Theo Bộ Quốc phòng Nga, đại diện các đội thi tham gia “Trung đội dù” - một trong những phần thi thuộc Army Game-2016 gồm Iran, Ai Cập và Venezuela vừa có đợt huấn luyện ngắn ngày sử dụng mẫu dù D-10 của lính dù Nga trước khi chính thức tham gia phần thi này.Được biết đây là lần đầu tiên Iran cử đại diện tham gia hội thao quân sự Army Game do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức, và nước này cũng chỉ tham gia một số phần thi nhất định.Trong khi Iran và một số quốc gia sử dụng mẫu dù mới D-10 của Nga thì các quốc gia khác như Kazakhstan và Belarus lại sử dụng mẫu dù cũ D-6, còn Trung Quốc là mẫu dù Sanbin-9 do nước này tự phát triển.Theo quy định của cuộc thi, mỗi đội đều có quyền tự do sử dụng mẫu dù và trang bị tiêu chuẩn của riêng mình, nếu không sẽ phải sử dụng các trang thiết bị tiêu chuẩn do nước chủ nhà là Nga cung cấp và các trang bị này cũng được đại diện của Nga sử dụng.Do đó một khóa huấn luyện ngắn sẽ rất cần thiết để binh sĩ các nước làm quen với mẫu dù D-10 của Nga trong đó bao gồm cách sử dụng hay xử lý các tình huống khẩn cấp trong quá trình triển khai D-10.Bên cạnh D-10, lính dù Iran còn được cấp vũ khí tiêu chuẩn là súng trường tấn công Ak-74M của Nga khi tham gia “Trung đội dù”.Sau các bài thực hành trên mặt đất, đại diện các nước sẽ có đợt huấn luyện nhảy dù thực tế với D-10 từ trực thăng vận tải Mi-8 ở độ cao 800m. Trong khi đó lễ khai mạc các phần thi đầu tiên của Army Game-2016 sẽ diễn ra vào ngày 3/8 tới.Trong ảnh là lính dù Iran làm quen với trang bị của lính dù Nga.Để đảm bảo an toàn mội đội thi cũng sẽ có hai huấn luyện viên của Nga đi kèm trong suốt quá trình diễn ra phần thi “Trung đội dù”.Hình ảnh một lính dù Iran học cách buộc khẩu Ak-74M của mình để chuẩn bị thực hành nhảy tiếp đất.Binh sĩ Nga hướng dẫn cho một sĩ quan Iran các cơ chế của khẩu Ak-74M.Khoảng khắc “Selfie” của các sĩ quan Iran trong huấn luyện.Trong ảnh là một đơn vị lính dù Nga tham gia huấn luyện tiếp đất cùng với các binh sĩ Iran.Một lính dù Nga làm mẫu cho các đồng nghiệp Iran, còn phía Iran cũng không quên quay phim lại buổi huấn luyện.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, đại diện các đội thi tham gia “Trung đội dù” - một trong những phần thi thuộc Army Game-2016 gồm Iran, Ai Cập và Venezuela vừa có đợt huấn luyện ngắn ngày sử dụng mẫu dù D-10 của lính dù Nga trước khi chính thức tham gia phần thi này.
Được biết đây là lần đầu tiên Iran cử đại diện tham gia hội thao quân sự Army Game do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức, và nước này cũng chỉ tham gia một số phần thi nhất định.
Trong khi Iran và một số quốc gia sử dụng mẫu dù mới D-10 của Nga thì các quốc gia khác như Kazakhstan và Belarus lại sử dụng mẫu dù cũ D-6, còn Trung Quốc là mẫu dù Sanbin-9 do nước này tự phát triển.
Theo quy định của cuộc thi, mỗi đội đều có quyền tự do sử dụng mẫu dù và trang bị tiêu chuẩn của riêng mình, nếu không sẽ phải sử dụng các trang thiết bị tiêu chuẩn do nước chủ nhà là Nga cung cấp và các trang bị này cũng được đại diện của Nga sử dụng.
Do đó một khóa huấn luyện ngắn sẽ rất cần thiết để binh sĩ các nước làm quen với mẫu dù D-10 của Nga trong đó bao gồm cách sử dụng hay xử lý các tình huống khẩn cấp trong quá trình triển khai D-10.
Bên cạnh D-10, lính dù Iran còn được cấp vũ khí tiêu chuẩn là súng trường tấn công Ak-74M của Nga khi tham gia “Trung đội dù”.
Sau các bài thực hành trên mặt đất, đại diện các nước sẽ có đợt huấn luyện nhảy dù thực tế với D-10 từ trực thăng vận tải Mi-8 ở độ cao 800m. Trong khi đó lễ khai mạc các phần thi đầu tiên của Army Game-2016 sẽ diễn ra vào ngày 3/8 tới.
Trong ảnh là lính dù Iran làm quen với trang bị của lính dù Nga.
Để đảm bảo an toàn mội đội thi cũng sẽ có hai huấn luyện viên của Nga đi kèm trong suốt quá trình diễn ra phần thi “Trung đội dù”.
Hình ảnh một lính dù Iran học cách buộc khẩu Ak-74M của mình để chuẩn bị thực hành nhảy tiếp đất.
Binh sĩ Nga hướng dẫn cho một sĩ quan Iran các cơ chế của khẩu Ak-74M.
Khoảng khắc “Selfie” của các sĩ quan Iran trong huấn luyện.
Trong ảnh là một đơn vị lính dù Nga tham gia huấn luyện tiếp đất cùng với các binh sĩ Iran.
Một lính dù Nga làm mẫu cho các đồng nghiệp Iran, còn phía Iran cũng không quên quay phim lại buổi huấn luyện.