Những năm 1960, Cục Thiết kế Malakhit Liên Xô bắt đầu chương trình phát triển tàu ngầm thế hệ mới đáp ứng yêu cầu: lượng giãn nước nhỏ; tốc độ cao đủ khả năng đuổi theo bất kỳ con tàu nào; khả năng cơ động tốt đối phó vũ khí chống ngầm; khả năng “tàng hình” tránh bị đối phương phát hiện (bằng khí tài trinh sát trên không, dưới biển) và thủy thủ đoàn rất ít. Công việc thiết kế phát triển đã tạo ra con tàu mang tên lớp Lyra, Project 705 đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên.Năm 1977, Liên Xô đã chính thức đưa vào hoạt động tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Lyra Project 705 (NATO định danh là Alfa). Con tàu đáp ứng được tất cả yêu cầu đặt ra khi thiết kế.Tàu ngầm lớp Lyra đã đáp ứng yêu cầu đầu tiên là có lượng giãn nước nhỏ, chỉ 2.300 tấn khi nổi và 3.200 tấn khi lặn. Đó là nhờ một phần vào việc sử dụng lớp vỏ làm bằng hợp kim Titan và lò phản ứng kích thước nhỏ. Con tàu trang bị lò phản ứng chì-bismuth hóa lỏng độc đáo để giảm kích thước lò phản ứng, từ đó giảm kích thước tổng thể con tàu. Tàu ngầm Lyra có thể đạt tốc độ tối đa tới 76km/h (tức 41 hải lý/h) dưới mặt nước. Đây là tốc độ mà chưa có bất kỳ tàu ngầm nào trên thế giới đạt được tính tới ngày nay.Kiểu lò phản ứng này cũng an toàn hơn, nếu có sự cố xảy ra thì hỗn hợp chì-bimuth sẽ đông cứng lại và không thể phát nổ. Đặc biệt, tàu được thiết kế với tính tự động hóa cao giúp làm giảm số lượng thủy thủ đoàn vận hành tàu xuống khoảng 30 người. Tàu được trang bị 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép bắn nhiều loại vũ khí gồm: ngư lôi chống ngầm SET-65/53-65K; ngư lôi chống ngầm/chống tàu mặt nước nhanh nhất thế giới VA-111; tên lửa hành trình chống ngầm tầm xa và thủy lôi. Với lượng vũ khí này, kết hợp tốc độ cao hơn bất kỳ loại tàu nào, Lyra Project 705 có thể coi là “sát thủ diệt ngầm” nguy hiểm nhất của Liên Xô. Giai đoạn từ 1971-1981, Liên Xô đã đưa vào hoạt động 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Lyra Project 705, biên chế tại Hạm đội phương Bắc.Mặc dù là tàu đã đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế đặt ra, nhưng Lyra Project 705 “không thọ lâu”. Lý do phần lớn vì loại lò phản ứng mà nó sử dụng. Lò luôn phải giữ nhiệt độ cao để hợp kim chì-bismuth không đông cứng lại trong lò phản ứng. Vì thế, ngay cả khi neo đậu tại bến càng, lò phản ứng phải chạy liên tục. Chính vì điều đó, chi phí hoạt động tàu tăng cao. Năm 1990, toàn bộ 7 chiếc được loại biên chế khỏi Hải quân Liên Xô và tháo dỡ.
Những năm 1960, Cục Thiết kế Malakhit Liên Xô bắt đầu chương trình phát triển tàu ngầm thế hệ mới đáp ứng yêu cầu: lượng giãn nước nhỏ; tốc độ cao đủ khả năng đuổi theo bất kỳ con tàu nào; khả năng cơ động tốt đối phó vũ khí chống ngầm; khả năng “tàng hình” tránh bị đối phương phát hiện (bằng khí tài trinh sát trên không, dưới biển) và thủy thủ đoàn rất ít. Công việc thiết kế phát triển đã tạo ra con tàu mang tên lớp Lyra, Project 705 đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên.
Năm 1977, Liên Xô đã chính thức đưa vào hoạt động tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Lyra Project 705 (NATO định danh là Alfa). Con tàu đáp ứng được tất cả yêu cầu đặt ra khi thiết kế.
Tàu ngầm lớp Lyra đã đáp ứng yêu cầu đầu tiên là có lượng giãn nước nhỏ, chỉ 2.300 tấn khi nổi và 3.200 tấn khi lặn. Đó là nhờ một phần vào việc sử dụng lớp vỏ làm bằng hợp kim Titan và lò phản ứng kích thước nhỏ.
Con tàu trang bị lò phản ứng chì-bismuth hóa lỏng độc đáo để giảm kích thước lò phản ứng, từ đó giảm kích thước tổng thể con tàu. Tàu ngầm Lyra có thể đạt tốc độ tối đa tới 76km/h (tức 41 hải lý/h) dưới mặt nước. Đây là tốc độ mà chưa có bất kỳ tàu ngầm nào trên thế giới đạt được tính tới ngày nay.
Kiểu lò phản ứng này cũng an toàn hơn, nếu có sự cố xảy ra thì hỗn hợp chì-bimuth sẽ đông cứng lại và không thể phát nổ.
Đặc biệt, tàu được thiết kế với tính tự động hóa cao giúp làm giảm số lượng thủy thủ đoàn vận hành tàu xuống khoảng 30 người.
Tàu được trang bị 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép bắn nhiều loại vũ khí gồm: ngư lôi chống ngầm SET-65/53-65K; ngư lôi chống ngầm/chống tàu mặt nước nhanh nhất thế giới VA-111; tên lửa hành trình chống ngầm tầm xa và thủy lôi. Với lượng vũ khí này, kết hợp tốc độ cao hơn bất kỳ loại tàu nào, Lyra Project 705 có thể coi là “sát thủ diệt ngầm” nguy hiểm nhất của Liên Xô.
Giai đoạn từ 1971-1981, Liên Xô đã đưa vào hoạt động 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Lyra Project 705, biên chế tại Hạm đội phương Bắc.
Mặc dù là tàu đã đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế đặt ra, nhưng Lyra Project 705 “không thọ lâu”. Lý do phần lớn vì loại lò phản ứng mà nó sử dụng. Lò luôn phải giữ nhiệt độ cao để hợp kim chì-bismuth không đông cứng lại trong lò phản ứng. Vì thế, ngay cả khi neo đậu tại bến càng, lò phản ứng phải chạy liên tục. Chính vì điều đó, chi phí hoạt động tàu tăng cao.
Năm 1990, toàn bộ 7 chiếc được loại biên chế khỏi Hải quân Liên Xô và tháo dỡ.