Mặc dù đang trong mùa đông giá lạnh nhưng nhịp độ các cuộc tập trận của Quân đội Trung Quốc vẫn không hề suy giảm. Liên tục trong tháng tháng 1, và đầu tháng 2 các lực lượng của Quân đội Trung Quốc vẫn đều đặn mở nhiều cuộc tập trận quy mô ở khắp nơi. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa đạn đạo DF-11 của Quân đoàn Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) tham gia cuộc tập trận.Cuộc tập trận diễn ra ở vùng núi cao.Bên trong cabin xe phóng tự hành tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật DF-11.Hành quân trong mưa tuyết.Cuộc tập trận có lẽ bao gồm cả hoạt động hành quân với khoảng cách nhất định sau đó mới triển khai chiến đấu.Tại trận địa, các đơn vị tên lửa đang tính toán các tham số trong khi đạn tên lửa DF-11 đã được dựng đứng chuẩn bị bắn.Tổ hợp tên lửa đạn đạo DF-11 (NATO định danh là CSS-7) được Tổng công ty tên lửa Sanjiang phát triển cho Quân đội Trung Quốc vào cuối những năm 1970. Đây hiện được xem là một trong những tên lửa đạn đạo tầm ngắn chủ lực của Trung Quốc (khoảng 500-600 quả được sản xuất). Trong ảnh, động cơ đẩy đánh lửa đưa quả đạn rời bệ phóng.Tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11 dài khoảng 11,25m, đường kính thân 0,86m, lắp đầu đạn cơ động cao, tầm bắn 300km hoặc 700km (biến thể DF-11A), hệ dẫn đường con quay hồi chuyển laser vòng kết hợp định vị vệ tinh Bắc Đầu cho độ chính xác cao.Ngoài DF-11, Quân đội Trung Quốc còn triển khai bắn thử nghiệm tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21.
Mặc dù đang trong mùa đông giá lạnh nhưng nhịp độ các cuộc tập trận của Quân đội Trung Quốc vẫn không hề suy giảm. Liên tục trong tháng tháng 1, và đầu tháng 2 các lực lượng của Quân đội Trung Quốc vẫn đều đặn mở nhiều cuộc tập trận quy mô ở khắp nơi. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa đạn đạo DF-11 của Quân đoàn Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) tham gia cuộc tập trận.
Cuộc tập trận diễn ra ở vùng núi cao.
Bên trong cabin xe phóng tự hành tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật DF-11.
Hành quân trong mưa tuyết.
Cuộc tập trận có lẽ bao gồm cả hoạt động hành quân với khoảng cách nhất định sau đó mới triển khai chiến đấu.
Tại trận địa, các đơn vị tên lửa đang tính toán các tham số trong khi đạn tên lửa DF-11 đã được dựng đứng chuẩn bị bắn.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo DF-11 (NATO định danh là CSS-7) được Tổng công ty tên lửa Sanjiang phát triển cho Quân đội Trung Quốc vào cuối những năm 1970. Đây hiện được xem là một trong những tên lửa đạn đạo tầm ngắn chủ lực của Trung Quốc (khoảng 500-600 quả được sản xuất). Trong ảnh, động cơ đẩy đánh lửa đưa quả đạn rời bệ phóng.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11 dài khoảng 11,25m, đường kính thân 0,86m, lắp đầu đạn cơ động cao, tầm bắn 300km hoặc 700km (biến thể DF-11A), hệ dẫn đường con quay hồi chuyển laser vòng kết hợp định vị vệ tinh Bắc Đầu cho độ chính xác cao.
Ngoài DF-11, Quân đội Trung Quốc còn triển khai bắn thử nghiệm tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21.