Tháng 2/1968, tại Hà Lan đã diễn ra một cuộc đọ sức quyết liệt giữa hai loại xe tăng của hai quốc gia đồng minh thân cận khối NATO nhằm giành lấy một hợp đồng từ Amsterdam. Đó là hai chiếc xe tăng mạnh nhất khối quân sự NATO tại châu Âu thời bấy giờ - Leopard 1 (Đức) và Chieftain (Anh). Nguồn ảnh: QQQuân đội Hà Lan lúc bấy giờ muốn thay thế mẫu tăng hạng trung Centurion do Anh sản xuất. Nếu như Leopard 1 không có mặt lúc bấy giờ thì chắc chắn Hà Lan sẽ chọn Chieftain. Ảnh: Hai xe tăng Đức và Anh chạy trên thao trường thử nghiệm đánh giá. Nguồn ảnh: QQThời điểm đó, FV4201 Chieftain đã được giới chuyên gia thừa nhận là "xe tăng chiến đấu chủ lực ghê gớm nhất thế giới" với khẩu pháo đầy uy lực và giáp bảo vệ tiên tiến nhất, vượt trội cả tăng Liên Xô. Trong khi sức mạnh của Leopard 1 chủ yếu nghiêng về hỏa lực và cơ động. Thời kỳ này, vũ khí chống tăng đã phát triển vượt bậc, vì vậy giáp bảo vệ là cần thiết. Thế nên, ít ai có thể nghĩ rằng FV4201 thất bại trước Leopard 1. Nguồn ảnh: QQXe tăng chiến đấu chủ lực Chieftain có trọng lượng 55 tấn, dài 10,77m, rộng 3,66m, cao 2,9m. Trong khi Leopard 1 nhẹ hơn với trọng lượng 42 tấn, dài 9,54m, rộng 3,37m, cao 2,39m. Nguồn ảnh: QQVề mặt hỏa lực, trong khi xe tăng Leopard 1 chỉ được trang bị nòng pháo 105mm L7... Nguồn ảnh: QQ...thì Chieftain được vũ trang hẳn khẩu pháo rãnh xoắn 120mm L/55 uy lực nhất khối NATO thời bấy giờ. Với pháo 120mm, Chieftain thừa sức hủy diệt thế hệ tăng T-54/55, T-62 và T-64 của Quân đội Liên Xô. Pháo 120mm trên tăng Anh có thể tiêu diệt tăng địch bằng đạn xuyên APDS ở cự ly tối đa đến 3.000m, tốc độ bắn tối đa đến 10 phát/phút. Nguồn ảnh: QQRõ ràng nếu so sánh về hỏa lực thì xe tăng mạnh nhất nước Anh vượt xa người Đức. Nguồn ảnh: QQVề giáp bảo vệ, Leopard 1 cũng hoàn toàn không có cửa so với chiếc xe tăng của người Anh. Vì phải hi sinh cho khả năng cơ động mà xe tăng Leopard 1 chỉ có lớp giáp trước dày tối đa 70mm được vát nghiêng hợp lý. Tuy nhiên, cơ bản thì lớp giáp này không thể chống nổi pháo chính 100mm D-10T2S của T-54 chứ chưa nói tới pháo 115mm U-5TS trên T-62 hay pháo 125mm của T-64 Liên Xô. Nguồn ảnh: QQGiáp hông và tháp pháo của Leopard 1 cũng rất mỏng, hầu như không thể nào chống được các loại súng chống tăng RPG hay tên lửa chống tăng kể cả là thế hệ đầu tiên. Nguồn ảnh: QQNgược lại, Chieftain là một cỗ tăng cứng cáp vô cùng, giáp trước có độ dày thực tế là 120mm, khi được vát nghiêng hợp lý thì được đánh giá là dày tương đương 388mm. Phần giáp tháp pháo dày thực tế 190mm được vát nghiêng tương đương 390mm. Nguồn ảnh: QQVới lớp giáp này, Chieftain tự tin đối chọi được với các dòng xe tăng Liên Xô. Rõ ràng, nếu xét về chỉ số hỏa lực, giáp bảo vệ thì tăng Anh ăn đứt tăng Đức. Tuy nhiên, cỗ siêu tăng của người Anh sau đó lại thất bại thảm hại trước Leopard 1 vì một lý do không ngờ. Nguồn ảnh: QQTheo đó, động cơ Leyland L60 trên xe tăng chủ lực Chieftain cung cấp không đủ công suất như quảng cáo, không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: QQCác bộ phận động lực khác trên xe cũng gặp nhiều vấn đề khi hoạt động tác chiến. Tốc độ tối đa mà xe tăng Chieftain đạt được chỉ khoảng 48km/h trên địa hình bằng phẳng - chậm hơn cả dòng T-54/55 cải tiến. Nguồn ảnh: QQTrong khi đó, xe tăng Leopard 1 nổi bật hoàn toàn về khả năng cơ động khi tác chiến. Với động cơ 10 xi lanh MTU MB 838 Ca M500, Leopard 1 có khả năng duy trì tốc độ tối đa tới 70km/h trên đường bằng phẳng, dự trữ hành trình đến 600km (Chieftain chỉ đạt 500km). Ảnh: Chieftain thử nghiệm trên thực địa. Nguồn ảnh: QQĐộng cơ MTU trên Leopard 1 còn có ưu điểm là khởi động trong điều kiện nhiệt độ thấp, có thể thay thế chỉ trong vòng 20 phút trên chiến trường. Bộ phận truyền động gồm 7 bánh đỡ, 4 con lăn đảm bảo độ tin cậy cao. Xe tăng có khả năng lội nước sâu 5 mét trong điều kiện có chuẩn bị trước. Nguồn ảnh: QQCó lẽ chính vì sự thất bại của động cơ mà sau cùng người Hà Lan đã chọn xe tăng Leopard 1 làm chiếc tăng chủ lực của nước này suốt gần nửa thế kỷ sau đó. Tổng cộng Hà Lan đã mua gần 500 chiếc tăng Leopard 1 của Đức, một số lượng lớn tới năm 1980 được nâng cấp lên chuẩn 1A5 trang bị pháo 120mm. Trong khi tăng Chieftain dù tốt hơn hẳn nhưng cũng chỉ được 6 quốc gia chọn mua, còn Leopard 1 được gần 15 nước gồm nhiều nước châu Âu cùng sử dụng. Nguồn ảnh: QQ
Tháng 2/1968, tại Hà Lan đã diễn ra một cuộc đọ sức quyết liệt giữa hai loại xe tăng của hai quốc gia đồng minh thân cận khối NATO nhằm giành lấy một hợp đồng từ Amsterdam. Đó là hai chiếc xe tăng mạnh nhất khối quân sự NATO tại châu Âu thời bấy giờ - Leopard 1 (Đức) và Chieftain (Anh). Nguồn ảnh: QQ
Quân đội Hà Lan lúc bấy giờ muốn thay thế mẫu tăng hạng trung Centurion do Anh sản xuất. Nếu như Leopard 1 không có mặt lúc bấy giờ thì chắc chắn Hà Lan sẽ chọn Chieftain. Ảnh: Hai xe tăng Đức và Anh chạy trên thao trường thử nghiệm đánh giá. Nguồn ảnh: QQ
Thời điểm đó, FV4201 Chieftain đã được giới chuyên gia thừa nhận là "xe tăng chiến đấu chủ lực ghê gớm nhất thế giới" với khẩu pháo đầy uy lực và giáp bảo vệ tiên tiến nhất, vượt trội cả tăng Liên Xô. Trong khi sức mạnh của Leopard 1 chủ yếu nghiêng về hỏa lực và cơ động. Thời kỳ này, vũ khí chống tăng đã phát triển vượt bậc, vì vậy giáp bảo vệ là cần thiết. Thế nên, ít ai có thể nghĩ rằng FV4201 thất bại trước Leopard 1. Nguồn ảnh: QQ
Xe tăng chiến đấu chủ lực Chieftain có trọng lượng 55 tấn, dài 10,77m, rộng 3,66m, cao 2,9m. Trong khi Leopard 1 nhẹ hơn với trọng lượng 42 tấn, dài 9,54m, rộng 3,37m, cao 2,39m. Nguồn ảnh: QQ
Về mặt hỏa lực, trong khi xe tăng Leopard 1 chỉ được trang bị nòng pháo 105mm L7... Nguồn ảnh: QQ
...thì Chieftain được vũ trang hẳn khẩu pháo rãnh xoắn 120mm L/55 uy lực nhất khối NATO thời bấy giờ. Với pháo 120mm, Chieftain thừa sức hủy diệt thế hệ tăng T-54/55, T-62 và T-64 của Quân đội Liên Xô. Pháo 120mm trên tăng Anh có thể tiêu diệt tăng địch bằng đạn xuyên APDS ở cự ly tối đa đến 3.000m, tốc độ bắn tối đa đến 10 phát/phút. Nguồn ảnh: QQ
Rõ ràng nếu so sánh về hỏa lực thì xe tăng mạnh nhất nước Anh vượt xa người Đức. Nguồn ảnh: QQ
Về giáp bảo vệ, Leopard 1 cũng hoàn toàn không có cửa so với chiếc xe tăng của người Anh. Vì phải hi sinh cho khả năng cơ động mà xe tăng Leopard 1 chỉ có lớp giáp trước dày tối đa 70mm được vát nghiêng hợp lý. Tuy nhiên, cơ bản thì lớp giáp này không thể chống nổi pháo chính 100mm D-10T2S của T-54 chứ chưa nói tới pháo 115mm U-5TS trên T-62 hay pháo 125mm của T-64 Liên Xô. Nguồn ảnh: QQ
Giáp hông và tháp pháo của Leopard 1 cũng rất mỏng, hầu như không thể nào chống được các loại súng chống tăng RPG hay tên lửa chống tăng kể cả là thế hệ đầu tiên. Nguồn ảnh: QQ
Ngược lại, Chieftain là một cỗ tăng cứng cáp vô cùng, giáp trước có độ dày thực tế là 120mm, khi được vát nghiêng hợp lý thì được đánh giá là dày tương đương 388mm. Phần giáp tháp pháo dày thực tế 190mm được vát nghiêng tương đương 390mm. Nguồn ảnh: QQ
Với lớp giáp này, Chieftain tự tin đối chọi được với các dòng xe tăng Liên Xô. Rõ ràng, nếu xét về chỉ số hỏa lực, giáp bảo vệ thì tăng Anh ăn đứt tăng Đức. Tuy nhiên, cỗ siêu tăng của người Anh sau đó lại thất bại thảm hại trước Leopard 1 vì một lý do không ngờ. Nguồn ảnh: QQ
Theo đó, động cơ Leyland L60 trên xe tăng chủ lực Chieftain cung cấp không đủ công suất như quảng cáo, không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: QQ
Các bộ phận động lực khác trên xe cũng gặp nhiều vấn đề khi hoạt động tác chiến. Tốc độ tối đa mà xe tăng Chieftain đạt được chỉ khoảng 48km/h trên địa hình bằng phẳng - chậm hơn cả dòng T-54/55 cải tiến. Nguồn ảnh: QQ
Trong khi đó, xe tăng Leopard 1 nổi bật hoàn toàn về khả năng cơ động khi tác chiến. Với động cơ 10 xi lanh MTU MB 838 Ca M500, Leopard 1 có khả năng duy trì tốc độ tối đa tới 70km/h trên đường bằng phẳng, dự trữ hành trình đến 600km (Chieftain chỉ đạt 500km). Ảnh: Chieftain thử nghiệm trên thực địa. Nguồn ảnh: QQ
Động cơ MTU trên Leopard 1 còn có ưu điểm là khởi động trong điều kiện nhiệt độ thấp, có thể thay thế chỉ trong vòng 20 phút trên chiến trường. Bộ phận truyền động gồm 7 bánh đỡ, 4 con lăn đảm bảo độ tin cậy cao. Xe tăng có khả năng lội nước sâu 5 mét trong điều kiện có chuẩn bị trước. Nguồn ảnh: QQ
Có lẽ chính vì sự thất bại của động cơ mà sau cùng người Hà Lan đã chọn xe tăng Leopard 1 làm chiếc tăng chủ lực của nước này suốt gần nửa thế kỷ sau đó. Tổng cộng Hà Lan đã mua gần 500 chiếc tăng Leopard 1 của Đức, một số lượng lớn tới năm 1980 được nâng cấp lên chuẩn 1A5 trang bị pháo 120mm. Trong khi tăng Chieftain dù tốt hơn hẳn nhưng cũng chỉ được 6 quốc gia chọn mua, còn Leopard 1 được gần 15 nước gồm nhiều nước châu Âu cùng sử dụng. Nguồn ảnh: QQ