Sukhoi T-4 là một trong những tuyệt phẩm “yểu mệnh” của công nghiệp hàng không Liên Xô. Ngày này nó cũng được đứng cùng siêu máy bay ném bom M-50 tại Bảo tàng Không quân Monino.
Thoạt nhìn, bề ngoài của Sukhoi T-4 có những nét tương đồng (mũi, cánh) với máy bay chở khách siêu âm Concorde (Pháp sản xuất).
Sukhoi T-4 do nhà thiết kế Vladimir Ilyushin nghiên cứu thiết kế từ những năm 1970 cho mục đích trinh sát và đánh chặn tốc độ siêu âm; dù kiểu dáng to lớn của nó làm người ta dễ lầm tưởng đây là máy bay ném bom chiến lược. Trong ảnh là quá trình chế tạo Sukhoi T-4.
Cũng như máy bay ném bom M-50, Sukhoi T-4 có chiều cao tới 11,2m làm những phi công muốn lên buồng lái cũng phải rất vất vả. Máy bay dài 44m, sải cánh 22m, trọng lượng cất cánh tối đa 135 tấn.
Sukhoi T-4 cất cánh lần đầu ngày 22/8/1972. Trong suốt thời gian thử nghiệm, nó cất cánh tổng cộng 10 lần với thời gian 10 giờ 20 phút.
Sukhoi T-4 được ứng dụng nhiều công nghệ mới, nổi bật lên là hệ thống điều khiển bay fly-by-wire. Đây là yếu tố thường thấy trên máy bay chiến đấu hiện đại.
Nhưng chung số phận với M-4 và VVA-14, dự án Sukhoi T-4 cũng nhanh chóng bị hủy bỏ vì không khả thi và không đạt được yêu cầu kỹ thuật. Cho đến thời điểm được đưa vào bảo tàng, các hệ thống vũ khí trên Sukhoi T-4 chưa được hoàn thiện.
Sukhoi T-4 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kolesov RD-36-41 cho phép đạt tốc độ tối gấp 3 lần vận tốc âm thanh (khoảng 3.200km/h), tốc độ bay hành trình 3.000km/h, trần bay 20.000-24.000m. Tuy nhiên, trong thử nghiệm, Sukhoi T-4 chưa bao giờ đạt tốc độ 3.200km/h. Đây là một trong những lý do mà chương trình bị hủy bỏ.
Mũi máy bay T-4 có thể rút lại khi bay.
Sukhoi T-4 là một trong những tuyệt phẩm “yểu mệnh” của công nghiệp hàng không Liên Xô. Ngày này nó cũng được đứng cùng siêu máy bay ném bom M-50 tại Bảo tàng Không quân Monino.
Thoạt nhìn, bề ngoài của Sukhoi T-4 có những nét tương đồng (mũi, cánh) với máy bay chở khách siêu âm Concorde (Pháp sản xuất).
Sukhoi T-4 do nhà thiết kế Vladimir Ilyushin nghiên cứu thiết kế từ những năm 1970 cho mục đích trinh sát và đánh chặn tốc độ siêu âm; dù kiểu dáng to lớn của nó làm người ta dễ lầm tưởng đây là máy bay ném bom chiến lược. Trong ảnh là quá trình chế tạo Sukhoi T-4.
Cũng như máy bay ném bom M-50, Sukhoi T-4 có chiều cao tới 11,2m làm những phi công muốn lên buồng lái cũng phải rất vất vả. Máy bay dài 44m, sải cánh 22m, trọng lượng cất cánh tối đa 135 tấn.
Sukhoi T-4 cất cánh lần đầu ngày 22/8/1972. Trong suốt thời gian thử nghiệm, nó cất cánh tổng cộng 10 lần với thời gian 10 giờ 20 phút.
Sukhoi T-4 được ứng dụng nhiều công nghệ mới, nổi bật lên là hệ thống điều khiển bay fly-by-wire. Đây là yếu tố thường thấy trên máy bay chiến đấu hiện đại.
Nhưng chung số phận với M-4 và VVA-14, dự án Sukhoi T-4 cũng nhanh chóng bị hủy bỏ vì không khả thi và không đạt được yêu cầu kỹ thuật. Cho đến thời điểm được đưa vào bảo tàng, các hệ thống vũ khí trên Sukhoi T-4 chưa được hoàn thiện.
Sukhoi T-4 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kolesov RD-36-41 cho phép đạt tốc độ tối gấp 3 lần vận tốc âm thanh (khoảng 3.200km/h), tốc độ bay hành trình 3.000km/h, trần bay 20.000-24.000m. Tuy nhiên, trong thử nghiệm, Sukhoi T-4 chưa bao giờ đạt tốc độ 3.200km/h. Đây là một trong những lý do mà chương trình bị hủy bỏ.
Mũi máy bay T-4 có thể rút lại khi bay.