Sự thành công của xe tăng T-34 đã khiến cho hầu hết các dòng tăng góp mặt trong giai đoạn đầu Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bị lu mờ hoàn toàn. Ảnh: Xe tăng T-34-76 (T-34 dùng nòng 76mm F-30) tại một bảo tàng.Trong ảnh là xe tăng hạng nhẹ T-18 (còn có tên khác là MS-1) - loại xe tăng đầu tiên được sản xuất dưới thời Liên Xô. Nó nặng 5,9 tấn, dài 4,38m, bọc giáp dày 6-16mm, trang bị pháo 37mm, tốc độ 17km/h. Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc, vài chục chiếc T-18 dùng tháp pháo 45mm đã được sử dụng để chống lại quân phát xít.Xe tăng hạng nhẹ BT-5 được sản xuất với số lượng gần 2.000 chiếc từng tham gia chiến đấu chống quân phát xít trong giai đoạn đầu chiến tranh và tham gia hoạt động chống lại Đế quốc Nhật vào tháng 8/1945. BT-5 nặng 11,5 tấn, bọc giáp dày 6-13mm, lắp pháo chống tăng 45mm, tốc độ chạy 72km/h.Xe tăng lội nước T-40 từng tham gia chiến dịch phòng thủ Moscow năm 1941. Nó nặng 5,9 tấn, dài 4,10m, bọc giáp 4-13mm, hỏa lực chính có đại liên 12,7mm DShK.Xe tăng hạng nhẹ T-126 từng được triển khai trong các chiến dịch phòng thủ Leningrad. Đây là biến thể của mẫu tăng T-50, bọc giáp dày 12-37mm được vát nghiêng, trang bị pháo chống tăng 45mm với 150 viên đạn, tốc độ 60km/h.Xe tăng lội nước T-37A tham gia chiến đấu chống quân phát xít ngay giai đoạn đầu Chiến tranh Vệ quốc. Xe nặng 3,2 tấn, bọc giáp dày 3-9mm, trang bị đại liên 7,62mm DT.Xe tăng hạng nhẹ T-50 - chỉ có 69 chiếc được sản xuất từ 1941-1942, mất hầu hết trên chiến trường chống quân phát xít vào tháng 6/1942. Hiện nay chỉ còn hai chiếc ở Bảo tàng Phần Lan và Bảo tàng Kubinka, Moscow.Xe tăng hạng nhẹ BT-2 trang bị pháo 37mm chống tăng, bọc giáp dày 6-13mm, tốc độ tối đến 100km/h trên đường bằng. Có đến 650 chiếc được sản xuất tham gia chiến tranh Khalkhin Gol, chiến tranh Phần Lan, chiến dịch Ba Lan trong CTTG 2.Xe tăng đa tháp páo T-35 do Cục thiết kế OKMO phát triển đầu những năm 1930, sản xuất từ 1933-1938 bởi KhPZ với số lượng 61 chiếc. Với trọng lượng 45 tấn, trang bị 5 tháp pháo với pháo 76,2mm, hai pháo 45mm và 5-6 súng máy 7,62mm, T-35 từng được xem là biểu tượng hùng mạnh Lục quân Liên Xô. Tuy nhiên, trong chiến dịch Barbarossa tháng 6/1944, đa số T-35 "thảm bại" trước xe tăng Đức, thậm chí là tự thua do hỏng hóc kỹ thuật.Dù mang họ tăng KV lừng danh, nhưng tiếng tăm của KV-85 thua xa những gì KV-1, KV-2 hay là T-34 làm được. Xe tăng hạng nặng KV-85 sử dụng khung gầm phiên bản KV-1S (giáp mỏng hơn, tốc độ nhanh hơn), trang bị pháo 85mm D-5T của pháo chống tăng SU-85 có thể hạ gục Tiger I ở cự ly bắn 1.000m. 148 chiếc KV-85 đã được sản xuất và tung ra chiến trường từ tháng 9/1943 đến tháng 12/1943.
Sự thành công của xe tăng T-34 đã khiến cho hầu hết các dòng tăng góp mặt trong giai đoạn đầu Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bị lu mờ hoàn toàn. Ảnh: Xe tăng T-34-76 (T-34 dùng nòng 76mm F-30) tại một bảo tàng.
Trong ảnh là xe tăng hạng nhẹ T-18 (còn có tên khác là MS-1) - loại xe tăng đầu tiên được sản xuất dưới thời Liên Xô. Nó nặng 5,9 tấn, dài 4,38m, bọc giáp dày 6-16mm, trang bị pháo 37mm, tốc độ 17km/h. Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc, vài chục chiếc T-18 dùng tháp pháo 45mm đã được sử dụng để chống lại quân phát xít.
Xe tăng hạng nhẹ BT-5 được sản xuất với số lượng gần 2.000 chiếc từng tham gia chiến đấu chống quân phát xít trong giai đoạn đầu chiến tranh và tham gia hoạt động chống lại Đế quốc Nhật vào tháng 8/1945. BT-5 nặng 11,5 tấn, bọc giáp dày 6-13mm, lắp pháo chống tăng 45mm, tốc độ chạy 72km/h.
Xe tăng lội nước T-40 từng tham gia chiến dịch phòng thủ Moscow năm 1941. Nó nặng 5,9 tấn, dài 4,10m, bọc giáp 4-13mm, hỏa lực chính có đại liên 12,7mm DShK.
Xe tăng hạng nhẹ T-126 từng được triển khai trong các chiến dịch phòng thủ Leningrad. Đây là biến thể của mẫu tăng T-50, bọc giáp dày 12-37mm được vát nghiêng, trang bị pháo chống tăng 45mm với 150 viên đạn, tốc độ 60km/h.
Xe tăng lội nước T-37A tham gia chiến đấu chống quân phát xít ngay giai đoạn đầu Chiến tranh Vệ quốc. Xe nặng 3,2 tấn, bọc giáp dày 3-9mm, trang bị đại liên 7,62mm DT.
Xe tăng hạng nhẹ T-50 - chỉ có 69 chiếc được sản xuất từ 1941-1942, mất hầu hết trên chiến trường chống quân phát xít vào tháng 6/1942. Hiện nay chỉ còn hai chiếc ở Bảo tàng Phần Lan và Bảo tàng Kubinka, Moscow.
Xe tăng hạng nhẹ BT-2 trang bị pháo 37mm chống tăng, bọc giáp dày 6-13mm, tốc độ tối đến 100km/h trên đường bằng. Có đến 650 chiếc được sản xuất tham gia chiến tranh Khalkhin Gol, chiến tranh Phần Lan, chiến dịch Ba Lan trong CTTG 2.
Xe tăng đa tháp páo T-35 do Cục thiết kế OKMO phát triển đầu những năm 1930, sản xuất từ 1933-1938 bởi KhPZ với số lượng 61 chiếc. Với trọng lượng 45 tấn, trang bị 5 tháp pháo với pháo 76,2mm, hai pháo 45mm và 5-6 súng máy 7,62mm, T-35 từng được xem là biểu tượng hùng mạnh Lục quân Liên Xô. Tuy nhiên, trong chiến dịch Barbarossa tháng 6/1944, đa số T-35 "thảm bại" trước xe tăng Đức, thậm chí là tự thua do hỏng hóc kỹ thuật.
Dù mang họ tăng KV lừng danh, nhưng tiếng tăm của KV-85 thua xa những gì KV-1, KV-2 hay là T-34 làm được. Xe tăng hạng nặng KV-85 sử dụng khung gầm phiên bản KV-1S (giáp mỏng hơn, tốc độ nhanh hơn), trang bị pháo 85mm D-5T của pháo chống tăng SU-85 có thể hạ gục Tiger I ở cự ly bắn 1.000m. 148 chiếc KV-85 đã được sản xuất và tung ra chiến trường từ tháng 9/1943 đến tháng 12/1943.