Được trưng bày tại hội chợ thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn và hoa cây cảnh Xuân Bính Thân 2016 (Hoàng Quốc Việt - Hà Nội), những chậu lan ghép gỗ lũa khiến nhiều khách thăm quan, mua sắm tò mò ngắm nhìn và thích thú.Thay vì trồng lan hồ điệp vào các bình, chậu truyền thống, nghệ nhân đã sáng tạo chúng thành một tác phẩm lạ mắt, độc đáo hơn khi ghép lan trên gỗ lũa.Chỉ tính riêng chi phí cho chiếc kệ bằng gỗ lũa ghép lan đã mất tới vài triệu, thậm chí cả chục triệu đồng, cộng thêm tiền hoa, mỗi kệ lan gỗ lũa ở đây có giá trị lên đến 40 – 50 triệu đồng.Sự độc đáo, mới mẻ của những chậu lan chơi Tết thu hút sự chú ý của nhiều vị khách đến hội chợ.Anh Hoàng Minh Trí (một người chơi cây cảnh lâu năm tại Hà Nội) chia sẻ khi ngắm nhìn những kệ lan gỗ lũa: "Chơi cây, chơi hoa có rất nhiều điểm khá cầu kỳ. Hoa đẹp là một phần, chọn được kệ gỗ, chậu đẹp, hình dáng lạ mắt, thậm chí cổ quái thì cả bộ sẽ càng giá trị. Những kệ gỗ lũa có kiểu dáng cầu kỳ, thế đẹp bao giờ cũng đắt, thậm chí có những kệ đắt hơn cả tiền hoa, tiền cây. Mỗi tác phẩm đẹp xấu đều phụ thuộc vào con mắt thẩm mỹ và sự sáng tạo, kỹ thuật của người trồng".Kệ gỗ lũa chất gì, lũa trên cạn hay dưới nước, thế dáng ra sao đều phải do con mắt chọn lựa tinh tường của người chơi cây cảnh, làm sao khi ghép hoa lan lên kệ, tổng thể hài hòa, cân đối - anh Trí cho biết thêm.Theo chia sẻ của những người chơi lan lâu năm ở Hà Nội, lan hồ điệp trồng chậu nếu không khéo léo chăm, cây dễ bị úng nước, thối rễ vào mùa mưa. Lan trồng trên thân cây, gỗ lũa thường sống tốt hơn vì khả năng kiểm soát bộ rễ, lượng nước tưới dễ dàng hơn.Một kệ gỗ lũa ghép lan hình dáng uyển chuyển, cổ quái có giá hàng chục triệu đồng.Bên cạnh những kệ gỗ lũa ghép lan đẹp mắt, tại hội chợ, nhiều dòng địa lan, lan Sapa, lan tai trâu được bày bán khá nhiều. Trung bình, mỗi chậu địa lan có giá từ 10 - 20 triệu đồng.Một chậu lan "khủng" đẹp mắt chơi Tết.Có giá "mềm" hơn, địa lan chậu nhỏ có giá từ 200.000 - 250.000 đồng/cành, mỗi chậu nhỏ được rao bán từ 600.000 đồng.
Được trưng bày tại hội chợ thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn và hoa cây cảnh Xuân Bính Thân 2016 (Hoàng Quốc Việt - Hà Nội), những chậu lan ghép gỗ lũa khiến nhiều khách thăm quan, mua sắm tò mò ngắm nhìn và thích thú.
Thay vì trồng lan hồ điệp vào các bình, chậu truyền thống, nghệ nhân đã sáng tạo chúng thành một tác phẩm lạ mắt, độc đáo hơn khi ghép lan trên gỗ lũa.
Chỉ tính riêng chi phí cho chiếc kệ bằng gỗ lũa ghép lan đã mất tới vài triệu, thậm chí cả chục triệu đồng, cộng thêm tiền hoa, mỗi kệ lan gỗ lũa ở đây có giá trị lên đến 40 – 50 triệu đồng.
Sự độc đáo, mới mẻ của những chậu lan chơi Tết thu hút sự chú ý của nhiều vị khách đến hội chợ.
Anh Hoàng Minh Trí (một người chơi cây cảnh lâu năm tại Hà Nội) chia sẻ khi ngắm nhìn những kệ lan gỗ lũa: "Chơi cây, chơi hoa có rất nhiều điểm khá cầu kỳ. Hoa đẹp là một phần, chọn được kệ gỗ, chậu đẹp, hình dáng lạ mắt, thậm chí cổ quái thì cả bộ sẽ càng giá trị. Những kệ gỗ lũa có kiểu dáng cầu kỳ, thế đẹp bao giờ cũng đắt, thậm chí có những kệ đắt hơn cả tiền hoa, tiền cây. Mỗi tác phẩm đẹp xấu đều phụ thuộc vào con mắt thẩm mỹ và sự sáng tạo, kỹ thuật của người trồng".
Kệ gỗ lũa chất gì, lũa trên cạn hay dưới nước, thế dáng ra sao đều phải do con mắt chọn lựa tinh tường của người chơi cây cảnh, làm sao khi ghép hoa lan lên kệ, tổng thể hài hòa, cân đối - anh Trí cho biết thêm.
Theo chia sẻ của những người chơi lan lâu năm ở Hà Nội, lan hồ điệp trồng chậu nếu không khéo léo chăm, cây dễ bị úng nước, thối rễ vào mùa mưa. Lan trồng trên thân cây, gỗ lũa thường sống tốt hơn vì khả năng kiểm soát bộ rễ, lượng nước tưới dễ dàng hơn.
Một kệ gỗ lũa ghép lan hình dáng uyển chuyển, cổ quái có giá hàng chục triệu đồng.
Bên cạnh những kệ gỗ lũa ghép lan đẹp mắt, tại hội chợ, nhiều dòng địa lan, lan Sapa, lan tai trâu được bày bán khá nhiều. Trung bình, mỗi chậu địa lan có giá từ 10 - 20 triệu đồng.
Một chậu lan "khủng" đẹp mắt chơi Tết.
Có giá "mềm" hơn, địa lan chậu nhỏ có giá từ 200.000 - 250.000 đồng/cành, mỗi chậu nhỏ được rao bán từ 600.000 đồng.