USS Midway (CVA-41): là một trong những mẫu tàu sân bay đầu tiên được Hải quân Mỹ đưa vào sử dụng sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, thiết kế của nó được xem là một cuộc cách mạng và là nền tảng quan trọng cho các thế hệ tàu sân bay tiếp theo của Hải quân Mỹ sau này. Midway góp mặt hầu hết trong mọi cuộc chiến của Quân đội Mỹ sau Chiến tranh Thế giới 2, đỉnh điểm có thể kể tới như: Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam và Chiến dịch bão táp sa mạc 1991. USS Midway hoạt động trong Hải quân Mỹ suốt 47 năm từ năm 1945 cho đến khi được nghỉ hưu vào năm 1992, và nó hiện được lưu giữ như một bảo tàng hải quân tại thành phố San Diego, Mỹ. USS Midway có lượng giãn nước là 64.000 tấn và có chiều dài 296m, tốc độ chạy 33 hải lý/h với thủy thủ đoàn hơn 4.100 người. USS Midway theo thiết kế có thể mang theo tổng cộng 137 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế nó chỉ có thể mang theo 100 chiếc trong Chiến tranh Triều Tiên và 65 chiếc trong Chiến tranh Việt Nam. USS Franklin (CV-13): là một trong 24 chiếc tàu sân bay thuộc lớp tàu sân bay Essex của Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó được chính thức đưa vào hoạt động vào tháng 1/1994 và phục vụ chủ yếu ở Mặt trận Thái Bình Dương.USS Franklin cũng là một trong những tàu sân bay bị tấn công Quân đội Phát xít Nhật tấn công nhiều lần nhất. Tuy nhiên, sau nhiều lần sửa chữa cũng như đại tu với qui mô lớn, CV-13 vẫn tiếp tục hoạt động trước khi chính thức nghỉ hưu vào năm 1947. Tàu sân bay USS Franklin có lượng giãn nước lên tới gần 36.400 tấn có chiều dài 266m, tốc độ bơi 33 hải lý/h với thủy đoàn 2.600 người. Hệ thống vũ khí chính của CV-13 gồm: 4 hải pháo hai nòng 127mm, 4 hải pháo 127mm, 8 hải pháo 40mm và 46 hải pháo 20mm. USS Franklin có thể mang theo tổng cộng từ 90 đến 100 máy bay chiến đấu các loại. Tàu sân bay Akagi: là một trong những tàu sân bay lớn nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó được thiết kế với nhiều nhiệm vụ khác nhau một phần là do để phù hợp với Hiệp ước Hải quân Washington giữa Mỹ và Nhật Bản. Akagi là soái hạm do Phó đô đốc Chuichi Nagumo - tư lệnh Hải quân Đế quốc Nhật Bản và người chỉ huy trong trận tấn công Trân Châu Cảng đánh bại toàn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Akagi còn đại diện cho lực lượng tấn công của Hải quân Nhật gồm biên đội 6 tàu sân bay tiền tuyến cùng các tàu hộ tống trong trận đánh quan trọng này. Vào tháng 6/1942, Akagi bị máy bay ném bom của Hải quân Mỹ đánh trúng, phá hủy toàn bộ bãi đáp máy bay và khu vực chứa nhiên liệu. Ngay sau đó Hải quân Nhật Bản đã quyết định đánh chìm tàu sân bay này trước khi nó rơi vào tay của Mỹ. Tàu sân bay Akagi có lượng giãn nước lên tới 41.300 tấn, dài hơn 260m, tốc độ bơi 31,5 hải lý/h và tầm hoạt động 19.000km. Hệ thống vũ khí của Akagi gồm: 6 hải pháo 200mm, 6 pháo phòng không 2 nòng 120mm và 14 pháo phòng không 25mm. Tàu sân bay Akagi có thể mang theo tối đa 66 máy bay gồm 18 Mitsubishi A6M Zero, 18 Aichi D3A, 27 Nakajima B5N. HMS Hermes: là tàu sân bay cuối cùng thuộc lớp Centaur của Hải quân Hoàng gia Anh, nó phục vụ từ năm 1956 đến năm 1984. Đến năm 1987 Hermes được chính phủ Anh bán cho Ấn Độ và nó vẫn hoạt động trong Hải quân Ấn Độ cho đến ngày nay với cái tên mới là INS Viraat.Tàu sân bay HMS Hermes không có quá nhiều chiến tích nổi trội trong suốt lịch sử hoạt động của mình, lần duy nhất nó được đóng vai trò như một soái hạm là trong Chiến tranh Falklands vào năm 1982. Tuy nhiên Hermes lại là một trong những tàu sân bay hiện đại nhất thế giới vào giai đoạn nó mới xuất hiện, và có thể xem nó như là một minh chứng còn lại của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.HMS Hermes có lượng giãn nước tối đa là 28.000 tấn, dài 236m, tốc độ 28 hải lý/h và có phạm vi hoạt động là 13.000km. Hệ thống vũ khí chính của Hermes gồm: 10 hải pháo Bofors 40mm và hai bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn Sea Cat. Tàu có thể mang theo tối đa 40 chiếc máy bay các loại cùng với thủy thủ đoàn gồm 2.100 người.USS Enterprise (CV-6): là một trong những tàu sân bay thuộc lớp tàu sân bay Yorktown được Hải quân Mỹ sử dụng trog Chiến tranh Thế giới thứ 2, Enterprise được chính thức biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1939 và hoạt động tới khi được nghỉ hưu vào năm 1947. USS Enterprise tổng cộng đã tham gia 18 trong số 20 trận đánh lớn nhất của Hải quân Mỹ trên Mặt trận Thái Bình Dương và nó cũng là tàu sân bay có số lần đụng độ với Hải quân Đế Quốc Nhật Bản nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Enterprise cùng từng bị đánh chìm bởi 3 tàu sân bay và một tàu tuần dương của Hải quân Nhật trong trận Midway vào năm 1942, nhưng sau khi được sửa chữa nó vẫn tiếp tục góp mặt trong nhiều trận chiến khác của Hải quân Mỹ như Solomons, Guadalcanal, Vịnh Leyte và Đảo Okinawa. USS Enterprise có lượng giãn nước tối đa là 25.500 tấn với chiều dài 251m, tốc độ bơi 32,5 hải lý/h và có phạm vi hoạt động lên tới 23.150km. Hệ thống vũ khí của Enterprise khá phức tạp, một phần do tàu sân bay này được đại tu và sửa chữa nhiều lần trong suốt giai đoạn nó tham chiến tại Thái Bình Dương. Về mặt cơ bản nó được trang bị 8 hải pháo 127mm, 54 pháo phòng không Bofors 40mm và 32 pháo Oerlikons 20mm, với số lượng máy bay tối đa có thể mang theo là 90 chiếc cùng thủy thủ đoàn 2.217 người.
USS Midway (CVA-41): là một trong những mẫu tàu sân bay đầu tiên được Hải quân Mỹ đưa vào sử dụng sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, thiết kế của nó được xem là một cuộc cách mạng và là nền tảng quan trọng cho các thế hệ tàu sân bay tiếp theo của Hải quân Mỹ sau này.
Midway góp mặt hầu hết trong mọi cuộc chiến của Quân đội Mỹ sau Chiến tranh Thế giới 2, đỉnh điểm có thể kể tới như: Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam và Chiến dịch bão táp sa mạc 1991. USS Midway hoạt động trong Hải quân Mỹ suốt 47 năm từ năm 1945 cho đến khi được nghỉ hưu vào năm 1992, và nó hiện được lưu giữ như một bảo tàng hải quân tại thành phố San Diego, Mỹ.
USS Midway có lượng giãn nước là 64.000 tấn và có chiều dài 296m, tốc độ chạy 33 hải lý/h với thủy thủ đoàn hơn 4.100 người. USS Midway theo thiết kế có thể mang theo tổng cộng 137 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế nó chỉ có thể mang theo 100 chiếc trong Chiến tranh Triều Tiên và 65 chiếc trong Chiến tranh Việt Nam.
USS Franklin (CV-13): là một trong 24 chiếc tàu sân bay thuộc lớp tàu sân bay Essex của Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó được chính thức đưa vào hoạt động vào tháng 1/1994 và phục vụ chủ yếu ở Mặt trận Thái Bình Dương.
USS Franklin cũng là một trong những tàu sân bay bị tấn công Quân đội Phát xít Nhật tấn công nhiều lần nhất. Tuy nhiên, sau nhiều lần sửa chữa cũng như đại tu với qui mô lớn, CV-13 vẫn tiếp tục hoạt động trước khi chính thức nghỉ hưu vào năm 1947.
Tàu sân bay USS Franklin có lượng giãn nước lên tới gần 36.400 tấn có chiều dài 266m, tốc độ bơi 33 hải lý/h với thủy đoàn 2.600 người. Hệ thống vũ khí chính của CV-13 gồm: 4 hải pháo hai nòng 127mm, 4 hải pháo 127mm, 8 hải pháo 40mm và 46 hải pháo 20mm. USS Franklin có thể mang theo tổng cộng từ 90 đến 100 máy bay chiến đấu các loại.
Tàu sân bay Akagi: là một trong những tàu sân bay lớn nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó được thiết kế với nhiều nhiệm vụ khác nhau một phần là do để phù hợp với Hiệp ước Hải quân Washington giữa Mỹ và Nhật Bản.
Akagi là soái hạm do Phó đô đốc Chuichi Nagumo - tư lệnh Hải quân Đế quốc Nhật Bản và người chỉ huy trong trận tấn công Trân Châu Cảng đánh bại toàn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Akagi còn đại diện cho lực lượng tấn công của Hải quân Nhật gồm biên đội 6 tàu sân bay tiền tuyến cùng các tàu hộ tống trong trận đánh quan trọng này. Vào tháng 6/1942, Akagi bị máy bay ném bom của Hải quân Mỹ đánh trúng, phá hủy toàn bộ bãi đáp máy bay và khu vực chứa nhiên liệu. Ngay sau đó Hải quân Nhật Bản đã quyết định đánh chìm tàu sân bay này trước khi nó rơi vào tay của Mỹ.
Tàu sân bay Akagi có lượng giãn nước lên tới 41.300 tấn, dài hơn 260m, tốc độ bơi 31,5 hải lý/h và tầm hoạt động 19.000km. Hệ thống vũ khí của Akagi gồm: 6 hải pháo 200mm, 6 pháo phòng không 2 nòng 120mm và 14 pháo phòng không 25mm. Tàu sân bay Akagi có thể mang theo tối đa 66 máy bay gồm 18 Mitsubishi A6M Zero, 18 Aichi D3A, 27 Nakajima B5N.
HMS Hermes: là tàu sân bay cuối cùng thuộc lớp Centaur của Hải quân Hoàng gia Anh, nó phục vụ từ năm 1956 đến năm 1984. Đến năm 1987 Hermes được chính phủ Anh bán cho Ấn Độ và nó vẫn hoạt động trong Hải quân Ấn Độ cho đến ngày nay với cái tên mới là INS Viraat.
Tàu sân bay HMS Hermes không có quá nhiều chiến tích nổi trội trong suốt lịch sử hoạt động của mình, lần duy nhất nó được đóng vai trò như một soái hạm là trong Chiến tranh Falklands vào năm 1982. Tuy nhiên Hermes lại là một trong những tàu sân bay hiện đại nhất thế giới vào giai đoạn nó mới xuất hiện, và có thể xem nó như là một minh chứng còn lại của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
HMS Hermes có lượng giãn nước tối đa là 28.000 tấn, dài 236m, tốc độ 28 hải lý/h và có phạm vi hoạt động là 13.000km. Hệ thống vũ khí chính của Hermes gồm: 10 hải pháo Bofors 40mm và hai bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn Sea Cat. Tàu có thể mang theo tối đa 40 chiếc máy bay các loại cùng với thủy thủ đoàn gồm 2.100 người.
USS Enterprise (CV-6): là một trong những tàu sân bay thuộc lớp tàu sân bay Yorktown được Hải quân Mỹ sử dụng trog Chiến tranh Thế giới thứ 2, Enterprise được chính thức biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1939 và hoạt động tới khi được nghỉ hưu vào năm 1947.
USS Enterprise tổng cộng đã tham gia 18 trong số 20 trận đánh lớn nhất của Hải quân Mỹ trên Mặt trận Thái Bình Dương và nó cũng là tàu sân bay có số lần đụng độ với Hải quân Đế Quốc Nhật Bản nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Enterprise cùng từng bị đánh chìm bởi 3 tàu sân bay và một tàu tuần dương của Hải quân Nhật trong trận Midway vào năm 1942, nhưng sau khi được sửa chữa nó vẫn tiếp tục góp mặt trong nhiều trận chiến khác của Hải quân Mỹ như Solomons, Guadalcanal, Vịnh Leyte và Đảo Okinawa.
USS Enterprise có lượng giãn nước tối đa là 25.500 tấn với chiều dài 251m, tốc độ bơi 32,5 hải lý/h và có phạm vi hoạt động lên tới 23.150km. Hệ thống vũ khí của Enterprise khá phức tạp, một phần do tàu sân bay này được đại tu và sửa chữa nhiều lần trong suốt giai đoạn nó tham chiến tại Thái Bình Dương. Về mặt cơ bản nó được trang bị 8 hải pháo 127mm, 54 pháo phòng không Bofors 40mm và 32 pháo Oerlikons 20mm, với số lượng máy bay tối đa có thể mang theo là 90 chiếc cùng thủy thủ đoàn 2.217 người.