Theo Air Recognition, trong một đoạn phóng sự được truyền thông nhà nước Syria đăng tải gần đây cho thấy Không quân Syria đã bắt đầu trang bị tên lửa không đối không R-77 (AA-12 Adder) cho phi đội tiêm kích MiG-29 của nước này. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên kể từ khi Nội chiến Syria nổ ra MiG-29 được trang bị tên lửa không đối không R-77.Trong ảnh, MiG-29 của Không quân Syria được trang bị một tên lửa không đối không R-77 được treo trên giá phóng AKU-170E. Việc triển khai R-77 cho thấy thông tin Nga vừa thực hiện nâng cấp MiG-29 cho Syria là chính xác.Gói nâng cấp trên chủ yếu cho phép MiG-29 Syria có thể triển khai thêm nhiều loại vũ khí mới như tên lửa R-77 hay bom dẫn đường KAB-500, kết hợp với đó là hệ thống thiết bị điện tử mới giúp máy bay tăng khả năng tác chiến trên không lẫn tấn công mặt đất.Theo nhiều chuyên gia, phi đội MiG-29 của Không quân Syria được nâng cấp theo hướng MiG-29SMT - vốn là biến thể MiG-29 hiện đại nhất thế giới hiện nay đang được Không quân Nga sử dụng. Theo một số nguồn tài liệu, Syria đang sở hữu khoảng 30 chiếc MiG-29 với các biến thể MiG-29A, MiG-29SM và MiG-29UB.MiG-29 hiện tại được xem là "quốc bảo" của Không quân Syria. Từ đầu cuộc nội chiến cho tới nay nó hiếm khi xuất hiện ngay cả trong nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực trên không. Tuy nhiên giờ đây sau khi được Nga lột xác MiG-29 Syria đã trở lại với vai trò bảo vệ không phận của nước này.Tên lửa không đối không tầm trung R-77 cũng được đánh giá là sự bổ sung tuyệt vời cho MiG-29 cho phép máy bay tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới hơn 80km tùy vào biến thể và tối đa là hơn 100km.R-77 có thể được tích hợp trên hầu hết các dòng chiến đấu cơ của Nga và Liên Xô trước đây trong đó có cả MiG-29 tùy nhiên với biến thể MiG-29 của Syria thì nó cần phải được nâng cấp trước khi muốn mang theo loại tên lửa này. Đối trọng với R-77 chính là dòng tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM của Mỹ.Tên lửa R-77 tiêu chuẩn được trang bị radar chủ động 9B-1348E có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 20km. Radar có thể hoạt động ở 2 chế độ, nếu tấn công mục tiêu ở tầm gần tên lửa sẽ khóa mục tiêu ngay từ trên máy bay và hoạt động theo nguyên lý “bắn-quên”. Nếu tấn công các mục tiêu tầm xa tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính, cập nhật thông số về mục tiêu ở pha giữa, pha cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng radar chủ động. Trong ảnh là một chiếc MiG-29 của Nga mang theo 6 tên lửa R-77.
Theo Air Recognition, trong một đoạn phóng sự được truyền thông nhà nước Syria đăng tải gần đây cho thấy Không quân Syria đã bắt đầu trang bị tên lửa không đối không R-77 (AA-12 Adder) cho phi đội tiêm kích MiG-29 của nước này. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên kể từ khi Nội chiến Syria nổ ra MiG-29 được trang bị tên lửa không đối không R-77.
Trong ảnh, MiG-29 của Không quân Syria được trang bị một tên lửa không đối không R-77 được treo trên giá phóng AKU-170E. Việc triển khai R-77 cho thấy thông tin Nga vừa thực hiện nâng cấp MiG-29 cho Syria là chính xác.
Gói nâng cấp trên chủ yếu cho phép MiG-29 Syria có thể triển khai thêm nhiều loại vũ khí mới như tên lửa R-77 hay bom dẫn đường KAB-500, kết hợp với đó là hệ thống thiết bị điện tử mới giúp máy bay tăng khả năng tác chiến trên không lẫn tấn công mặt đất.
Theo nhiều chuyên gia, phi đội MiG-29 của Không quân Syria được nâng cấp theo hướng MiG-29SMT - vốn là biến thể MiG-29 hiện đại nhất thế giới hiện nay đang được Không quân Nga sử dụng. Theo một số nguồn tài liệu, Syria đang sở hữu khoảng 30 chiếc MiG-29 với các biến thể MiG-29A, MiG-29SM và MiG-29UB.
MiG-29 hiện tại được xem là "quốc bảo" của Không quân Syria. Từ đầu cuộc nội chiến cho tới nay nó hiếm khi xuất hiện ngay cả trong nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực trên không. Tuy nhiên giờ đây sau khi được Nga lột xác MiG-29 Syria đã trở lại với vai trò bảo vệ không phận của nước này.
Tên lửa không đối không tầm trung R-77 cũng được đánh giá là sự bổ sung tuyệt vời cho MiG-29 cho phép máy bay tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới hơn 80km tùy vào biến thể và tối đa là hơn 100km.
R-77 có thể được tích hợp trên hầu hết các dòng chiến đấu cơ của Nga và Liên Xô trước đây trong đó có cả MiG-29 tùy nhiên với biến thể MiG-29 của Syria thì nó cần phải được nâng cấp trước khi muốn mang theo loại tên lửa này. Đối trọng với R-77 chính là dòng tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM của Mỹ.
Tên lửa R-77 tiêu chuẩn được trang bị radar chủ động 9B-1348E có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 20km. Radar có thể hoạt động ở 2 chế độ, nếu tấn công mục tiêu ở tầm gần tên lửa sẽ khóa mục tiêu ngay từ trên máy bay và hoạt động theo nguyên lý “bắn-quên”. Nếu tấn công các mục tiêu tầm xa tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính, cập nhật thông số về mục tiêu ở pha giữa, pha cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng radar chủ động. Trong ảnh là một chiếc MiG-29 của Nga mang theo 6 tên lửa R-77.