Ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng của Military-Today là đại diện đến từ Italia - mẫu tàu hộ vệ lớp Carlo Bergamini vốn cũng là người anh em với thiết kế Aquitaine của Pháp. Cả hai lớp tàu chiến này đều được xây dựng dựa trên chương trình hợp tác phát triển tàu hộ vệ đa năng giữa Pháp và Italia.Thiết kế của Carlo Bergamini hoàn toàn là một tàu khu trục nhưng nó vẫn được xếp vào mẫu tàu hộ vệ do yếu tố chính trị. Và là một mẫu tàu chiến đa nhiệm nên Carlo Bergamini có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, dù vậy nó vẫn thiên về khả năng chống ngầm hơn là chống hạm hay tấn công mặt đất như Aquitaine của Pháp.Hệ thống vũ khí trên Carlo Bergamini có phần nhỉnh hơn Aquitaine với tên lửa phòng không trên hạm Aster-15 và Aster-30, tên lửa chống hạm OTOMAT, tên lửa chống ngầm MILAS và ngư lôi hạng nhẹ MU90 Impact. Tuy nhiên Carlo Bergamini lại không được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất như Aquitaine khiến việc lựa chọn mục tiêu của nó cũng bị hạn chế đáng kể.Mẫu tàu hộ vệ tiếp theo cũng đến từ Châu Âu là Fridtjof Nansen của Na Uy. Nó được phát triển dựa trên mẫu tàu hộ vệ Alvaro de Bazan của Hải quân Tây Ban Nha. Hải quân Na Uy hiện tại có trong biên chế năm tàu Fridtjof Nansen tất cả đều được đóng mới tại Tây Ban Nha với chiếc đầu tiên được bàn giao là vào năm 2006.Fridtjof Nansen được thiết kế như mẫu tàu hộ vệ đa năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tác chiến chống ngầm, chống hạm, tấn công mặt đất và phòng không hạm đội. Điểm hạn chế trong thiết kế của Fridtjof Nansen là khả năng tàng hình chưa thật sự tốt của nó.Kho vũ khí trên Fridtjof Nansen bị cắt giảm khá nhiều so với Alvaro de Bazan, nó chỉ được trang bị tên lửa phòng không trên hạm RIM-162 ESSM, tên lửa chống hạm Kongsberg NSM và tên lửa hành trình tấn công mặt đất không rõ chủng loại. Vũ khí chống ngầm của nó cũng khá hạn chế với ngư lôi chống ngầm Sting Ray.Vị trí thứ 8 thuộc về mẫu tàu hộ vệ tàng hình lớp Shivalik của Hải quân Ấn Độ. Đây cũng là một trong nhưng tàu chiến hiệu đại nhất của nước này, nó được đưa vào trang bị từ năm 2010 với ba chiếc đã được hoàn thiện. Dù có kích thước như một tàu khu trục nhưng hệ thống vũ khí của Shivalik bị đánh giá khá ít ỏi nên nó vẫn được xếp vào lớp tàu hộ vệ.Dù vậy hệ thống vũ khí trên Shivalik vẫn thật sự đáng sợ ngay cả khi nó chỉ mang theo 8 tên lửa hành trình siêu âm BrahMos hoặc tên lửa hành trình chống hạm Klub-N, đó là còn chưa kể tới dàn tên lửa phòng không trên hạm Barak-1 và Shtil-1 của mẫu tàu hộ vệ này. Vũ khí chống ngầm chính của nó là các ngư lôi 533mm và tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000.Với hệ thống vũ khí như trên, Shivalik vẫn có thể đối đầu với các tàu chiến cỡ lớn của Trung Quốc hay thậm chí là cả Phương Tây khi nó sở hữu BrahMos. Tuy nhiên công nghệ radar của Shivalik bị đánh giá là lỗi thời và không có khả năng tác chiến cùng một lúc với nhiều mục tiêu khác nhau.Trong bảng danh sách của Military-Today cũng có một đại diện đến từ Trung Quốc là tàu hộ vệ tàng hình Type 054A. Cho đến năm 2016, Trung Quốc đã đưa vào trang bị tới 21 chiếc Type 054A chỉ trong vòng 8 năm và còn tới hơn ba chiếc khác vẫn đang được đóng mới.Type 054A là mẫu tàu chiến đa nhiệm có thể thực hiện mọi nhiệm vụ tác chiến trên biển nhưng thiên về khả năng phòng không hạm đội, tất nhiên như mọi loại tàu chiến khác của Trung Quốc nó cũng được trang bị cả vũ khí chống hạm và chống ngầm. Hệ thống radar của Type 054A có thể theo dõi đồng thời 40 mục tiêu cùng một lúc nhưng chỉ có tầm hoạt động 120km.Hệ thống vũ khí trên Type 054A được đánh giá là khá đồ sộ với tên lửa phòng không trên hạm, tên lửa chống hạm YJ-83, ngư lôi chống ngầm YU-7 và tổ hợp rocket chống ngầm Type 87.Đứng vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng là tàu hộ vệ lớp Đô đốc Grigorovich của Hải quân Nga. Đây cũng là nền tảng để Ấn Độ phát triển lớp tàu hộ vệ Shivalik do về thiết kế chung chúng khá giống nhau. Về thiết kế tàu Đô đốc Grigorovich cũng là lớp tàu chiến đa nhiệm với khả năng tác chiến chống hạm, phòng không, chống ngầm và tấn công mặt đất.Giống như tàu Shivalik của Ấn Độ, hệ thống trang thiết bị điện tử trên Đô đốc Grigorovich không được đánh giá cao nhưng bù lại nó lại sở hữu dàn vũ khí khủng vượt trội hơn so với một số lớp tàu hộ vệ của Phương Tây. Lớp tàu Đô đốc Grigorovich cũng là một trong những lớp tàu chiến hiện đại đầu tiên của Hải quân Nga sau khi Liên Xô tan rã.Đô đốc Grigorovich được trang bị tên lửa hành trình Kalibr, tên lửa chống hạm siêu âm Oniks, đi kèm với đó là tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Shtil-1. Còn về vũ khí chống ngầm nó được trang bị ngư lôi hạng nặng 533m và tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000.
Ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng của Military-Today là đại diện đến từ Italia - mẫu tàu hộ vệ lớp Carlo Bergamini vốn cũng là người anh em với thiết kế Aquitaine của Pháp. Cả hai lớp tàu chiến này đều được xây dựng dựa trên chương trình hợp tác phát triển tàu hộ vệ đa năng giữa Pháp và Italia.
Thiết kế của Carlo Bergamini hoàn toàn là một tàu khu trục nhưng nó vẫn được xếp vào mẫu tàu hộ vệ do yếu tố chính trị. Và là một mẫu tàu chiến đa nhiệm nên Carlo Bergamini có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, dù vậy nó vẫn thiên về khả năng chống ngầm hơn là chống hạm hay tấn công mặt đất như Aquitaine của Pháp.
Hệ thống vũ khí trên Carlo Bergamini có phần nhỉnh hơn Aquitaine với tên lửa phòng không trên hạm Aster-15 và Aster-30, tên lửa chống hạm OTOMAT, tên lửa chống ngầm MILAS và ngư lôi hạng nhẹ MU90 Impact. Tuy nhiên Carlo Bergamini lại không được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất như Aquitaine khiến việc lựa chọn mục tiêu của nó cũng bị hạn chế đáng kể.
Mẫu tàu hộ vệ tiếp theo cũng đến từ Châu Âu là Fridtjof Nansen của Na Uy. Nó được phát triển dựa trên mẫu tàu hộ vệ Alvaro de Bazan của Hải quân Tây Ban Nha. Hải quân Na Uy hiện tại có trong biên chế năm tàu Fridtjof Nansen tất cả đều được đóng mới tại Tây Ban Nha với chiếc đầu tiên được bàn giao là vào năm 2006.
Fridtjof Nansen được thiết kế như mẫu tàu hộ vệ đa năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tác chiến chống ngầm, chống hạm, tấn công mặt đất và phòng không hạm đội. Điểm hạn chế trong thiết kế của Fridtjof Nansen là khả năng tàng hình chưa thật sự tốt của nó.
Kho vũ khí trên Fridtjof Nansen bị cắt giảm khá nhiều so với Alvaro de Bazan, nó chỉ được trang bị tên lửa phòng không trên hạm RIM-162 ESSM, tên lửa chống hạm Kongsberg NSM và tên lửa hành trình tấn công mặt đất không rõ chủng loại. Vũ khí chống ngầm của nó cũng khá hạn chế với ngư lôi chống ngầm Sting Ray.
Vị trí thứ 8 thuộc về mẫu tàu hộ vệ tàng hình lớp Shivalik của Hải quân Ấn Độ. Đây cũng là một trong nhưng tàu chiến hiệu đại nhất của nước này, nó được đưa vào trang bị từ năm 2010 với ba chiếc đã được hoàn thiện. Dù có kích thước như một tàu khu trục nhưng hệ thống vũ khí của Shivalik bị đánh giá khá ít ỏi nên nó vẫn được xếp vào lớp tàu hộ vệ.
Dù vậy hệ thống vũ khí trên Shivalik vẫn thật sự đáng sợ ngay cả khi nó chỉ mang theo 8 tên lửa hành trình siêu âm BrahMos hoặc tên lửa hành trình chống hạm Klub-N, đó là còn chưa kể tới dàn tên lửa phòng không trên hạm Barak-1 và Shtil-1 của mẫu tàu hộ vệ này. Vũ khí chống ngầm chính của nó là các ngư lôi 533mm và tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000.
Với hệ thống vũ khí như trên, Shivalik vẫn có thể đối đầu với các tàu chiến cỡ lớn của Trung Quốc hay thậm chí là cả Phương Tây khi nó sở hữu BrahMos. Tuy nhiên công nghệ radar của Shivalik bị đánh giá là lỗi thời và không có khả năng tác chiến cùng một lúc với nhiều mục tiêu khác nhau.
Trong bảng danh sách của Military-Today cũng có một đại diện đến từ Trung Quốc là tàu hộ vệ tàng hình Type 054A. Cho đến năm 2016, Trung Quốc đã đưa vào trang bị tới 21 chiếc Type 054A chỉ trong vòng 8 năm và còn tới hơn ba chiếc khác vẫn đang được đóng mới.
Type 054A là mẫu tàu chiến đa nhiệm có thể thực hiện mọi nhiệm vụ tác chiến trên biển nhưng thiên về khả năng phòng không hạm đội, tất nhiên như mọi loại tàu chiến khác của Trung Quốc nó cũng được trang bị cả vũ khí chống hạm và chống ngầm. Hệ thống radar của Type 054A có thể theo dõi đồng thời 40 mục tiêu cùng một lúc nhưng chỉ có tầm hoạt động 120km.
Hệ thống vũ khí trên Type 054A được đánh giá là khá đồ sộ với tên lửa phòng không trên hạm, tên lửa chống hạm YJ-83, ngư lôi chống ngầm YU-7 và tổ hợp rocket chống ngầm Type 87.
Đứng vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng là tàu hộ vệ lớp Đô đốc Grigorovich của Hải quân Nga. Đây cũng là nền tảng để Ấn Độ phát triển lớp tàu hộ vệ Shivalik do về thiết kế chung chúng khá giống nhau. Về thiết kế tàu Đô đốc Grigorovich cũng là lớp tàu chiến đa nhiệm với khả năng tác chiến chống hạm, phòng không, chống ngầm và tấn công mặt đất.
Giống như tàu Shivalik của Ấn Độ, hệ thống trang thiết bị điện tử trên Đô đốc Grigorovich không được đánh giá cao nhưng bù lại nó lại sở hữu dàn vũ khí khủng vượt trội hơn so với một số lớp tàu hộ vệ của Phương Tây. Lớp tàu Đô đốc Grigorovich cũng là một trong những lớp tàu chiến hiện đại đầu tiên của Hải quân Nga sau khi Liên Xô tan rã.
Đô đốc Grigorovich được trang bị tên lửa hành trình Kalibr, tên lửa chống hạm siêu âm Oniks, đi kèm với đó là tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Shtil-1. Còn về vũ khí chống ngầm nó được trang bị ngư lôi hạng nặng 533m và tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000.