Gần đây, Quân đội Hoàng gia Anh đã tiến hành thử nghiệm xe tăng Challenger 2 với lớp ngụy trang mới. Nguồn ảnh: QQLớp ngụy trang mới này không phải thay đổi màu sơn mà là bọc nguyên chiếc Challenger 2 trong một “tấm chăn” tất nhiên là rất đặc biệt. Nguồn ảnh: QQChi tiết của cuộc thử nghiệm và tính năng của “tấm chăn” không được công bố. Nguồn ảnh: QQNhưng chắc chắn là “tấm chăn” này chắc hẳn phải giúp người Anh đáng kể trong việc che giấu Challenger 2 trước các khí tài trinh sát, phát hiện của đối phương. Nguồn ảnh: QQHay nói cách khác là trang bị cho xe tăng Challenger 2 tính năng tàng hình. Nguồn ảnh: QQChallenger 2 trở nên vô cùng hầm hố với “tấm chăn”. Nguồn ảnh: QQFV4034 Challenger 2 là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Lục quân Hoàng gia Anh hiện nay do công ty Vicker (hiện là BAE System) thiết kế và chế tạo. Khoảng 446 chiếc đã được sản xuất cho Lục quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: QQChallenger 2 được mệnh danh là một trong những chiếc xe tăng có lớp giáp bảo vệ tốt nhất thế giới. Không như tăng Nga phải tăng cường giáp phản ứng nổ gắn ngoài, Challenger 2 chỉ dùng lớp giáp bị động Chobham thế hệ 2 với công nghệ chế tạo, tính năng tuyệt mật. Nguồn ảnh: QQLớp giáp này đã được chứng minh là nó an toàn trước các vũ khí chống tăng cá nhân nguy hiểm RPG của Nga. Trong cuộc chiến Iraq 2003, một chiếc Challenger 2 đã hứng chịu 14 phát súng RPG-7 ở cự ly gần và một tên lửa chống tăng MILAN. Kíp lái sống sót còn xe tăng bị hư hại nhẹ và chỉ mất 6 tiếng sửa chữa trước khi tái trang bị chiến đấu. Nguồn ảnh: QQTuy nhiên, Chobham không phải là bất bại hoàn toàn, nó vẫn có thể bị xuyên thủng trước vũ khí chống tăng thế hệ mới. Chỉ 3 năm sau vụ tấn công năm 2003, một chiếc Challenger 2 lại "ăn" một phát RPG-29 (súng chống tăng mạnh nhất của Nga) - nó đã xuyên thủng giáp trước của Challenger 2 khiến kíp lái 4 người bị thương, xe tăng bị hư hỏng nặng. Vụ việc bị giấu kín tới tận năm 2007 mới được công bố. Nguồn ảnh: QQSau đó, người Anh bắt đầu bổ sung giáp phản ứng nổ cho Challenger và ngoài ra là nghiên cứu công nghệ tàng hình để tăng khả năng phòng thủ. Nguồn ảnh: QQChallenger 2 được trang bị động cơ diesel công suất 1.200 mã lực cùng hộp số 8 cấp, hệ thống treo thủy khí thế hệ 2 cho phép nó đạt tốc độ tối đa 60km/h trên đường bằng, 40km trên địa hình ghồ ghề, tầm hoạt động khoảng 550km. Nguồn ảnh: QQChallenger 2 là chiếc xe tăng thế hệ 3 duy nhất trên thế giới dùng pháo rãnh xoắn thay vì pháo nòng trơn như trên hầu hết các thế hệ xe tăng cùng hạng như M1 Abrams, T-90, Leopard 2A4/A6/A7... Nguồn ảnh: QQPháo 120mm L30A1 có thể đạt tầm bắn tới 8km với đạn nổ nén chống tăng HESH, có khả năng xuyên giáp mạnh các dòng tăng khác với đạn xuyên L27A1 APFSDS. Nguồn ảnh: QQVới việc Nga gần đây ra mắt xe tăng T-14 Armata có lẽ càng thúc đẩy người Anh phải nhanh chóng nghiên cứu nâng cấp xe tăng Challenger 2 để đối địch với Quân đội Nga trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ
Gần đây, Quân đội Hoàng gia Anh đã tiến hành thử nghiệm xe tăng Challenger 2 với lớp ngụy trang mới. Nguồn ảnh: QQ
Lớp ngụy trang mới này không phải thay đổi màu sơn mà là bọc nguyên chiếc Challenger 2 trong một “tấm chăn” tất nhiên là rất đặc biệt. Nguồn ảnh: QQ
Chi tiết của cuộc thử nghiệm và tính năng của “tấm chăn” không được công bố. Nguồn ảnh: QQ
Nhưng chắc chắn là “tấm chăn” này chắc hẳn phải giúp người Anh đáng kể trong việc che giấu Challenger 2 trước các khí tài trinh sát, phát hiện của đối phương. Nguồn ảnh: QQ
Hay nói cách khác là trang bị cho xe tăng Challenger 2 tính năng tàng hình. Nguồn ảnh: QQ
Challenger 2 trở nên vô cùng hầm hố với “tấm chăn”. Nguồn ảnh: QQ
FV4034 Challenger 2 là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Lục quân Hoàng gia Anh hiện nay do công ty Vicker (hiện là BAE System) thiết kế và chế tạo. Khoảng 446 chiếc đã được sản xuất cho Lục quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: QQ
Challenger 2 được mệnh danh là một trong những chiếc xe tăng có lớp giáp bảo vệ tốt nhất thế giới. Không như tăng Nga phải tăng cường giáp phản ứng nổ gắn ngoài, Challenger 2 chỉ dùng lớp giáp bị động Chobham thế hệ 2 với công nghệ chế tạo, tính năng tuyệt mật. Nguồn ảnh: QQ
Lớp giáp này đã được chứng minh là nó an toàn trước các vũ khí chống tăng cá nhân nguy hiểm RPG của Nga. Trong cuộc chiến Iraq 2003, một chiếc Challenger 2 đã hứng chịu 14 phát súng RPG-7 ở cự ly gần và một tên lửa chống tăng MILAN. Kíp lái sống sót còn xe tăng bị hư hại nhẹ và chỉ mất 6 tiếng sửa chữa trước khi tái trang bị chiến đấu. Nguồn ảnh: QQ
Tuy nhiên, Chobham không phải là bất bại hoàn toàn, nó vẫn có thể bị xuyên thủng trước vũ khí chống tăng thế hệ mới. Chỉ 3 năm sau vụ tấn công năm 2003, một chiếc Challenger 2 lại "ăn" một phát RPG-29 (súng chống tăng mạnh nhất của Nga) - nó đã xuyên thủng giáp trước của Challenger 2 khiến kíp lái 4 người bị thương, xe tăng bị hư hỏng nặng. Vụ việc bị giấu kín tới tận năm 2007 mới được công bố. Nguồn ảnh: QQ
Sau đó, người Anh bắt đầu bổ sung giáp phản ứng nổ cho Challenger và ngoài ra là nghiên cứu công nghệ tàng hình để tăng khả năng phòng thủ. Nguồn ảnh: QQ
Challenger 2 được trang bị động cơ diesel công suất 1.200 mã lực cùng hộp số 8 cấp, hệ thống treo thủy khí thế hệ 2 cho phép nó đạt tốc độ tối đa 60km/h trên đường bằng, 40km trên địa hình ghồ ghề, tầm hoạt động khoảng 550km. Nguồn ảnh: QQ
Challenger 2 là chiếc xe tăng thế hệ 3 duy nhất trên thế giới dùng pháo rãnh xoắn thay vì pháo nòng trơn như trên hầu hết các thế hệ xe tăng cùng hạng như M1 Abrams, T-90, Leopard 2A4/A6/A7... Nguồn ảnh: QQ
Pháo 120mm L30A1 có thể đạt tầm bắn tới 8km với đạn nổ nén chống tăng HESH, có khả năng xuyên giáp mạnh các dòng tăng khác với đạn xuyên L27A1 APFSDS. Nguồn ảnh: QQ
Với việc Nga gần đây ra mắt xe tăng T-14 Armata có lẽ càng thúc đẩy người Anh phải nhanh chóng nghiên cứu nâng cấp xe tăng Challenger 2 để đối địch với Quân đội Nga trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ