Dù không có mấy hợp tác quân sự - kỹ thuật với Trung Quốc, tuy nhiên tại Chu Hải Airshow 2016, Không quân Hoàng gia Anh đã cử phi đội Red Arrow (Mũi tên đỏ) tới Trung Quốc bay biểu diễn.Và tại lần xuất hiện hiếm hoi ở Trung Quốc, phi đội Red Arrow đã đem lại màn trình diễn ấn tượng, khó quên với quan khách dự Chu Hải Airshow.Màn bay trình diễn của Red Arrow không hề thua kém phi đội Bát Nhất (Trung Quốc) hay là Russian Knight, Strizhi của Nga.Được thành lập từ năm 1964, phi đội Red Arrows được Không quân Anh chuẩn hóa từ các phi đội bay biểu diễn tư nhân lẫn dân sự trước đó của Anh với trụ sở chính đóng tại căn cứ không quân Scampton.Ban đầu Red Arrows chỉ được trang bị 7 máy bay huấn luyện phản lực Folland Gnat chế tạo. Chúng được sơn màu đỏ đặc trưng của phi đội này. Đến cuối năm 1979, Red Arrows được tái trang bị những chiếc máy bay huấn luyện BAE Hawk và được sử dụng cho tới tận ngày nay.Về trang bị hiện tại, Red Arrows được biên chế 9 chiếc BAE Hawk (Hawk T1A) với đội bay gồm 9 phi công và hơn 90 thành viên hỗ trợ mặt đất. Giống như nhiều đội bay biểu diễn khác trên thế giới Red Arrows xuất hiện tại hầu hết các triển lãm hàng không lớn của Châu Âu và trong các sự kiện lớn của nước Anh.Tính đến thời điểm hiện tại Red Arrows đã có hơn 4.700 buổi biểu diễn tại hơn 56 quốc gia trên thế giới, tuy nhiên lịch sử phát triển và hoạt động của Red Arrows cũng để lại 15 sự cố hàng không nghiêm trọng.BAE Hawk nhìn chung là mẫu máy bay huấn luyện phản lực khá thành công trên thế giới đang được hơn 10 quốc gia trên thế giới sử dụng ở nhiều biến thể khác nhau. Trong đó biến thể BAE Hawk của Red Arrows là Hawk T1A một trong những phiên bản đầu tiên của dòng máy bay này.Tên gọi đầy đủ của BAE Hawk là BAE Systems Hawk - nó đã trải qua ba đời chủ sở hữu khác nhau từ năm 1974 cho đến nay và hiện tại thuộc quyền sở hữu của tập đoàn BAE Systems của Anh. Từ năm 1974 cho đến nay đã có hơn 1.000 chiếc BAE Hawk được chế tạo.Về cơ bản BAE Hawk cũng có thể được xem là một dòng máy bay huấn luyện đa năng khi bên cạnh huấn luyện phi công nó cũng có khả năng được chuyển đổi thành một máy bay tấn công hạng nhẹ. Nó có thể mang theo tới 3 tấn vũ khí các loại ở các giá treo trên thân và cánh chủ yếu là tên lửa không đối không hoặc pod pháo tự động 30mm.BAE Hawk được trang bị một động cơ phản lực Rolls-Royce Adour Mk.951 có công suất 6.500lbf cho phép máy bay di chuyển với vận tốc 1.028km/h và có tầm hoạt động hơn 2.500km. Trọng lượng cất cánh tối đa của BAE Hawk là hơn 4.4 tấn và có thiết kế hai chỗ ngồi như các dòng máy bay huấn luyện cùng loại.
Dù không có mấy hợp tác quân sự - kỹ thuật với Trung Quốc, tuy nhiên tại Chu Hải Airshow 2016, Không quân Hoàng gia Anh đã cử phi đội Red Arrow (Mũi tên đỏ) tới Trung Quốc bay biểu diễn.
Và tại lần xuất hiện hiếm hoi ở Trung Quốc, phi đội Red Arrow đã đem lại màn trình diễn ấn tượng, khó quên với quan khách dự Chu Hải Airshow.
Màn bay trình diễn của Red Arrow không hề thua kém phi đội Bát Nhất (Trung Quốc) hay là Russian Knight, Strizhi của Nga.
Được thành lập từ năm 1964, phi đội Red Arrows được Không quân Anh chuẩn hóa từ các phi đội bay biểu diễn tư nhân lẫn dân sự trước đó của Anh với trụ sở chính đóng tại căn cứ không quân Scampton.
Ban đầu Red Arrows chỉ được trang bị 7 máy bay huấn luyện phản lực Folland Gnat chế tạo. Chúng được sơn màu đỏ đặc trưng của phi đội này. Đến cuối năm 1979, Red Arrows được tái trang bị những chiếc máy bay huấn luyện BAE Hawk và được sử dụng cho tới tận ngày nay.
Về trang bị hiện tại, Red Arrows được biên chế 9 chiếc BAE Hawk (Hawk T1A) với đội bay gồm 9 phi công và hơn 90 thành viên hỗ trợ mặt đất. Giống như nhiều đội bay biểu diễn khác trên thế giới Red Arrows xuất hiện tại hầu hết các triển lãm hàng không lớn của Châu Âu và trong các sự kiện lớn của nước Anh.
Tính đến thời điểm hiện tại Red Arrows đã có hơn 4.700 buổi biểu diễn tại hơn 56 quốc gia trên thế giới, tuy nhiên lịch sử phát triển và hoạt động của Red Arrows cũng để lại 15 sự cố hàng không nghiêm trọng.
BAE Hawk nhìn chung là mẫu máy bay huấn luyện phản lực khá thành công trên thế giới đang được hơn 10 quốc gia trên thế giới sử dụng ở nhiều biến thể khác nhau. Trong đó biến thể BAE Hawk của Red Arrows là Hawk T1A một trong những phiên bản đầu tiên của dòng máy bay này.
Tên gọi đầy đủ của BAE Hawk là BAE Systems Hawk - nó đã trải qua ba đời chủ sở hữu khác nhau từ năm 1974 cho đến nay và hiện tại thuộc quyền sở hữu của tập đoàn BAE Systems của Anh. Từ năm 1974 cho đến nay đã có hơn 1.000 chiếc BAE Hawk được chế tạo.
Về cơ bản BAE Hawk cũng có thể được xem là một dòng máy bay huấn luyện đa năng khi bên cạnh huấn luyện phi công nó cũng có khả năng được chuyển đổi thành một máy bay tấn công hạng nhẹ. Nó có thể mang theo tới 3 tấn vũ khí các loại ở các giá treo trên thân và cánh chủ yếu là tên lửa không đối không hoặc pod pháo tự động 30mm.
BAE Hawk được trang bị một động cơ phản lực Rolls-Royce Adour Mk.951 có công suất 6.500lbf cho phép máy bay di chuyển với vận tốc 1.028km/h và có tầm hoạt động hơn 2.500km. Trọng lượng cất cánh tối đa của BAE Hawk là hơn 4.4 tấn và có thiết kế hai chỗ ngồi như các dòng máy bay huấn luyện cùng loại.