Theo Wikipedia, xe tăng siêu hạng nặng Maus hoàn thành vào cuối năm 1944 và cũng là chiếc xe tăng nặng nhất từng được chế tạo. Cho đến khi căn cứ thử nghiệm của nó bị Liên Xô đánh tới, mới chỉ có 2 thân xe và một tháp pháo đã hoàn tất.Hai nguyên mẫu, một có tháp pháo và một không có tháp pháo đã trải qua thử nghiệm vào cuối năm 1944. Chiếc xe hoàn chỉnh dài 10,2m, rộng 3,71m và cao 3,63m với trọng lượng lên tới 188 tấn. Trở ngại chính khi thiết kế chiếc xe tăng này là cần một động cơ và hệ thống truyền lực đủ mạnh để đẩy xe tăng đi nhưng phải đủ nhỏ để đặt vào trong xe.Thiết kế cơ sở được gọi là VK100.01/ Porsche loại 205 đã được Ferdinand Porsche đề xuất lên Adolf Hitler vào tháng 6/1942. Được phát triển một cách nghiêm túc, nguyên mẫu đầu tiên sẵn sàng vào năm 1943 và bước đầu được đặt tên là Mammut (Mammoth). Đến tháng 12/1942 đổi tên thành Mäuschen (Little Mouse) và đến tháng 2/1943 nó lại được đổi tên thành Maus (Mouse).Xe tăng Maus được bọc giáp khá dày. Giáp của tháp pháo chính dày 220 mm, còn ở phía bên và phía sau dày 200 mm. Giáp thân trước xe dày 200 mm còn phía thân bên và thân sau lần lượt dày 180 mm và 150 mm. Nó cũng có hỏa lực cực mạnh mà người ta nói rằng có thể diệt tất cả các loại thiết giáp của quân Đồng Minh thậm chí ở cự ly lên đến 3,5 km.Bởi lẽ nó có đến 2 khẩu pháo đồng trục. Một là khẩu KwK 44 L/55 cỡ 128mm tương tự như khẩu pháo chống tăng Pak 44 và khẩu pháo phụ cũng là pháo chống tăng cỡ nòng 75mm KwK 44 L/36,5. Ngoài ra còn có súng máy cỡ 7,92mm. Cơ số đạn mang theo xe có 68 viên đạn 128mm, 100 viên đạn 75mm và 1.000 viên đạn súng máy 7,92mm.Theo MilitaryFactory, việc sử dụng pháo chính cho xe cũng đã được thảo luận giữa hai ứng viên là pháo 128mm và pháo 150 mm. Nhưng sau đó Hitler đích thân chỉ thị vũ khí chính là pháo 128mm kết hợp với pháo 75mm đồng trục.Trọng lượng xe tăng Maus quá nặng khiến xe đòi hỏi rất nhiều năng lượng để có thể đẩy nó đi qua các địa hình dự kiến sẽ gặp phải trong Thế chiến II. Tại thời điểm đó, không có động cơ nào đủ sức và người ta phải sử dụng một động cơ xăng gắn với một máy phát điện lớn. Sau đó lại thay bằng động cơ diesel nhưng cũng không cải thiện được là bao.Nguyên mẫu đầu tiên được lên kế hoạch vào năm 1943 với việc chế tạo khung xe, tháp pháo và pháo chính do hãng Krupp thực hiện còn hãng Alkett được chỉ định lắp ráp cuối cùng tất cả các thành phần chính. Cuối cùng một mô hình bằng gỗ cũng được giới thiệu vào tháng 5/1943 và được Hitler đồng ý cho sản xuất.Tuy nhiên khi bắt tay vào sản xuất nghiêm túc, trọng lượng 188 tấn của chiếc xe trở thành mối quan tâm chính. Tháng 10/1943, Hitler chỉ thị hủy bỏ dự án chế tạo xe tăng Maus và đến tháng 11 tuyên bố hủy bỏ toàn bộ chương trình nhưng điều thú vị là sau đó hàng mẫu vẫn được phép tiếp tục thực hiện.Thiết kế Maus được đặc trưng bởi bề ngoài dường như không có gì đặc biệt của nó với các bề mặt thép góc cạnh. Hai bên thân xe và hệ thống xích bị bao phủ trong lớp “váy” áo giáp và chỉ có phần dưới của bánh xe là lộ ra.Vì trọng lượng xe quá nặng, các nhà phát triển nhận ra rằng chẳng có cây cầu nào ở châu Âu có thể chịu được trọng lượng của nó. Bởi vậy họ đã phát triển một hệ thống ống thở cho phép xe tăng vượt qua sông và nước có thể vượt qua những chỗ nước sâu tới 26 feet (tương đương độ sâu gần 8 m).Cuối cuộc chiến, một nguyên mẫu bị Hồng quân Liên Xô bắt được còn nguyên mẫu thứ hai thì bị chính kíp lái của Đức phá hủy hòng khỏi rơi vào tay Liên Xô. Nguyên mẫu xe tăng Panzer Maus bị Hồng quân thu giữ sau chiến tranh đã được đưa về Liên Xô thử nghiệm.Các thử nghiệm được tiến hành tại Kubinka trong năm 1951-1952 và từng có những đánh giá tổng hợp về mẫu xe này nhưng mọi người đều thống nhất là xe tăng Panzer Maus không có ảnh hưởng đối với bất cứ mẫu tăng nào của Liên Xô được chế tạo sau đó. Hiện nay mẫu xe đó vẫn còn tại Bảo tàng Xe tăng Kubinka tại Kubinka nước Nga.
Theo Wikipedia, xe tăng siêu hạng nặng Maus hoàn thành vào cuối năm 1944 và cũng là chiếc xe tăng nặng nhất từng được chế tạo. Cho đến khi căn cứ thử nghiệm của nó bị Liên Xô đánh tới, mới chỉ có 2 thân xe và một tháp pháo đã hoàn tất.
Hai nguyên mẫu, một có tháp pháo và một không có tháp pháo đã trải qua thử nghiệm vào cuối năm 1944. Chiếc xe hoàn chỉnh dài 10,2m, rộng 3,71m và cao 3,63m với trọng lượng lên tới 188 tấn. Trở ngại chính khi thiết kế chiếc xe tăng này là cần một động cơ và hệ thống truyền lực đủ mạnh để đẩy xe tăng đi nhưng phải đủ nhỏ để đặt vào trong xe.
Thiết kế cơ sở được gọi là VK100.01/ Porsche loại 205 đã được Ferdinand Porsche đề xuất lên Adolf Hitler vào tháng 6/1942. Được phát triển một cách nghiêm túc, nguyên mẫu đầu tiên sẵn sàng vào năm 1943 và bước đầu được đặt tên là Mammut (Mammoth). Đến tháng 12/1942 đổi tên thành Mäuschen (Little Mouse) và đến tháng 2/1943 nó lại được đổi tên thành Maus (Mouse).
Xe tăng Maus được bọc giáp khá dày. Giáp của tháp pháo chính dày 220 mm, còn ở phía bên và phía sau dày 200 mm. Giáp thân trước xe dày 200 mm còn phía thân bên và thân sau lần lượt dày 180 mm và 150 mm. Nó cũng có hỏa lực cực mạnh mà người ta nói rằng có thể diệt tất cả các loại thiết giáp của quân Đồng Minh thậm chí ở cự ly lên đến 3,5 km.
Bởi lẽ nó có đến 2 khẩu pháo đồng trục. Một là khẩu KwK 44 L/55 cỡ 128mm tương tự như khẩu pháo chống tăng Pak 44 và khẩu pháo phụ cũng là pháo chống tăng cỡ nòng 75mm KwK 44 L/36,5. Ngoài ra còn có súng máy cỡ 7,92mm. Cơ số đạn mang theo xe có 68 viên đạn 128mm, 100 viên đạn 75mm và 1.000 viên đạn súng máy 7,92mm.
Theo MilitaryFactory, việc sử dụng pháo chính cho xe cũng đã được thảo luận giữa hai ứng viên là pháo 128mm và pháo 150 mm. Nhưng sau đó Hitler đích thân chỉ thị vũ khí chính là pháo 128mm kết hợp với pháo 75mm đồng trục.
Trọng lượng xe tăng Maus quá nặng khiến xe đòi hỏi rất nhiều năng lượng để có thể đẩy nó đi qua các địa hình dự kiến sẽ gặp phải trong Thế chiến II. Tại thời điểm đó, không có động cơ nào đủ sức và người ta phải sử dụng một động cơ xăng gắn với một máy phát điện lớn. Sau đó lại thay bằng động cơ diesel nhưng cũng không cải thiện được là bao.
Nguyên mẫu đầu tiên được lên kế hoạch vào năm 1943 với việc chế tạo khung xe, tháp pháo và pháo chính do hãng Krupp thực hiện còn hãng Alkett được chỉ định lắp ráp cuối cùng tất cả các thành phần chính. Cuối cùng một mô hình bằng gỗ cũng được giới thiệu vào tháng 5/1943 và được Hitler đồng ý cho sản xuất.
Tuy nhiên khi bắt tay vào sản xuất nghiêm túc, trọng lượng 188 tấn của chiếc xe trở thành mối quan tâm chính. Tháng 10/1943, Hitler chỉ thị hủy bỏ dự án chế tạo xe tăng Maus và đến tháng 11 tuyên bố hủy bỏ toàn bộ chương trình nhưng điều thú vị là sau đó hàng mẫu vẫn được phép tiếp tục thực hiện.
Thiết kế Maus được đặc trưng bởi bề ngoài dường như không có gì đặc biệt của nó với các bề mặt thép góc cạnh. Hai bên thân xe và hệ thống xích bị bao phủ trong lớp “váy” áo giáp và chỉ có phần dưới của bánh xe là lộ ra.
Vì trọng lượng xe quá nặng, các nhà phát triển nhận ra rằng chẳng có cây cầu nào ở châu Âu có thể chịu được trọng lượng của nó. Bởi vậy họ đã phát triển một hệ thống ống thở cho phép xe tăng vượt qua sông và nước có thể vượt qua những chỗ nước sâu tới 26 feet (tương đương độ sâu gần 8 m).
Cuối cuộc chiến, một nguyên mẫu bị Hồng quân Liên Xô bắt được còn nguyên mẫu thứ hai thì bị chính kíp lái của Đức phá hủy hòng khỏi rơi vào tay Liên Xô. Nguyên mẫu xe tăng Panzer Maus bị Hồng quân thu giữ sau chiến tranh đã được đưa về Liên Xô thử nghiệm.
Các thử nghiệm được tiến hành tại Kubinka trong năm 1951-1952 và từng có những đánh giá tổng hợp về mẫu xe này nhưng mọi người đều thống nhất là xe tăng Panzer Maus không có ảnh hưởng đối với bất cứ mẫu tăng nào của Liên Xô được chế tạo sau đó. Hiện nay mẫu xe đó vẫn còn tại Bảo tàng Xe tăng Kubinka tại Kubinka nước Nga.