Động cơ Pratt & Whitney F100
Trong năm 1967, Không quân và Hải quân Mỹ đã đưa ra một yêu cầu về động cơ chung cho F-14 Tomcat và F-15 Eagle. Chương trình kết hợp được gọi là Động cơ turbine khí Tiên tiến (Advanced Turbine Engine Gas Generator/ ATEGG) với mục tiêu cải thiện lực đẩy và giảm trọng lượng để đạt được một tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng là 9.
Chương trình yêu cầu đề xuất và Pratt & Whitney trúng thầu và ký hợp đồng vào năm 1970 để sản xuất động cơ F100-PW-100 (Không quân Mỹ) và động cơ F401-PW-400 (Hải quân Mỹ). Hải quân Mỹ sẽ cắt giảm và sau đó hủy bỏ đơn đặt hàng của mình, lựa chọn động cơ Pratt & Whitney TF30 từ F-111 để tiếp tục sử dụng cho F-14. Còn động cơ F100-PW-100 được Không quân Mỹ trang bị cho chiến đấu cơ F-15.
Động cơ F100-PW-100 đầu tiên được lắp vào chiếc F-15A-1-MC (71-0280) vào năm 1972 với một lực đẩy là106,4 kN. Do tính chất tiên tiến của động cơ và máy bay, nhiều vấn đề đã gặp phải trong những ngày đầu khi hoạt động bao gồm sự mài mòn cao, thất tốc và khó tái khai hỏa. Vấn đề sớm được giải quyết trong các động cơ F100-PW-220 mới và động cơ này được sử dụng bởi Không quân Mỹ cho đến ngày nay.
|
Động cơ Pratt & Whitney F100-PW-100. |
Radar của F-15
Phiên bản F-15A và F-15B đời đầu được trang bị radar Doppler dùng băng sóng X AN/APG-63 do Hughes Aircraft (nay là Raytheon) phát triển. Hệ thống radar băng sóng X xung Doppler này được thiết kế cho nhiệm vụ phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất, nó có chế độ nhìn lên (look up) và nhìn xuống (look down), theo dõi các mục tiêu bay thấp mà không bị nhầm lẫn bởi sự nhiễu tạp trên mặt đất.
AN/APG-63 có thể phát hiện và theo dõi các máy bay và các mục tiêu tốc độ cao và diện tích phản xạ radar nhỏ ở khoảng cách trên 160km. Radar cung cấp dữ liệu thông tin mục tiêu vào máy tính trung tâm của máy bay nhằm triển khai vũ khí phù hợp.
Năm 1979, radar AN/APG-63 được kết hợp một phần mềm lập trình xử lý tín hiệu (Programmable Signal Processor/ PSP), và phần mềm này cho phép hệ thống được sửa đổi để tích hợp chế độ mới và vũ khí thông qua các phần mềm tái lập trình mà không phải trang bị thêm phần cứng. Radar AN/APG-63 với PSP được trang bị cho F-15A. F-15B và các chiếc F-15C, F-15D loạt đầu.
|
Radar AN/APG-63 |
Năm 1980, Hughes Aircraft phá triển radar AN/APG-70 cho độ tin cậy và bảo trì dễ dàng hơn so với AN/APG-63. Ngoài ra, công nghệ mảng pha mới giúp AN/APG-70 kết hợp các chế độ mới với khả năng hoạt động được nâng cao. Để giảm chi phí sản xuất, nhiều module của AN/APG-70 dùng chung với radar AN/APG-73 của F/A-18, trong khi các máy tính/bộ xử lý dùng chung đến 85% các thành phần của radar AN/APG-71 của F-14.
AN/APG-70 ban đầu dự định được lắp trên các mẫu F-15C/D sản xuất sau này, nhưng chúng đã được thay thế bằng AN/APG-63(V)1. Hiện tại AN/APG-70 đã ngừng sản xuất nhưng vẫn còn trong phục vụ với 2 phiên bản nội địa và xuất khẩu. Phiên bản nội địa chỉ phục vụ trên F-15E Strike Eagle của Không quân Mỹ, còn bản xuất khẩu thì sử dụng trong F-15I Ra’am của Israel và F-15S của Ả Rập Saudi. Cả 2 phiên bản radar này đều giống nhau ở khả năng không chiến nhưng khác nhau ở khả năng đối đất. Cụ thể ở độ phân giải của tia Doppler (Doppler Beam Sharpening/DBS)/ vẽ bản đồ/ radar khẩu độ tổng hợp (SAR) ở bản nội địa tốt hơn gấp 3 lần so với bản xuất khẩu.
|
Radar AN/APG-70 trên F-15E |
Đến năm 1990, Hughes Aircraft phát triển AN/APG-63(V)1 nhằm thay thế AN/APG-63. AN/APG-63(V)1 được nâng cấp phần cứng và cung cấp cơ hội nâng cấp chế độ đáng kể để giải quyết các yêu cầu của người dùng. AN/APG-63(V)1 được lắp đặt cho F-15C, F-15D, hiệu suất được cải thiện và tăng gấp 10 lần độ tin cậy. AN/APG-63(V)1 có khả năng theo dõi 14 mục tiêu cùng một lúc trong khi được thể đồng thời tấn công 6 mục tiêu.
AN/APG-63(V)2 là radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) đầu tiên được Raytheon thiết kế và chế tạo cho F-15C vào năm 2000. AN/APG-63(V)2 là một radar được nâng cấp cho máy bay F-15C của Không quân Mỹ. Được giữ lại các hệ thống điều khiển và hiển thị gần như giống hệt với người tiền nhiệm của nó là AN/APG-63(V)1, hệ thống mới bổ sung thêm một mảng quét điện tử chủ động.
Ngoài ra công nghệ AESA tăng đáng kể khả năng nhận thức tình huống, đồng thời tăng cường độ tin cậy và khả năng bảo trì. Radar AESA có tia phát sóng nhanh nhẹn, cung cấp thông tin cập nhật theo dõi gần như tức thời và khả năng theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc.
AN/APG-63(V)2 tương thích với tải trọng vũ khí của F-15C và cho phép các phi công tận dụng đầy đủ các tính năng của tên lửa không-đối-không AIM-120 AMRAAM, đồng thời hướng dẫn cho nhiều tên lửa tới một số mục tiêu ở khoảng cách trong góc phương vị, độ cao hoặc phạm vi. Trong tháng 12 năm 2000 Công ty Boeing chuyển giao cho không quân Mỹ chiếc máy bay cuối cùng trong tổng số 18 chiếc F-15C tân trang lại bằng radar AN/APG-63(V)2 mới.
|
Radar AESA AN/APG-63(V)2 |
Radar Raytheon AN/APG-63(V)3 là radar AESA kết hợp giữa phần mềm của radar AN/APG-63(V)2 và phần cứng của radar AN/APG-79 của F/A-18E/F Super Hornet để tạo ra một hệ thống với hiệu suất cao cũng như đáng tin cậy và giá cả hợp lý. Máy bay tiêm kích đa năng F-15SA của Ả Rập Saudi và F-15SG của Singapore đã được trang bị radar này. Raytheon đang thực hiện hợp đồng nâng cấp các máy bay F-15C của Vệ Binh Quốc Gia (Air National Guard/ ANG).
|
Radar AESA AN/APG-63(V)3 |
Hệ thống điện tử hàng không
Hệ thống điện tử hàng không trên các phiên bản F-15 gồm có hệ thống dẫn đường quán tính AN/ASN-109, thiết bị liên lạc dùng băng tần UHF, hệ thống phân biệt bạn thù Halzeltine AN/APX-76, hệ thống cảnh báo radar Loral AN/ALR-56, hệ thống cảnh báo tác chiến điện tử Magnavox AN/ALQ-128, hệ thống gây nhiễu Northrop Grumman Electronic Systems ALQ-135, hệ thống phóng mồi bẫy Marconi AN/ALE-45.
|
Các hệ thống điện tử hàng không trên F-15C; hệ thống cảnh báo radar Loral AN/ALR-56 (khoanh màu vàng), hệ thống cảnh báo tác chiến điện tử Magnavox AN/ALQ-128 (khoanh màu xanh), hệ thống gây nhiễu Northrop Grumman Electronic Systems ALQ-135 (khoanh màu đỏ) |
|
Hệ thống phóng mồi bẫy Marconi AN/ALE-45 lắp dưới thân F-15 |
Hệ thống vũ khí
Trên các phiên bản F-15 đều được trang bị 1 khẩu pháo nòng xoay 20mm M61 Vulcan với 940 viên đạn ở gốc cánh phải.
|
Pháo nòng xoay 20mm M61 Vulcan trên F-15 |
Ở các phiên bản F-15A/B/C/D có 11 giá treo vũ khí với tải trọng là 7.300kg và chỉ mang các loại vũ khí dùng để không chiến bao gồm:
Tên lửa không-đối-không:
- 4 x AIM-9 Sidewinder.
- 4 x AIM-7 Sparrow.
- 8 x AIM-120 AMRAAM.
Thiết bị phụ:
- 3 x thùng nhiên liệu phụ 2.300 lít.
|
Tiêu chuẩn trang bị vũ khí trên F-15A với 4 tên lửa AIM-9L, 4 AIM-7M Sparrow |
Ở phiên bản F-15E có 13 giá treo vũ khí với các giá treo trên thùng nhiên liệu hòa nhập khí động (Conformal Fuel Tank/ CFT) nâng tổng số giá treo là 21 và có tải trọng vũ khí là 10.400kg bao gồm:
Tên lửa không-đối-không:
- 4 x AIM-9 Sidewinder.
- 4 x AIM-7 Sparrow.
- 8 x AIM-120 AMRAAM.
Tên lửa không-đối-đất:
- 6 x AGM-65 Maverick.
- 2 x AGM-84H/K SLAM-ER (Standoff Land Attack Missile-Expanded Response).
- 2 x AGM-130.
- 3 x AGM-158 JASSM (Joint Air-to-Surface Standoff Missile).
Tên lửa chống hạm:
- 2 x AGM-84 Harpoon.
Bom có dẫn đường:
- 2 x GBU-15.
- 3 x GBU-10 Paveway II.
- 8 x GBU-12 Paveway II.
- 3 x GBU-24 Paveway III.
- 4 x GBU-27 Paveway III.
- 3 x GBU-28 “Deep Throat”.
- 5 x GBU-31 JDAM (Joint Direct Attack Munition).
- 12 x GBU-38 JDAM.
- 12 x GBU-54 LaserJDAM.
- 20 x GBU-39 SDB (Small Diameter Bomb).
- 3 x AGM-154 JSOW.
|
F-15E trang bị với bom GBU-10 Paveway II, GBU-24 Paveway III, AIM-9M sidewinder, hệ thống LANTIRN, LITENING và thùng nhiên liệu phụ |
|
F-15E đang thả bom phá bunker GBU-28 “Deep Throat” |
Bom không dẫn đường:
- 30 x Mark 82.
- 5 x Mark 84.
- 30 x CBU-87/103 CEM (Combine Effect Munition).
- 24 x CBU-89/104 Gator.
- 24 x CBU-97/105 SFW (Sensor Fuzed Weapon).
- 24 x CBU-107 PAW (Passive Attack Weapon).
Bom hạt nhân
- 5 x B61.
|
F-15E với trang bị 5 bom hạt nhân B61 |
Thiết bị phụ:
3 x thùng nhiên liệu phụ 2.300 lít.
Thiết bị chỉ thị mục tiêu có vỏ bọc LITENING hoặc Lockheed Martin Sniper XR.
Thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ-131.
Hệ thống dẫn đường có vỏ bọc LANTIRN (Low Altitude Navigation and Targeting Infrared for Night).