Izvestia dẫn lời ông Pavel Budagov - Tổng giám đốc công ty cổ phần “Nhà máy chế tạo dụng cụ đo lường quốc gia Rjazan” GRPZ (thành viên của Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện tử) cho biết: “Phi công trực thăng tấn công Mi-28NM (còn được biết đến là “sản phẩm 296”, hay là “Siêu thợ săn đêm”) sẽ nhận được các hệ thống chỉ thị mục tiêu và thông tin đi kèm NSTsI-V gắn trên mũ bay.Các trang bị hiện đại nhất sử dụng nguyên tắc hiện thực được bổ sung (khi thông tin đi kèm hiện lên ngay trên hình ảnh đang được nhìn thấy) sẽ cho phép phi công không phải nhìn lên bảng đồng hồ và bảng hiển thị trong khoang lái mà vẫn có được thông tin về lái, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu.Pavel Budagov thông báo cho báo Izvestia: “GRPZ và nhà máy chế tạo trực thăng Moscow đang hoàn tất thử nghiệm liên ngành đối với Mi-28NM cùng với hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Có thể so sánh hệ thống của chúng tôi với bảng hiển thị toàn bộ thông tin cần thiết ngay trước mắt phi công. NSTsI-V phải hỗ trợ nâng cao hơn việc nắm chắc tình hình bằng cách đưa ra thông tin về lái, dẫn đường và mục tiêu cần thiết mà không bắt phi công phải tách ra khỏi tình hình lúc đó, không phải đưa mắt sang bảng đồng hồ và các hiển thị trong buồng lái”.Hệ thống NSTsI-V sử dụng nguyên tắc hiện thực được bổ sung, tương tự như phương pháp được dùng trong trò chơi phổ biến PokemonGo, khi mà quang cảnh mà con người nhìn thấy được kết hợp với thông tin trong thế giới ảo. Toàn bộ thông tin mà phi công cần ở thời điểm đang diễn ra được tia lade chiếu lên lưỡi trai mũ bay. Ví dụ, ban đêm hay khi tầm nhìn hạn chế trên màn hình mũ bay hiện ra hình ảnh hồng ngoại truyền từ hệ thống quang - điện tử trên máy bay, hình ảnh từ các thiết bị quan trắc đêm gắn trên mũ bay hoặc hình ảnh tích hợp của địa hình mặt đất tại chỗ.Người tiếp chuyện báo “Izvestia” giải thích: “Trung tâm đang hoàn tất việc lắp ráp mô hình buồng lái Mi-28NM (trong ảnh là buồng lái hiện đại của Mi-28NM). Sau đó sẽ tiến hành các thử nghiệm tổng hợp, qua đó sẽ đánh giá ảnh hưởng của hệ thống này đến khả năng làm việc và sự mệt mỏi của tổ lái. Đây là một sản phẩm hoàn toàn mới, và tạm thời chúng tôi không rõ, các phi công sẽ có được sự thuận lợi ra sao khi làm việc với NSTsI-V. Và liệu việc sử dụng các thiết bị này có dẫn đến các hiệu quả tiêu cực hay sự cố bay hay không”.Theo nhà lịch sử quân sự Dmitriy Boltenkov, việc chế tạo các hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ bay là một trong những xu hướng trong ngành chế tạo máy bay. “Hiện nay hệ thống TopOWL tương tự do tập đoàn Thales nghiên và chế tạo đã được sử dụng trên các trực thăng vận tải NH-90 và trực thăng tấn công Tiger. Hệ thống này đã được các lực lượng vũ trang Pháp và Italy đưa vào trang bị và đã tỏ rõ ưu việt trong chiến dịch ở Afganistan. Hiệu quả sử dụng vũ khí có điều khiển ban đêm tăng lên mấy lần. Các phi công cũng dễ dàng thực hiện các chuyến bay đêm hơn nhiều khi dùng chế độ bay theo độ cao nhất định cách khỏi địa hình, khi trực thăng bay ở độ cao cực thấp để tránh sự theo dõi của đối phương mà vẫn tránh được các vật cản các loại”.Mi-28NM là phiên bản cải tiến mạnh trên cơ sở mẫu Mi-28N "Night Hunter" (Thợ săn đêm) với khả năng tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm bằng sự nâng cấp mạnh mẽ trang bị cảm biến, radar.Trực thăng tấn công Mi-28NM được trang bị radar sóng mm trên đỉnh cánh quạt chính, camera-TV hồng ngoại và đo xa laser.Ngoài ra, trực thăng tấn công Mi-28NM còn nhận được nâng cấp đáng giá là thay cặp động cơ TV3-117VMA-SB3 vốn do Ukraine sản xuất bằng mẫu VK-2500 mạnh không kém do Nga sản xuất. Qua đó, cơ bản là CNQP Nga đã làm chủ được phần lớn linh kiện trên trực thăng Mi-28NM và các dòng máy bay khác, không còn liên quan tới Ukraine.Việc trang bị động cơ mới khiến tải trọng của máy bay tăng lên đáng kể, đến 2,35 tấn vũ khí trang bị gồm: Đến 16 tên lửa chống tăng Ataka-V và 40 rocket S-8 hoặc 16 Ataka-V và 10 rocket S-13 hoặc 16 Ataka-V và 2 pháo thuyền Gsh-23L 23mm nòng kép (mỗi pháo thuyền có cơ số 250 viên đạn) hoặc có thể chọn lựa mang 8 tên lửa không đối không Igla-V và R-73. Ảnh: Mi-28N bắn thử nghiệm pháo 30mm.
Izvestia dẫn lời ông Pavel Budagov - Tổng giám đốc công ty cổ phần “Nhà máy chế tạo dụng cụ đo lường quốc gia Rjazan” GRPZ (thành viên của Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện tử) cho biết: “Phi công trực thăng tấn công Mi-28NM (còn được biết đến là “sản phẩm 296”, hay là “Siêu thợ săn đêm”) sẽ nhận được các hệ thống chỉ thị mục tiêu và thông tin đi kèm NSTsI-V gắn trên mũ bay.
Các trang bị hiện đại nhất sử dụng nguyên tắc hiện thực được bổ sung (khi thông tin đi kèm hiện lên ngay trên hình ảnh đang được nhìn thấy) sẽ cho phép phi công không phải nhìn lên bảng đồng hồ và bảng hiển thị trong khoang lái mà vẫn có được thông tin về lái, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu.
Pavel Budagov thông báo cho báo Izvestia: “GRPZ và nhà máy chế tạo trực thăng Moscow đang hoàn tất thử nghiệm liên ngành đối với Mi-28NM cùng với hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Có thể so sánh hệ thống của chúng tôi với bảng hiển thị toàn bộ thông tin cần thiết ngay trước mắt phi công. NSTsI-V phải hỗ trợ nâng cao hơn việc nắm chắc tình hình bằng cách đưa ra thông tin về lái, dẫn đường và mục tiêu cần thiết mà không bắt phi công phải tách ra khỏi tình hình lúc đó, không phải đưa mắt sang bảng đồng hồ và các hiển thị trong buồng lái”.
Hệ thống NSTsI-V sử dụng nguyên tắc hiện thực được bổ sung, tương tự như phương pháp được dùng trong trò chơi phổ biến PokemonGo, khi mà quang cảnh mà con người nhìn thấy được kết hợp với thông tin trong thế giới ảo. Toàn bộ thông tin mà phi công cần ở thời điểm đang diễn ra được tia lade chiếu lên lưỡi trai mũ bay. Ví dụ, ban đêm hay khi tầm nhìn hạn chế trên màn hình mũ bay hiện ra hình ảnh hồng ngoại truyền từ hệ thống quang - điện tử trên máy bay, hình ảnh từ các thiết bị quan trắc đêm gắn trên mũ bay hoặc hình ảnh tích hợp của địa hình mặt đất tại chỗ.
Người tiếp chuyện báo “Izvestia” giải thích: “Trung tâm đang hoàn tất việc lắp ráp mô hình buồng lái Mi-28NM (trong ảnh là buồng lái hiện đại của Mi-28NM). Sau đó sẽ tiến hành các thử nghiệm tổng hợp, qua đó sẽ đánh giá ảnh hưởng của hệ thống này đến khả năng làm việc và sự mệt mỏi của tổ lái. Đây là một sản phẩm hoàn toàn mới, và tạm thời chúng tôi không rõ, các phi công sẽ có được sự thuận lợi ra sao khi làm việc với NSTsI-V. Và liệu việc sử dụng các thiết bị này có dẫn đến các hiệu quả tiêu cực hay sự cố bay hay không”.
Theo nhà lịch sử quân sự Dmitriy Boltenkov, việc chế tạo các hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ bay là một trong những xu hướng trong ngành chế tạo máy bay. “Hiện nay hệ thống TopOWL tương tự do tập đoàn Thales nghiên và chế tạo đã được sử dụng trên các trực thăng vận tải NH-90 và trực thăng tấn công Tiger. Hệ thống này đã được các lực lượng vũ trang Pháp và Italy đưa vào trang bị và đã tỏ rõ ưu việt trong chiến dịch ở Afganistan. Hiệu quả sử dụng vũ khí có điều khiển ban đêm tăng lên mấy lần. Các phi công cũng dễ dàng thực hiện các chuyến bay đêm hơn nhiều khi dùng chế độ bay theo độ cao nhất định cách khỏi địa hình, khi trực thăng bay ở độ cao cực thấp để tránh sự theo dõi của đối phương mà vẫn tránh được các vật cản các loại”.
Mi-28NM là phiên bản cải tiến mạnh trên cơ sở mẫu Mi-28N "Night Hunter" (Thợ săn đêm) với khả năng tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm bằng sự nâng cấp mạnh mẽ trang bị cảm biến, radar.
Trực thăng tấn công Mi-28NM được trang bị radar sóng mm trên đỉnh cánh quạt chính, camera-TV hồng ngoại và đo xa laser.
Ngoài ra, trực thăng tấn công Mi-28NM còn nhận được nâng cấp đáng giá là thay cặp động cơ TV3-117VMA-SB3 vốn do Ukraine sản xuất bằng mẫu VK-2500 mạnh không kém do Nga sản xuất. Qua đó, cơ bản là CNQP Nga đã làm chủ được phần lớn linh kiện trên trực thăng Mi-28NM và các dòng máy bay khác, không còn liên quan tới Ukraine.
Việc trang bị động cơ mới khiến tải trọng của máy bay tăng lên đáng kể, đến 2,35 tấn vũ khí trang bị gồm: Đến 16 tên lửa chống tăng Ataka-V và 40 rocket S-8 hoặc 16 Ataka-V và 10 rocket S-13 hoặc 16 Ataka-V và 2 pháo thuyền Gsh-23L 23mm nòng kép (mỗi pháo thuyền có cơ số 250 viên đạn) hoặc có thể chọn lựa mang 8 tên lửa không đối không Igla-V và R-73. Ảnh: Mi-28N bắn thử nghiệm pháo 30mm.