Đứng thứ 10 là tàu đổ bộ tấn công lớp Osumi của Nhật Bản với lượng giãn nước toàn tải 13.000 tấn. Osumi có thể mang theo 10 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 330 binh sĩ. Ngoài ra, tàu có thể chở 2 tàu đổ bộ đệm khí để vận chuyển trang bị kỹ thuật và binh lính vào bờ. Boong tàu đủ chỗ cho 4 trực thăng hoạt động.Đứng thứ 9 là tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga, Nhật Bản với lượng giãn nước 19.000 tấn. Hyuga sở hữu khả năng đổ bộ và phòng vệ mạnh mẽ với 16 ống phóng thẳng đứng Mk 41 có thể bắn tên lửa phòng không RIM-162 ESSM hoặc tên lửa chống ngầm RUM-139 VL.Đứng thứ 8 là Izumo cũng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Với lượng giãn nước lên tới 27.000 tấn nên tàu có thể mang theo 14 trực thăng các loại. Boong tàu Izumo đủ lớn để F-35B hoặc MV-22 Osprey cất - hạ cánh thẳng đứng.Đứng thứ 7 trong danh sách là HSM Ocean của Hải quân Hoàng gia Anh. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 21.760 tấn, có thể chở 480 thủy quân lục chiến hoặc 40 xe quân sự hạng nhẹ. Boong tàu có 6 điểm hạ cánh cho trực thăng. Nhà chứa trên HMS Ocean có thể mang theo tối đa 12 trực thăng các loại.Đứng thứ 6 là Dokdo của Hàn Quốc với ưu thế vượt trội so với các tàu Nhật Bản hay Anh mặc dù lượng giãn nước nhỏ hơn. Dokdo có thể chở 700 thủy quân lục chiến, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 7 xe thiết giáp chở quân cùng 2tàu đổ bộ đệm khí chuyên chở binh sĩ và thiết bị kỹ thuật. Boong tàu có 5 điểm hạ cánh cho trực thăng.Mistral, tàu chiến lớn thứ 2 của Hải quân Pháp xếp thứ 5, với khả năng đổ bộ tấn công đáng nể. Mistral có thể chở 450 - 900 binh lính, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 4 tàu đổ bộ cơ giới hoặc 2 tàu đổ bộ khí đệm cho nhiệm vụ chuyên chở binh lính và trang thiết bị. (Ảnh chụp tàu Tonnerre, 1 trong 3 tàu đổ bộ lớp Mistral của HQ Pháp cập cảng Cam Ranh trong chuyến thăm VN từ 2-6/5/2016 vừa qua)Juan Carlos I của Tây Ban Nha xếp thứ 4 với lượng giãn nước 27.000 tấn. Juan Carlos I có thể triển khai hoạt động 8 máy bay chiến đấu cất - hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harries. Tàu có thể chở 900 thủy quân lục chiến, 42 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard.HMAS Canberra của Hải quân Úc xếp thứ 3 và là tàu chiến lớn nhất của hải quân nước này. Với lượng giãn nước toàn tải 27.500 tấn, nó có thể chở 1.125 thủy quân lục chiến, 45 xe tăng chiến đấu chủ lực. HMAS Canberra có thể triển khai hoạt động tiêm kích thế hệ 5 F-35B trong tương lai.Được mệnh danh là cá sấu thép, tàu đổ bộ tấn công Wasp của Hải quân Mỹ đứng thứ 2 với lượng giãn nước toàn tải tới 41.150 tấn. Wasp có thể chở 1.900 binh sĩ, 61 xe thiết giáp; ba tàu đổ bộ khí đệm hoặc 12 tàu đổ bộ cơ giới để chở quân và phương tiện. Boong tàu có thể mang theo 42 trực thăng các loại.Đứng đầu danh sách là tàu đổ bộ tấn công lớp America cũng của Hải quân Mỹ, với lượng giãn nước 45.000 tấn. Phi cơ chủ lực là tiêm kích thế hệ 5 cất - hạ cánh thẳng đứng F-35B, máy bay vận tải đa năng MV-22 Osprey. Ngoài ra, nó có thể mang theo các trực thăng vận tải, chống ngầm và tấn công khác.
Đứng thứ 10 là tàu đổ bộ tấn công lớp Osumi của Nhật Bản với lượng giãn nước toàn tải 13.000 tấn. Osumi có thể mang theo 10 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 330 binh sĩ. Ngoài ra, tàu có thể chở 2 tàu đổ bộ đệm khí để vận chuyển trang bị kỹ thuật và binh lính vào bờ. Boong tàu đủ chỗ cho 4 trực thăng hoạt động.
Đứng thứ 9 là tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga, Nhật Bản với lượng giãn nước 19.000 tấn. Hyuga sở hữu khả năng đổ bộ và phòng vệ mạnh mẽ với 16 ống phóng thẳng đứng Mk 41 có thể bắn tên lửa phòng không RIM-162 ESSM hoặc tên lửa chống ngầm RUM-139 VL.
Đứng thứ 8 là Izumo cũng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Với lượng giãn nước lên tới 27.000 tấn nên tàu có thể mang theo 14 trực thăng các loại. Boong tàu Izumo đủ lớn để F-35B hoặc MV-22 Osprey cất - hạ cánh thẳng đứng.
Đứng thứ 7 trong danh sách là HSM Ocean của Hải quân Hoàng gia Anh. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 21.760 tấn, có thể chở 480 thủy quân lục chiến hoặc 40 xe quân sự hạng nhẹ. Boong tàu có 6 điểm hạ cánh cho trực thăng. Nhà chứa trên HMS Ocean có thể mang theo tối đa 12 trực thăng các loại.
Đứng thứ 6 là Dokdo của Hàn Quốc với ưu thế vượt trội so với các tàu Nhật Bản hay Anh mặc dù lượng giãn nước nhỏ hơn. Dokdo có thể chở 700 thủy quân lục chiến, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 7 xe thiết giáp chở quân cùng 2tàu đổ bộ đệm khí chuyên chở binh sĩ và thiết bị kỹ thuật. Boong tàu có 5 điểm hạ cánh cho trực thăng.
Mistral, tàu chiến lớn thứ 2 của Hải quân Pháp xếp thứ 5, với khả năng đổ bộ tấn công đáng nể. Mistral có thể chở 450 - 900 binh lính, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 4 tàu đổ bộ cơ giới hoặc 2 tàu đổ bộ khí đệm cho nhiệm vụ chuyên chở binh lính và trang thiết bị. (Ảnh chụp tàu Tonnerre, 1 trong 3 tàu đổ bộ lớp Mistral của HQ Pháp cập cảng Cam Ranh trong chuyến thăm VN từ 2-6/5/2016 vừa qua)
Juan Carlos I của Tây Ban Nha xếp thứ 4 với lượng giãn nước 27.000 tấn. Juan Carlos I có thể triển khai hoạt động 8 máy bay chiến đấu cất - hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harries. Tàu có thể chở 900 thủy quân lục chiến, 42 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard.
HMAS Canberra của Hải quân Úc xếp thứ 3 và là tàu chiến lớn nhất của hải quân nước này. Với lượng giãn nước toàn tải 27.500 tấn, nó có thể chở 1.125 thủy quân lục chiến, 45 xe tăng chiến đấu chủ lực. HMAS Canberra có thể triển khai hoạt động tiêm kích thế hệ 5 F-35B trong tương lai.
Được mệnh danh là cá sấu thép, tàu đổ bộ tấn công Wasp của Hải quân Mỹ đứng thứ 2 với lượng giãn nước toàn tải tới 41.150 tấn. Wasp có thể chở 1.900 binh sĩ, 61 xe thiết giáp; ba tàu đổ bộ khí đệm hoặc 12 tàu đổ bộ cơ giới để chở quân và phương tiện. Boong tàu có thể mang theo 42 trực thăng các loại.
Đứng đầu danh sách là tàu đổ bộ tấn công lớp America cũng của Hải quân Mỹ, với lượng giãn nước 45.000 tấn. Phi cơ chủ lực là tiêm kích thế hệ 5 cất - hạ cánh thẳng đứng F-35B, máy bay vận tải đa năng MV-22 Osprey. Ngoài ra, nó có thể mang theo các trực thăng vận tải, chống ngầm và tấn công khác.