Các trang mạng Mỹ mới đây đăng tải hình ảnh gây sốc, theo đó trên bộ phận cửa che càng hạ cánh máy bay huấn luyện T-38 Talon in hình số lượng máy bay F-22 bị bắn rơi. Tổng số lượng F-22 bị hạ đo ván trên hai chiếc T-38 Talon lên tới 25 chiếc, đó là chưa kể còn có 5 F-16 và 2 F-15.Trong lịch sử chiến tranh, thông thường khi bắn rơi đối phương, máy bay chiến thắng sẽ được in dấu hiệu chiến công, có thể là một ngôi sao (ngôi sao đỏ trên mũi MiG-21 của KQNDVN) hay là hình chiếc máy bay bị bắn.Tuy nhiên, theo các nguồn tin, thực ra T-38 Talon chỉ bắn hạ được F-22 trong trận giao đấu huấn luyện của Không quân Mỹ. Hoàn toàn không có chuyện F-22 “nổ tan tành hay cháy ra tro”. Dẫu vậy, việc máy bay huấn luyện phản lực đời cũ bắn hạ được F-22 trong môi trường giả định cho thấy sự xuất sắc của các phi công.Máy bay huấn luyện T-38 Talon bay cạnh chiếc F-22.T-38 Talon bên cạnh là máy bay huấn luyện phi công thì còn thường xuyên được sử dụng như là mục tiêu giao chiến nhờ thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt như máy bay chiến đấu MiG của Liên Xô, Nga.Tính đến thời điểm tháng 9/2012, Không quân Mỹ có trong biên chế trang bị 508 máy bay huấn luyện T-38 Talon do Tổng Công ty Northrop phát triển từ cuối những năm 1950, sản xuất từ năm 1961, đơn giá một chiếc hiện là khoảng 6 triệu USD.Máy bay huấn luyện T-38 được xem là máy bay huấn luyện phi công đạt tốc độ siêu âm đầu tiên trên thế giới và được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Tính đến năm 2015, T-38 đã hoạt động liên tục 50 năm với tỉ lệ tai nạn rất thấp.Điều đáng chú ý, T-38 Talon vốn được phát triển trên cơ sở máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 Tiger II từng bị Không quân Mỹ hắt hủi, chỉ chuyên bán hoặc viện trợ cho các nước đồng minh. Nhưng “hậu bối” T-38 thì lại rất được các tướng lĩnh Không quân Mỹ ưa chuộng, mà tới tận bây giờ vẫn chưa thay thế.T-38 có chiều dài 14,14m, sải cánh 7,7m (kiểu cánh tam giác), cao 3,92m, trọng lượng cất cánh tối đa 5,4 tấn.Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy J85-5A đạt tốc độ tối đa 1.381km/h, tầm bay 1.835km, trần bay 15,2km.Vì chuyên dụng cho mục đích huấn luyện nên T-38 Talon không có, nó chỉ có các thiết bị máy móc phục vụ huấn luyện, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống liên lạc hàng không chiến thuật, radar đo cao...Cận cảnh buồng lái khá hiện đại của T-38 Talon sau khi được hiện đại hóa với màn hình màu tinh thể lỏng LCD cỡ lớn và màn hình HUD.
Các trang mạng Mỹ mới đây đăng tải hình ảnh gây sốc, theo đó trên bộ phận cửa che càng hạ cánh máy bay huấn luyện T-38 Talon in hình số lượng máy bay F-22 bị bắn rơi. Tổng số lượng F-22 bị hạ đo ván trên hai chiếc T-38 Talon lên tới 25 chiếc, đó là chưa kể còn có 5 F-16 và 2 F-15.
Trong lịch sử chiến tranh, thông thường khi bắn rơi đối phương, máy bay chiến thắng sẽ được in dấu hiệu chiến công, có thể là một ngôi sao (ngôi sao đỏ trên mũi MiG-21 của KQNDVN) hay là hình chiếc máy bay bị bắn.
Tuy nhiên, theo các nguồn tin, thực ra T-38 Talon chỉ bắn hạ được F-22 trong trận giao đấu huấn luyện của Không quân Mỹ. Hoàn toàn không có chuyện F-22 “nổ tan tành hay cháy ra tro”. Dẫu vậy, việc máy bay huấn luyện phản lực đời cũ bắn hạ được F-22 trong môi trường giả định cho thấy sự xuất sắc của các phi công.
Máy bay huấn luyện T-38 Talon bay cạnh chiếc F-22.
T-38 Talon bên cạnh là máy bay huấn luyện phi công thì còn thường xuyên được sử dụng như là mục tiêu giao chiến nhờ thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt như máy bay chiến đấu MiG của Liên Xô, Nga.
Tính đến thời điểm tháng 9/2012, Không quân Mỹ có trong biên chế trang bị 508 máy bay huấn luyện T-38 Talon do Tổng Công ty Northrop phát triển từ cuối những năm 1950, sản xuất từ năm 1961, đơn giá một chiếc hiện là khoảng 6 triệu USD.
Máy bay huấn luyện T-38 được xem là máy bay huấn luyện phi công đạt tốc độ siêu âm đầu tiên trên thế giới và được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Tính đến năm 2015, T-38 đã hoạt động liên tục 50 năm với tỉ lệ tai nạn rất thấp.
Điều đáng chú ý, T-38 Talon vốn được phát triển trên cơ sở máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 Tiger II từng bị Không quân Mỹ hắt hủi, chỉ chuyên bán hoặc viện trợ cho các nước đồng minh. Nhưng “hậu bối” T-38 thì lại rất được các tướng lĩnh Không quân Mỹ ưa chuộng, mà tới tận bây giờ vẫn chưa thay thế.
T-38 có chiều dài 14,14m, sải cánh 7,7m (kiểu cánh tam giác), cao 3,92m, trọng lượng cất cánh tối đa 5,4 tấn.
Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy J85-5A đạt tốc độ tối đa 1.381km/h, tầm bay 1.835km, trần bay 15,2km.
Vì chuyên dụng cho mục đích huấn luyện nên T-38 Talon không có, nó chỉ có các thiết bị máy móc phục vụ huấn luyện, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống liên lạc hàng không chiến thuật, radar đo cao...
Cận cảnh buồng lái khá hiện đại của T-38 Talon sau khi được hiện đại hóa với màn hình màu tinh thể lỏng LCD cỡ lớn và màn hình HUD.