Tên lửa vác vai Igla-S (NATO định danh là SA-24 Grinch) là biến thể mới nhất của họ tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla. Loại tên lửa này chính thức được chấp nhận biên chế trong Quân đội Nga từ năm 2004 và được xuất khẩu rộng rãi cho nhiều quốc gia trên thế giới. Một số nguồn quốc tế ghi nhận, Việt Nam cũng sở hữu loại tên lửa này trong biên chế.Hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla-S được thiết kế sử dụng để chống lại các mục tiêu nhìn thấy được, trong tầm mắt như máy bay chiến thuật, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình. Igla-S được đánh giá là đạt hiệu quả cao và tăng phạm vi chống mục tiêu cỡ nhỏ như tên lửa hành trình và phương tiện bay không người lái. Nó cũng có thể tác chiến trong điều kiện ban đêm.Dù là tên lửa vác vai nhưng Igla-S được coi là hệ thống tên lửa phòng không với nhiều thành phần khí tài gồm: bộ khí tài chiến đấu với đạn tên lửa 9M342 và giá phóng cơ khí 9P522; khí tài bảo dưỡng gồm trạm test cơ động 9V866-2 và bộ test 9F719-2; khí tài huấn luyện và khí tài bắn đêm... Trong ảnh là bệ phóng 9P522 được gắn sẵn khí tài bắn đêm trưng bày tại triển lãm vũ khí Nga.Đạn tên lửa đất đối không 9M342 của tổ hợp tên lửa Igla-S có trọng lượng 10,8kg (gồm đầu đạn nổ phá mảnh) 2,5kg), dài 1,63m, trang bị đầu dò hồng ngoại bị động có khả năng đối phó với các biện pháp đánh lạc hướng của đối phương (ví dụ như phóng pháo sáng gây nhiễu đầu dò hồng ngoại).Đạn 9M342 được đặt trong ống phóng 9P522.Đạn 9M342 trang bị động cơ đẩy rocket cho tầm bắn từ 500m tới 6.000m, bắn chặn mục tiêu ở độ cao tối thiểu 10m tới tối đa 3,5km, tốc độ bay 570m/s.Thông thường, tên lửa vác vai Igla-S thường đặt trên vai người lính, nhưng nhà sản xuất còn trang bị thêm một số phương án khác. Trong ảnh là giá phóng kết hợp hai ống phóng 9P522 có ghế ngồi, mái che.Hoặc nhà sản xuất còn phát triển phương án lắp các tên lửa Igla-S lên khung bệ xe thiết giáp tạo thành tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp tự hành.
Tên lửa vác vai Igla-S (NATO định danh là SA-24 Grinch) là biến thể mới nhất của họ tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla. Loại tên lửa này chính thức được chấp nhận biên chế trong Quân đội Nga từ năm 2004 và được xuất khẩu rộng rãi cho nhiều quốc gia trên thế giới. Một số nguồn quốc tế ghi nhận, Việt Nam cũng sở hữu loại tên lửa này trong biên chế.
Hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla-S được thiết kế sử dụng để chống lại các mục tiêu nhìn thấy được, trong tầm mắt như máy bay chiến thuật, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình. Igla-S được đánh giá là đạt hiệu quả cao và tăng phạm vi chống mục tiêu cỡ nhỏ như tên lửa hành trình và phương tiện bay không người lái. Nó cũng có thể tác chiến trong điều kiện ban đêm.
Dù là tên lửa vác vai nhưng Igla-S được coi là hệ thống tên lửa phòng không với nhiều thành phần khí tài gồm: bộ khí tài chiến đấu với đạn tên lửa 9M342 và giá phóng cơ khí 9P522; khí tài bảo dưỡng gồm trạm test cơ động 9V866-2 và bộ test 9F719-2; khí tài huấn luyện và khí tài bắn đêm... Trong ảnh là bệ phóng 9P522 được gắn sẵn khí tài bắn đêm trưng bày tại triển lãm vũ khí Nga.
Đạn tên lửa đất đối không 9M342 của tổ hợp tên lửa Igla-S có trọng lượng 10,8kg (gồm đầu đạn nổ phá mảnh) 2,5kg), dài 1,63m, trang bị đầu dò hồng ngoại bị động có khả năng đối phó với các biện pháp đánh lạc hướng của đối phương (ví dụ như phóng pháo sáng gây nhiễu đầu dò hồng ngoại).
Đạn 9M342 được đặt trong ống phóng 9P522.
Đạn 9M342 trang bị động cơ đẩy rocket cho tầm bắn từ 500m tới 6.000m, bắn chặn mục tiêu ở độ cao tối thiểu 10m tới tối đa 3,5km, tốc độ bay 570m/s.
Thông thường, tên lửa vác vai Igla-S thường đặt trên vai người lính, nhưng nhà sản xuất còn trang bị thêm một số phương án khác. Trong ảnh là giá phóng kết hợp hai ống phóng 9P522 có ghế ngồi, mái che.
Hoặc nhà sản xuất còn phát triển phương án lắp các tên lửa Igla-S lên khung bệ xe thiết giáp tạo thành tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp tự hành.