Các diễn đàn mạng quốc tế mới đây đã đăng tải một số hình ảnh rõ nét nhất về máy bay huấn luyện sơ cấp thế hệ mới dành cho Không quân Nga Yak-152.
Yak-152 được phát triển với sự phối hợp giữa Tổng công ty Irkut, Yakovlev và Tập đoàn Công nghiệp hàng không Hồng Du (Trung Quốc). Dự kiến, mẫu thử nghiệm đầu tiên Yak-152 sẽ bay lần đầu trong năm 2015 và và chính thức phục vụ tháng 11/2016. Trong khi biến thể dành cho Trung Quốc mang tên Hồng Du L-7 sẽ bắt đầu phục vụ từ cuối năm 2016 hoặc là đầu 2017.
Theo nhà sản xuất, việc lắp ráp 4 mẫu thử Yak-152 đã bắt đầu từ tháng 9/2014, dự kiến việc chuyển giao để bay thử sẽ được thực hiện vào tháng 10/2015. Yak-152 sẽ có tuổi thọ phục vụ lên tới 30 năm.
Đặc biệt, Yak-152 được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vốn chỉ thấy trên các tiêm kích phản lực thế hệ 4-5. Dễ nhận thấy nhất đó là buồng lái của Yak-152 được số hóa, tiện nghi, tiện dụng. Trong ảnh, bảng điều khiển buồng lái trước đơn giản nhưng hiện đại của Yak-152 với 2 màn hình màu.
Buồng lái sau dành cho giáo viên bay cũng bố trí 2 màn hình màu. Cả hai phi công đều được trang bị ghế phóng thoát hiểm SKS-94M
Yak-152 được trang bị một động cơ tuốc bin cánh quạt do Đức sản xuất, cánh quạt 3 lá cho tốc độ bay tối đa 500km/h, trần bay 4.000m, tầm bay 1.400km.
Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay khoảng 1,32 tấn, tải trọng nhiên liệu 200kg.
Các diễn đàn mạng quốc tế mới đây đã đăng tải một số hình ảnh rõ nét nhất về máy bay huấn luyện sơ cấp thế hệ mới dành cho Không quân Nga Yak-152.
Yak-152 được phát triển với sự phối hợp giữa Tổng công ty Irkut, Yakovlev và Tập đoàn Công nghiệp hàng không Hồng Du (Trung Quốc). Dự kiến, mẫu thử nghiệm đầu tiên Yak-152 sẽ bay lần đầu trong năm 2015 và và chính thức phục vụ tháng 11/2016. Trong khi biến thể dành cho Trung Quốc mang tên Hồng Du L-7 sẽ bắt đầu phục vụ từ cuối năm 2016 hoặc là đầu 2017.
Theo nhà sản xuất, việc lắp ráp 4 mẫu thử Yak-152 đã bắt đầu từ tháng 9/2014, dự kiến việc chuyển giao để bay thử sẽ được thực hiện vào tháng 10/2015. Yak-152 sẽ có tuổi thọ phục vụ lên tới 30 năm.
Đặc biệt, Yak-152 được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vốn chỉ thấy trên các tiêm kích phản lực thế hệ 4-5. Dễ nhận thấy nhất đó là buồng lái của Yak-152 được số hóa, tiện nghi, tiện dụng. Trong ảnh, bảng điều khiển buồng lái trước đơn giản nhưng hiện đại của Yak-152 với 2 màn hình màu.
Buồng lái sau dành cho giáo viên bay cũng bố trí 2 màn hình màu. Cả hai phi công đều được trang bị ghế phóng thoát hiểm SKS-94M
Yak-152 được trang bị một động cơ tuốc bin cánh quạt do Đức sản xuất, cánh quạt 3 lá cho tốc độ bay tối đa 500km/h, trần bay 4.000m, tầm bay 1.400km.
Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay khoảng 1,32 tấn, tải trọng nhiên liệu 200kg.