Động thái trên được đưa ra dựa trên chính sách giải trừ quân bị của chính phủ Anh, nhưng theo đánh giá của tạp chí Jane’s thì Quân đội Anh nên giữ lại các tên lửa đạn đạo Trident đang được trang bị tàu ngầm hạt nhân chiến lược của nước này.
Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc phòng của Anh muốn cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược và hướng tới việc gia nhập vào hệ thống phòng thủ chung với Mỹ hoặc Pháp, thay vì hoạt động độc lập như hiện nay nhưng vẫn đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân khi cần thiết.
|
Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân Trident là một trong những vũ khí răn đe hạt nhân của Vương quốc Anh.
|
Các nhà lập pháp Anh mô hình chung muốn Quân Đội Anh hạn chế trong việc duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược và họ coi vũ khí hạt nhân không giúp bảo vệ Vương quốc Anh trước nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài. Nhưng vẫn cho phép Anh giữ lại một số lượng nhất định các đầu đạn hạt nhân, một phần của quyết định trên cũng dựa vào tình hình kinh tế và chính trị chung giữa các nước đồng minh Châu Âu hiện nay.
Ủy ban trên bao gồm các thành viên từng giữ nhiều chức vụ trong Bộ quốc phòng Anh cũng như các thành viên chính phủ, và nó được thành lập dựa trên Ủy ban an ninh Anh - Mỹ trong kế hoạch giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Các bản báo cáo của ủy ban này cũng chỉ ra rằng, việc phát triển các nền tảng phòng thủ khác cũng như việc đạt được các thành tựu công nghệ trong việc phát triển các loại đầu đạn hạt nhân thế hệ mới, sẽ giúp cắt giảm một số lượng lớn đầu đạn hạt nhân hiện nay cũng như chi phí đi kèm với nó.
|
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới Vanguard vừa được đưa vào trang bị cho lực lượng Hải quân Hoàng Gia Anh.
|
Nó cũng chỉ ra rằng 3 mục đích chính của kho vũ khí hạt nhân của Anh là:
- Thứ nhất: Nhằm chống lại nguy cơ xuất hiện mối đe dọa đối địch từ một quốc gia khác sở hữu kho vũ khí hạt nhân áp đảo (Điển hình là Nga).
- Thứ hai: Tạo sự răn đe với bất kỳ quốc gia nào tham vọng chạy đua vũ trang hạt nhân trên qui mô lớn và đe dọa trực tiếp đến lợi ích chiến lược của Vương quốc Anh.
- Thứ Ba: Sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại các mối đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân trong tương lai.
Nếu cắt giảm số đầu đạn hạt nhân hiện tại sẽ giúp tiết kiệm được từ 9-10% chi phí quốc phòng mỗi năm của Anh, nhưng con số trên sẽ tiếp tục giảm vào năm 2020 khi lộ trình tăng chi tiêu dành cho quốc phòng của Anh được khởi động lại.
Hiện tại, Quân đội Anh duy trì 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của nước này và ít hơn 120 tên lửa so với thời kì đỉnh điểm. Ngoài ra, ủy ban trên cũng đề nghị cắt giảm lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện tại của Anh.
Mối quan hệ an ninh gần gũi giữa Anh và Mỹ là một trong những mấu chốt của chương trình hạt nhân của Anh. Nếu Mỹ rút lui khỏi các chương trình hạt nhân chiến lược của Anh thì nguy cơ các dự án trên sẽ ngưng hoạt động sẽ được tính bằng tháng chứ không phải là bằng năm.
|
Hình ảnh của căn cứ Faslane và Coulport của Anh đóng tại Scotland.
|
Báo cáo của Ủy ban Trident được đưa ra vào thời điểm khá nhạy cảm khi Scotland chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập của nước này vào tháng 9 năm nay.
Cơ bản vì các tên lửa đạn đạo Trident được đặt tại các căn cứ quân sự chính tại Faslane và Coulport ở Scotland và đảng cầm quyền Scotland chắc chắn sẽ đóng cửa các căn cứ trên nếu tuyên bố độc lập khỏi Anh.
Bộ Quốc phòng Anh vẫn chưa có bất kì thông tin vì về việc sẽ di dời các căn cứ trên khỏi Scotland và cũng như vị trí thay thế. Theo các nhà phân tích, khả năng cao chúng sẽ được triển khai tại các vị trí như: Milford Haven ở South Wales, Barrow-in- Furness ở Cumbria, miền bắc nước Anh và Devonport ở Plymouth, miền Nam nước Anh.
Quyết định cuối cùng cho số phận hệ thống răn đe hạt nhân của Anh sẽ được đưa ra thảo luận vào năm 2016 và đợt bầu cử chính phủ mới vào năm 2015. Mặc dù trước đó Bộ Quốc phòng Anh cũng thông báo là sẽ mua thêm 4 tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới sau năm 2016.