Một thành viên của mạng Aviationist mới đây đăng tải loạt ảnh và clip ghi lại cảnh máy bay tàng hình F-117 Nighthawk bất ngờ bay trở lại sau 8 năm nghỉ hưu.F-117 Nighthawk là máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của Không quân Mỹ. Nó được đưa vào phục vụ từ đầu những năm 1980 và chính thức nghỉ hưu từ năm 2008 để nhường chỗ cho F-22 Raptor.Tuy nhiên, rất bất ngờ là vào tháng 7 vừa rồi, biên tập viên của Aviationist đã quay lại được những hình ảnh cho thấy ít nhất hai máy bay tàng hình F-117 Nighthawk vẫn còn hoạt động.Các hình ảnh được chụp từ căn cứ quân sự Tonopah ở sa mạc Nevada.Theo các BTV của Aviationist, điều kiện ở sa mạc Nevada rất có lợi cho việc duy trì các máy bay tàng hình trong điều kiện tốt nhất có thể (do có độ ẩm rất thấp nên mức ăn mòn thấp hơn những nơi khác).Mỗi chiếc máy bay được niêm cất bảo quản trong giai đoạn 4 năm trước khi thực hiện lại quy trình như vậy, chúng có khả năng trở lại hoạt động trong thời gian từ 30-120 ngày.Việc Không quân Mỹ vẫn cho bay những chiếc F-117 đã nghỉ hưu cho thấy khả năng những máy bay này có thể được sử dụng trong tình huống chiến tranh nổ ra. Vì dẫu sao, được phát triển từ những năm 1980, mà tới năm 2008 đã cho nghỉ hưu là quá đáng tiếc vì vốn dĩ khung thân máy bay nếu được đại tu có thể cho thời gian hoạt động lâu hơn nữa.F-117 Nighthawk là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên trên thế giới do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ sử dụng từ năm 1981 tới năm 2008 thì chính thức nghỉ hưu. F-117 thiên về phân loại máy bay cường kích tàng hình hơn là tiêm kích đa năng như F-22 Raptor. Tổng cộng có 64 chiếc F-117 đã được sản xuất với đơn giá trung bình một chiếc lên tới 111,2 triệu USD. Trong quá trình tham chiến, ít nhất một chiếc F-117 đã bị phòng không Nam Tư sử dụng tên lửa S-125 Pechora bắn hạ vào ngày 27/3/1999.Trong số các máy bay tàng hình được chế tạo trên thế giới thì F-117 có thể coi là máy bay xấu xí và kì dị nhất. Sở dĩ nó có hình thù quái dị như vậy là nhằm tối ưu kỹ thuật tàng hình theo kiểu góc cạnh nhằm giảm tối đa diện tích phản xạ sóng radar.Tuy nhiên, việc áp dụng kỹ thuật tàng hình này khiến động cơ mất 30% công suất, khả năng cơ động kém. Một khi đã bị máy bay địch phát hiện thì nó khó có khả năng cơ động thoát thân vì tốc độ thấp.Máy bay F-117 được điều khiển bởi phi hành đoàn 1 người. Trong ảnh là nắp kính buồng lái cũng được thiết kế để tối ưu khả năng tàng hình.F-117 được trang bị cặp động cơ turbofan F404-F1D2 cho tốc độ tối đa cận âm 993km/h, bán kính tác chiến đạt 860km, trần bay 13,7km.Đáng lưu ý là cường kích tàng hình F-117 không được radar, nó chỉ có hệ thống hoa tiêu tinh vi và các hệ thống tấn công được tích hợp vào trong một bộ hệ thống điện tử số. Nhiệm vụ được điều phối bởi một hệ thống kế hoạch tự động có thể tự động thực hiện mọi khâu của nhiệm vụ tấn công, gồm cả khai hỏa vũ khí. Mục tiêu được một hệ thống hình ảnh nhiệt hồng ngoại phát hiện, chỉ định cho một thiết bị laser tìm tầm và chỉ thị cho những quả bom dẫn đường laser.Khả năng mang vác vũ khí của F-117A cũng vô cùng hạn chế, chỉ được 2,3 tấn vũ khí trong khoang thân cho phép mang được hai quả bom dẫn đường GBU-10 hoặc GBU-12 hoặc GBU-27 hoặc bom phá hầm ngầm BLU-109 hoặc bom hạt nhân B61. Nó không thể mang bất cứ loại tên lửa hành trình hay tên lửa không đối đất nào. Nhìn chung F-117 nổi bật ở khả năng tàng hình, nhưng yếu kém toàn diện ở các mặt còn lại.
Một thành viên của mạng Aviationist mới đây đăng tải loạt ảnh và clip ghi lại cảnh máy bay tàng hình F-117 Nighthawk bất ngờ bay trở lại sau 8 năm nghỉ hưu.
F-117 Nighthawk là máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của Không quân Mỹ. Nó được đưa vào phục vụ từ đầu những năm 1980 và chính thức nghỉ hưu từ năm 2008 để nhường chỗ cho F-22 Raptor.
Tuy nhiên, rất bất ngờ là vào tháng 7 vừa rồi, biên tập viên của Aviationist đã quay lại được những hình ảnh cho thấy ít nhất hai máy bay tàng hình F-117 Nighthawk vẫn còn hoạt động.
Các hình ảnh được chụp từ căn cứ quân sự Tonopah ở sa mạc Nevada.
Theo các BTV của Aviationist, điều kiện ở sa mạc Nevada rất có lợi cho việc duy trì các máy bay tàng hình trong điều kiện tốt nhất có thể (do có độ ẩm rất thấp nên mức ăn mòn thấp hơn những nơi khác).
Mỗi chiếc máy bay được niêm cất bảo quản trong giai đoạn 4 năm trước khi thực hiện lại quy trình như vậy, chúng có khả năng trở lại hoạt động trong thời gian từ 30-120 ngày.
Việc Không quân Mỹ vẫn cho bay những chiếc F-117 đã nghỉ hưu cho thấy khả năng những máy bay này có thể được sử dụng trong tình huống chiến tranh nổ ra. Vì dẫu sao, được phát triển từ những năm 1980, mà tới năm 2008 đã cho nghỉ hưu là quá đáng tiếc vì vốn dĩ khung thân máy bay nếu được đại tu có thể cho thời gian hoạt động lâu hơn nữa.
F-117 Nighthawk là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên trên thế giới do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ sử dụng từ năm 1981 tới năm 2008 thì chính thức nghỉ hưu. F-117 thiên về phân loại máy bay cường kích tàng hình hơn là tiêm kích đa năng như F-22 Raptor. Tổng cộng có 64 chiếc F-117 đã được sản xuất với đơn giá trung bình một chiếc lên tới 111,2 triệu USD. Trong quá trình tham chiến, ít nhất một chiếc F-117 đã bị phòng không Nam Tư sử dụng tên lửa S-125 Pechora bắn hạ vào ngày 27/3/1999.
Trong số các máy bay tàng hình được chế tạo trên thế giới thì F-117 có thể coi là máy bay xấu xí và kì dị nhất. Sở dĩ nó có hình thù quái dị như vậy là nhằm tối ưu kỹ thuật tàng hình theo kiểu góc cạnh nhằm giảm tối đa diện tích phản xạ sóng radar.
Tuy nhiên, việc áp dụng kỹ thuật tàng hình này khiến động cơ mất 30% công suất, khả năng cơ động kém. Một khi đã bị máy bay địch phát hiện thì nó khó có khả năng cơ động thoát thân vì tốc độ thấp.
Máy bay F-117 được điều khiển bởi phi hành đoàn 1 người. Trong ảnh là nắp kính buồng lái cũng được thiết kế để tối ưu khả năng tàng hình.
F-117 được trang bị cặp động cơ turbofan F404-F1D2 cho tốc độ tối đa cận âm 993km/h, bán kính tác chiến đạt 860km, trần bay 13,7km.
Đáng lưu ý là cường kích tàng hình F-117 không được radar, nó chỉ có hệ thống hoa tiêu tinh vi và các hệ thống tấn công được tích hợp vào trong một bộ hệ thống điện tử số. Nhiệm vụ được điều phối bởi một hệ thống kế hoạch tự động có thể tự động thực hiện mọi khâu của nhiệm vụ tấn công, gồm cả khai hỏa vũ khí. Mục tiêu được một hệ thống hình ảnh nhiệt hồng ngoại phát hiện, chỉ định cho một thiết bị laser tìm tầm và chỉ thị cho những quả bom dẫn đường laser.
Khả năng mang vác vũ khí của F-117A cũng vô cùng hạn chế, chỉ được 2,3 tấn vũ khí trong khoang thân cho phép mang được hai quả bom dẫn đường GBU-10 hoặc GBU-12 hoặc GBU-27 hoặc bom phá hầm ngầm BLU-109 hoặc bom hạt nhân B61. Nó không thể mang bất cứ loại tên lửa hành trình hay tên lửa không đối đất nào. Nhìn chung F-117 nổi bật ở khả năng tàng hình, nhưng yếu kém toàn diện ở các mặt còn lại.