Trong giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ II khi cục diện chiến trường đã gần ngã ngũ, phát xít Đức vẫn tiếp nuôi hy vọng về khả năng lật ngược tình thế với các loại siêu vũ khí của mình. Một trong số đó là siêu xe tăng hạng nặng Panzerkampfwagen E-100 - mãnh thú cuối cùng của lực lượng tăng thiết giáp Đức. Xe tăng hạng nặng E-100 là một trong ít những dự án siêu vũ khí được Đức hiện thực hóa chứ không phải chỉ là các bản vẽ trên giấy. Có một điều khá thú vị là nó được phát triển song song với một mẫu xe tăng hạng nặng khác Maus. Quá trình phát triển E-100 được bắt đầu từ 1943 với các khung gầm nguyên mẫu đầu tiên được lắp ráp bởi Waffenamt (công ty vũ khí hàng đầu của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II).Về trọng lượng, xe tăng E-100 nặng tới 140 tấn dài hơn 10m, rộng 4.5m và cao hơn 3m. Với kích thước này E-100 thậm chí có thể đè bẹp các mẫu xe bọc thép hạng nhẹ của quân đồng minh khi đó. E-100 cũng là một trong những chiếc xe tăng thuộc serie Entwicklung với 6 mẫu tăng khác nhau và E-100 là chiếc có kích thước lớn nhất. Trong ảnh là khung gầm hạng nặng của E-100 do Quân đội Anh chiếm được sau khi tiến vào Đức trong năm 1945.Với thiết kế như trên, để vận hành một chiếc E-100 cần tới 6 binh sĩ và cùng với đó là một động cơ diesel Maybach HL230 biến thể cải tiến có công suất 1.200 mã lực. Dù vậy các thiết kế sư của Waffenamt cũng thừa biết rằng động cơ 1.200 mã lực là không đủ cho chiếc siêu tăng này. Trong ảnh là một binh sĩ Mỹ đứng bên trong khoang tháp pháo của E-100 chừng đó cũng đủ cho thấy kích thước siêu lớn E-100.Sau thiết kế thất bại của siêu tăng Maus, các thiết kế sư trưởng của Waffenamt cũng tự rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình khi phát triển tổ hợp tháp pháo trên E-100. Dù có kích thước vẫn khá lớn một phần do pháo chính 128mm của E-100 nhưng nhìn chung tháp pháo của mẫu xe tăng này vẫn gọn và cơ động hơn so với Maus tuy nhiên thiết kế này có thể thay đổi khi E-100 được trang bị pháo 150mm.Quay lại điều tạo nên sức mạnh của E-100 là pháo chính 12.8 cm KwK 44L/55 128mm của nó. Có lẽ sức mạnh hỏa lực của mẫu xe tăng này ta không cần bàn tới khi với một khẩu pháo chính như vậy E-100 có thể dễ dàng phá hủy mọi loại xe tăng của quân đồng minh chỉ với một lần khai hỏa duy nhất. Trong ảnh là một binh sĩ Mỹ đo kích thước của 12.8 cm KwKĐược biết 12.8 cm KwK 44L/55 thực chất là một mẫu pháo chống tăng hạng nặng được Đức đưa vào sử dụng từ năm 1944 và chỉ có khoảng 51 khẩu được chế tạo. Riêng trọng lượng của khẩu pháo này đã hơn 10 tấn mỗi viên đạn của nó nặng tới 28km với tầm bắn hiệu quả hơn 24km.Bên cạnh sức mạnh hỏa lực tuyệt đối, E-100 còn sở hữu lớp giáp bảo vệ chắc chắn với phần phía trước dày tới 200mm. Và hai bên thân là 150mm lớn hơn nhiều so với mẫu xe tăng hạng nặng Tiger II từng khiến các đơn vị tăng thiết giáp của quân Đồng minh vất vả để đối phó.Dù vậy nhưng có một thực tế rằng các mẫu tăng hạng nặng của Đức luôn thiếu sự cơ động cần thiết trên chiến trường và chúng di chuyển quá chậm so với các đơn vị bộ binh nhưng lại không thể tác chiến độc lập.Số phận của E-100 cũng kết thúc theo sự sụp đổ của phát xít Đức vào năm 1945, thậm chí mẫu xe tăng này còn chưa kịp được được hoàn thiện để tham chiến. Vô số các khung gầm được làm sẵn của nó được quân Đồng minh phát hiện trong các máy nhà chế tạo xe tăng của Waffenamt, sau chiến tranh Quân đội Anh cũng thử sản xuất một nguyên mẫu E-100 dựa trên khung gầm có sẵn tuy nhiên khi hoàn thành nó bị đánh giá kém hiệu quả và bị dỡ bỏ vào năm 1950.
Trong giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ II khi cục diện chiến trường đã gần ngã ngũ, phát xít Đức vẫn tiếp nuôi hy vọng về khả năng lật ngược tình thế với các loại siêu vũ khí của mình. Một trong số đó là siêu xe tăng hạng nặng Panzerkampfwagen E-100 - mãnh thú cuối cùng của lực lượng tăng thiết giáp Đức.
Xe tăng hạng nặng E-100 là một trong ít những dự án siêu vũ khí được Đức hiện thực hóa chứ không phải chỉ là các bản vẽ trên giấy. Có một điều khá thú vị là nó được phát triển song song với một mẫu xe tăng hạng nặng khác Maus. Quá trình phát triển E-100 được bắt đầu từ 1943 với các khung gầm nguyên mẫu đầu tiên được lắp ráp bởi Waffenamt (công ty vũ khí hàng đầu của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II).
Về trọng lượng, xe tăng E-100 nặng tới 140 tấn dài hơn 10m, rộng 4.5m và cao hơn 3m. Với kích thước này E-100 thậm chí có thể đè bẹp các mẫu xe bọc thép hạng nhẹ của quân đồng minh khi đó. E-100 cũng là một trong những chiếc xe tăng thuộc serie Entwicklung với 6 mẫu tăng khác nhau và E-100 là chiếc có kích thước lớn nhất. Trong ảnh là khung gầm hạng nặng của E-100 do Quân đội Anh chiếm được sau khi tiến vào Đức trong năm 1945.
Với thiết kế như trên, để vận hành một chiếc E-100 cần tới 6 binh sĩ và cùng với đó là một động cơ diesel Maybach HL230 biến thể cải tiến có công suất 1.200 mã lực. Dù vậy các thiết kế sư của Waffenamt cũng thừa biết rằng động cơ 1.200 mã lực là không đủ cho chiếc siêu tăng này. Trong ảnh là một binh sĩ Mỹ đứng bên trong khoang tháp pháo của E-100 chừng đó cũng đủ cho thấy kích thước siêu lớn E-100.
Sau thiết kế thất bại của siêu tăng Maus, các thiết kế sư trưởng của Waffenamt cũng tự rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình khi phát triển tổ hợp tháp pháo trên E-100. Dù có kích thước vẫn khá lớn một phần do pháo chính 128mm của E-100 nhưng nhìn chung tháp pháo của mẫu xe tăng này vẫn gọn và cơ động hơn so với Maus tuy nhiên thiết kế này có thể thay đổi khi E-100 được trang bị pháo 150mm.
Quay lại điều tạo nên sức mạnh của E-100 là pháo chính 12.8 cm KwK 44L/55 128mm của nó. Có lẽ sức mạnh hỏa lực của mẫu xe tăng này ta không cần bàn tới khi với một khẩu pháo chính như vậy E-100 có thể dễ dàng phá hủy mọi loại xe tăng của quân đồng minh chỉ với một lần khai hỏa duy nhất. Trong ảnh là một binh sĩ Mỹ đo kích thước của 12.8 cm KwK
Được biết 12.8 cm KwK 44L/55 thực chất là một mẫu pháo chống tăng hạng nặng được Đức đưa vào sử dụng từ năm 1944 và chỉ có khoảng 51 khẩu được chế tạo. Riêng trọng lượng của khẩu pháo này đã hơn 10 tấn mỗi viên đạn của nó nặng tới 28km với tầm bắn hiệu quả hơn 24km.
Bên cạnh sức mạnh hỏa lực tuyệt đối, E-100 còn sở hữu lớp giáp bảo vệ chắc chắn với phần phía trước dày tới 200mm. Và hai bên thân là 150mm lớn hơn nhiều so với mẫu xe tăng hạng nặng Tiger II từng khiến các đơn vị tăng thiết giáp của quân Đồng minh vất vả để đối phó.
Dù vậy nhưng có một thực tế rằng các mẫu tăng hạng nặng của Đức luôn thiếu sự cơ động cần thiết trên chiến trường và chúng di chuyển quá chậm so với các đơn vị bộ binh nhưng lại không thể tác chiến độc lập.
Số phận của E-100 cũng kết thúc theo sự sụp đổ của phát xít Đức vào năm 1945, thậm chí mẫu xe tăng này còn chưa kịp được được hoàn thiện để tham chiến. Vô số các khung gầm được làm sẵn của nó được quân Đồng minh phát hiện trong các máy nhà chế tạo xe tăng của Waffenamt, sau chiến tranh Quân đội Anh cũng thử sản xuất một nguyên mẫu E-100 dựa trên khung gầm có sẵn tuy nhiên khi hoàn thành nó bị đánh giá kém hiệu quả và bị dỡ bỏ vào năm 1950.