Độ.Dự kiến cuối năm nay Ấn Độ sẽ bước vào giai đoạn bắn thử nghiệm tên lửa hành trình BrahMos-A từ trên máy bay tiêm kích Su-30MKI. Nếu thành công, người Trung Quốc sẽ tiếp tục hứng chịu mối đe dọa tiếp theo. Lần này sẽ không chỉ giới hạn ở biên giới mà là sẽ sâu vào nội địa Trung Quốc.
Theo hãng thông tấn Sputnik News, Quân đội Ấn Độ đã bất ngờ triển khai 4 trung đoàn với 100 tên lửa hành trình BrahMos và 5 bệ phóng tự hành tới một bang đông bắc của nước này có tuyến biên giới giáp với Trung Quốc. Động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Trung-Ấn leo thang sau khi Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ cho đồng minh Pakistan nếu nước này bị tấn công.
Ngay lập tức, Quân đội Trung Quốc đã "lên án" việc triển khai và gọi đó là mối đe dọa và rằng nó sẽ khiến căng thẳng hai nước tăng cao, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
BrahMos - loại tên lửa có khả năng tàng hình và tác chiến tốt trong rừng núi có thể sẽ đe dọa tỉnh Vân Nam và khu tự trị Tây Tạng, các vùng này có đường biên giới với bang Arunachal Pradesh", phát ngôn viên Quân đội Trung Quốc tuyên bố trên phương tiện truyền thông. Đồng thời, vị này còn cho rằng động thái này của Ấn Độ là "vượt quá yêu cầu tự vệ", là "thủ đoạn và họ sẽ phải gánh chịu hậu quả".
Mặc dù với tầm bắn tối đa chỉ khoảng 290km chỉ có thể tác động tới khu vực ở biên giới, nhưng Bắc Kinh bày tỏ sự lo ngại rằng các tên lửa tàng hình có khả năng tạo ra những mối đe dọa lớn hơn.
Theo đó, tốc độ hành trình của tên lửa hiện đạt tới Mach 3 (tương đương 3.400km/h), nhưng phiên bản siêu thanh của BrahMos có thể đạt tốc độ gấp đôi với tầm bắn xa hơn.
BrahMos phiên bản nâng cấp mang lại lợi thế chiến lược cho Ấn Độ vì nó được thiết kế đặc biệt để tấn công mục tiêu ẩn sau một dãy núi. Với tầm bắn xa hơn, tên lửa siêu thanh có thể vượt qua các hệ thống phòng vệ của Bắc Kinh một cách đơn giản như "dao cắt qua bơ", chuyên gia quân sự của Spuntik đánh giá.
Rõ ràng Trung Quốc có lý do để cảm thấy bất an, sợ hãi trước việc 100 tên lửa hành trình BrahMos hướng vào nước này.
Tốc độ siêu cao, khả năng bay bám địa hình trong điều kiện rừng núi sẽ khiến cho lực lượng phòng thủ của Trung Quốc dù có tên lửa phòng không HQ-9, tiêm kích J-11 cũng khó mà đánh trả.
Có thể nói, với “lá bài” tên lửa hành trình BrahMos, Ấn Độ có thể khiến Trung Quốc chùn bước trong tham vọng bành trướng của Trung Quốc cả trên bộ và trên biển. Đáng lưu ý, có khả năng Việt Nam sẽ nhập khẩu tên lửa hành trình BrahMos triển khai trên các tàu chiến hoặc bệ phóng đất liền.
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh tầm ngắn do Liên hiệp NPO Mashinostroeyenia (Liên bang Nga) và Tổ chức Nghiên cứu - Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) hợp tác thiết kế, sản xuất. Nền tảng cơ sở của BrahMos là tên lửa hành trình P-800 Oniks danh tiếng nước Nga. Tên lửa được thiết kế cho khả năng tấn công hiệu quả mục tiêu trên đất liền và nhất là mặt biển.
Tên lửa hành trình BrahMos có khả năng triển khai trên nhiều nền tảng: bệ phóng tự hành mặt đất; các tàu chiến và cả máy bay chiến đấu. Ảnh: BrahMos bắn thử nghiệm từ một tàu chiến của Hải quân Ấn Độ.
Dự kiến cuối năm nay Ấn Độ sẽ bước vào giai đoạn bắn thử nghiệm tên lửa hành trình BrahMos-A từ trên máy bay tiêm kích Su-30MKI. Nếu thành công, người Trung Quốc sẽ tiếp tục hứng chịu mối đe dọa tiếp theo. Lần này sẽ không chỉ giới hạn ở biên giới mà là sẽ sâu vào nội địa Trung Quốc.