Tu-16 (NATO định danh là Badger) là máy bay ném bom chiến lược hai động cơ do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu, liên hiệp hàng không Voronezh sản xuất từ năm 1954. Tổng cộng có 1.509 chiếc đã được sản xuất trang bị cho Hồng quân Liên Xô và xuất khẩu tới một số quốc gia trên thế giới.Mặc dù số lượng xuất khẩu chưa đầy 100 chiếc, tuy nhiên Tu-16 vẫn có thể được xem là mẫu máy bay ném bom chiến lược xuất khẩu thành công nhất của Liên Xô. Bởi các thế hệ Tu-22, Tu-95, Tu-160 sau này hầu hết không xuất khẩu, hoặc chỉ bán số lượng cực ít.Một trong những quốc gia đầu tiên ngoài Liên Xô cung cấp các máy bay ném bom chiến lược Tu-16 là Không quân Ai Cập. Không có số liệu rõ ràng nào về số lượng, chỉ biết rằng trước cuộc chiến tranh 6 ngày 1967, Ai Cập đã có trong tay 30 chiếc Tu-16. Dù bị hủy diệt gần hết năm 1967, nhưng các năm sau đó họ nhận lại thêm một số Tu-16 nữa. Toàn bộ các máy bay này bị loại biên chế trong năm 2000.Đáng ngạc nhiên là Không quân Indonesia cũng từng mua các máy bay ném bom Tu-16 thuộc biến thể KS-1 vào năm 1961, số lượng khoảng 26 chiếc. Tất cả ra khỏi trang bị vào năm 1970.Không quân Iraq đã mua 8 chiếc máy bay Tu-16, ít nhất một chiếc bị phá hủy trong chiến tranh vùng Vịnh 1991, số còn lại bị phá dỡ năm 2003.Trung Quốc đã mua một số lượng nhỏ máy bay ném bom Tu-16 vào năm 1959. Chúng sau đó được “mổ xẻ” để sao chép công nghệ giúp Trung Quốc tạo ra mẫu máy bay ném bom hạng nặng động cơ phản lực đầu tiên của nước này – Tây An H-6. Chính máy bay ném bom H-6 đã thực hiện phi vụ ném bom hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc.Các máy bay ném bom Tu-6 phục vụ trong Không quân Liên Xô tới tận năm 1991, sau đó toàn bộ máy bay được chuyển giao cho các nước Cộng hòa gồm: Armenia (30 chiếc); Azerbaijan (10 chiếc); Belarus (121 chiếc); Gruzia (20 chiếc); Liên bang Nga (chiếm phần lớn số lượng lên tới gần 1.000 chiếc); Ukraine (18 chiếc). Tất cả số máy bay này bị loại biên chế trong giai đoạn 1993-1995.Tu-16 được phát triển vào cuối thập niên 40 với mục tiêu là tăng khả năng tấn công chiến lược vào lãnh thổ Mỹ. Máy bay được thiết kế với cánh xuôi cỡ lớn, trang bị hai động cơ phản lực lắp ở gốc cánh, khoang bom đặt ở dưới thân máy bay.Nó có chiều dài 34,8m, cao 10,36m, sải cánh 33m, trọng lượng không tải 37,2 tấn và có tải tối đa lên tới 79 tấn. Khoảng 22 biến thể của Tu-16 đã được Tupolev phát triển suốt mấy chục năm phục vụ, dùng cho vai trò ném bom thông thường, ném bom hạt nhân tới trinh sát, tác chiến điện tử và thậm chí là cả vai trò chống tàu mặt nước.Mỗi một chiếc Tu-16 có khả năng mang tới 9 tấn bom thông thường kiểu FAB hoặc OFAB...Các phiên bản cải tiến mang họ "K" như Tu-16K/KS/KSR/K-10... có khả năng triển khai 2 tên lửa chống hạm KS-1 Komet hoặc KSR-5 hoặc một tên lửa K-10S. Nhiệm vụ của họ máy bay này là để đối phó với nhóm tàu sân bay Mỹ và các tàu chiến cỡ lớn.Hỏa lực phụ gồm 6-7 ụ pháo AM-23 cỡ 23mm nòng kép để chống tiêm kích địch. Trong ảnh, có thể thấy tháp pháo đuôi 23mm trên Tu-16.Ngoài tháp pháo đuôi có người điều khiển, 6 ụ pháo còn lại bố trí trên – dưới thân điều khiển tự động.Máy bay ném bom Tu-16 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực AM-3 M-500 cho tốc độ 1.050km/h, tầm bay 7.200km, trần bay 12.800m.
Tu-16 (NATO định danh là Badger) là máy bay ném bom chiến lược hai động cơ do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu, liên hiệp hàng không Voronezh sản xuất từ năm 1954. Tổng cộng có 1.509 chiếc đã được sản xuất trang bị cho Hồng quân Liên Xô và xuất khẩu tới một số quốc gia trên thế giới.
Mặc dù số lượng xuất khẩu chưa đầy 100 chiếc, tuy nhiên Tu-16 vẫn có thể được xem là mẫu máy bay ném bom chiến lược xuất khẩu thành công nhất của Liên Xô. Bởi các thế hệ Tu-22, Tu-95, Tu-160 sau này hầu hết không xuất khẩu, hoặc chỉ bán số lượng cực ít.
Một trong những quốc gia đầu tiên ngoài Liên Xô cung cấp các máy bay ném bom chiến lược Tu-16 là Không quân Ai Cập. Không có số liệu rõ ràng nào về số lượng, chỉ biết rằng trước cuộc chiến tranh 6 ngày 1967, Ai Cập đã có trong tay 30 chiếc Tu-16. Dù bị hủy diệt gần hết năm 1967, nhưng các năm sau đó họ nhận lại thêm một số Tu-16 nữa. Toàn bộ các máy bay này bị loại biên chế trong năm 2000.
Đáng ngạc nhiên là Không quân Indonesia cũng từng mua các máy bay ném bom Tu-16 thuộc biến thể KS-1 vào năm 1961, số lượng khoảng 26 chiếc. Tất cả ra khỏi trang bị vào năm 1970.
Không quân Iraq đã mua 8 chiếc máy bay Tu-16, ít nhất một chiếc bị phá hủy trong chiến tranh vùng Vịnh 1991, số còn lại bị phá dỡ năm 2003.
Trung Quốc đã mua một số lượng nhỏ máy bay ném bom Tu-16 vào năm 1959. Chúng sau đó được “mổ xẻ” để sao chép công nghệ giúp Trung Quốc tạo ra mẫu máy bay ném bom hạng nặng động cơ phản lực đầu tiên của nước này – Tây An H-6. Chính máy bay ném bom H-6 đã thực hiện phi vụ ném bom hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc.
Các máy bay ném bom Tu-6 phục vụ trong Không quân Liên Xô tới tận năm 1991, sau đó toàn bộ máy bay được chuyển giao cho các nước Cộng hòa gồm: Armenia (30 chiếc); Azerbaijan (10 chiếc); Belarus (121 chiếc); Gruzia (20 chiếc); Liên bang Nga (chiếm phần lớn số lượng lên tới gần 1.000 chiếc); Ukraine (18 chiếc). Tất cả số máy bay này bị loại biên chế trong giai đoạn 1993-1995.
Tu-16 được phát triển vào cuối thập niên 40 với mục tiêu là tăng khả năng tấn công chiến lược vào lãnh thổ Mỹ. Máy bay được thiết kế với cánh xuôi cỡ lớn, trang bị hai động cơ phản lực lắp ở gốc cánh, khoang bom đặt ở dưới thân máy bay.
Nó có chiều dài 34,8m, cao 10,36m, sải cánh 33m, trọng lượng không tải 37,2 tấn và có tải tối đa lên tới 79 tấn. Khoảng 22 biến thể của Tu-16 đã được Tupolev phát triển suốt mấy chục năm phục vụ, dùng cho vai trò ném bom thông thường, ném bom hạt nhân tới trinh sát, tác chiến điện tử và thậm chí là cả vai trò chống tàu mặt nước.
Mỗi một chiếc Tu-16 có khả năng mang tới 9 tấn bom thông thường kiểu FAB hoặc OFAB...
Các phiên bản cải tiến mang họ "K" như Tu-16K/KS/KSR/K-10... có khả năng triển khai 2 tên lửa chống hạm KS-1 Komet hoặc KSR-5 hoặc một tên lửa K-10S. Nhiệm vụ của họ máy bay này là để đối phó với nhóm tàu sân bay Mỹ và các tàu chiến cỡ lớn.
Hỏa lực phụ gồm 6-7 ụ pháo AM-23 cỡ 23mm nòng kép để chống tiêm kích địch. Trong ảnh, có thể thấy tháp pháo đuôi 23mm trên Tu-16.
Ngoài tháp pháo đuôi có người điều khiển, 6 ụ pháo còn lại bố trí trên – dưới thân điều khiển tự động.
Máy bay ném bom Tu-16 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực AM-3 M-500 cho tốc độ 1.050km/h, tầm bay 7.200km, trần bay 12.800m.