Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), đơn vị tổ chức 'Phiên chợ xanh tử tế' cho biết, chợ diễn ra vào thứ 7 và chủ nhật của tuần thứ nhất và thứ ba mỗi tháng, tại 163 Pasteur, phường 6, quận 3, TP HCM.Đa phần là những sản phẩm hữu cơ nên nguồn hàng ở đây không nhiều. Mỗi gian hàng chỉ khoảng vài ký gạo lức, mấy bó rau, ít trái cây vườn, vài bịch cá sông... Ngoài ra còn ít cà chua bi, ớt chuông được mang từ Lâm Đồng xuống.Cô Kim Hoa (giữa), chủ vườn ở Bình Tân, bán những sản phẩm mang tính “cây nhà lá vườn”: ổi, đu đủ, rau lang, mứt, trứng gà..., Đây là lần thứ 5 cô tham gia phiên chợ. “Sản phẩm cô làm ra chủ yếu để nhà ăn, nhưng dư nên cô mang đến đây chia sẻ với mọi người. Cô cảm thấy vui vì mình đã mang đến người tiêu dùng những sản phẩm sạch, trao đổi những cách trồng trọt, canh tác để bào vệ môi trường”, cô Hoa nói.Hiện tại có khoảng 40 đơn vị hàng được bày bán tại chợ nhưng có sự luân phiên giữa các gian hàng, nhằm phong phú các mặt hàng để cung cấp cho người tiêu dùng. Người bán ở đây đều được huấn luyện về kỹ năng bán hàng, tình huống xử lý khi gặp khách hàng khó tính, để giúp kết nối giữa người bán với người mua.Phiên chợ được gây dựng nên từ sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người bán. Khách mua hàng cũng là bạn bè, người thân, những người quen, đã biết kỹ về quy trình sản xuất sạch của người bán, từ đó giới thiệu cho nhiều người khác.Để đưa sản phẩm mình đến được phiên chợ sạch, người bán phải đảm bảo hai tiêu chí: nông sản sạch và buôn bán tử tế. Trước khi mở chợ, BSA tổ chức nhiều cuộc khảo sát, kiểm tra, đi đến tận vườn cùng các chuyên gia nông nghiệp để kiểm chứng chất lượng sản phẩm.Ngoài các loại rau củ quen thuộc, người tiêu dùng thành phố có thêm địa chỉ lựa chọn những mặt hàng nông sản, đặc sản, trái cây vùng miền, thực phẩm khô, bánh, mứt...Diễn ra đều đặn vào 9h30 sáng thứ bảy hàng tuần, phiên chợ Lương Nông với khẩu hiệu “Nông dân lương thiện-Nông hộ an bình- Nông thôn an vui-Nông sản an lành” đang trở thành địa chỉ buôn bán thực phẩm sạch đáng tin cậy thu hút nhiều người tiêu dùng.“Hợp tác xã Lương Nông” tập hợp các bạn trẻ sản xuất nông sản sạch, không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch của bản thân và gia đình. Phiên chợ còn là nơi để giao lưu, trao đổi giữa người sản xuất nông sản sạch và người tiêu dùng.Chị Thư, nhân viên ngân hàng, đã tham gia phiên chợ được 4 lần, cho biết trong một lần tình cờ đến chợ tham quan thì gặp một người bạn cũng sản xuất sản phẩm sạch bán hàng tại đây. Ban đầu mua từ gian hàng của người bạn, sau đó được giới thiệu mua sản phẩm khác ở các hàng quen xung quanh. Chị thấy thích và luôn mong đến ngày chợ họp lại để mua rau củ và các loại thực phẩm khác cho gia đình.Chị Trâm (quận 2) phụ trách một gian hàng rau, giải thích thêm về quy trình trồng rau sạch của mình: “Chị sử dụng bã đậu nành ủ thành phân cùng với phân bò để bón cho cây. Ngoài ra chị dùng nước làm đầu nành để tưới thêm cho cây. Bản thân đậu rất nhiều đạm, không cần phải bón gì thêm nên rau rất tốt. Còn sâu bọ thì mình chịu khó bắt, cây bệnh thì ngâm thảo dược. Mọi người có truyền tai nhau là dùng gừng, tỏi, sả ngâm trong vòng 1 tháng rồi chiết nước lấy ra tưới”.“Nuôi đất trước rồi đất sẽ nuôi người” đó là tiêu chí của những nông dân mang sản phẩm sạch trao đổi tại chợ. Vì nuôi trồng để phục vụ chính gia đình mình và vì môi trường xanh, người trồng tuyệt đối nói không với việc sử dụng hóa chất, muốn cây rau sạch phải cải tạo đất bằng những chất hữu cơ.Từ khách hàng ban đầu là những bà nội trợ xung quanh các quận lân cận, đến nay phiên chợ thực phẩm độc đáo này đã thu hút rất đông khách tham quan, mua sắm, có khá nhiều khách ở tận ngoại thành cũng đến mua. Điểm trừ của phiên chợ này là không tổ chức ở một địa chỉ cố định, tuy nhiên trước mỗi tuần, địa điểm, thời gian bán hàng được ban tổ chức chợ thông báo đến khách hàng.Nhìn giỏ hàng vừa mua được với ngó sen, cải, xà lách, dưa leo... chị Bạch Tuyết nhà ở quận 1, hào hứng: “Đây là lần thứ 2 chị đi chợ này. Hôm trước chị mới biết và đi mua lần đầu, thích quá nên phiên này ghé lại mua tiếp. Giá cả ở đây có thể đắt hơn ở ngoài một chút nhưng thực phẩm đảm bảo an toàn sức khỏe”.
Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), đơn vị tổ chức 'Phiên chợ xanh tử tế' cho biết, chợ diễn ra vào thứ 7 và chủ nhật của tuần thứ nhất và thứ ba mỗi tháng, tại 163 Pasteur, phường 6, quận 3, TP HCM.
Đa phần là những sản phẩm hữu cơ nên nguồn hàng ở đây không nhiều. Mỗi gian hàng chỉ khoảng vài ký gạo lức, mấy bó rau, ít trái cây vườn, vài bịch cá sông... Ngoài ra còn ít cà chua bi, ớt chuông được mang từ Lâm Đồng xuống.
Cô Kim Hoa (giữa), chủ vườn ở Bình Tân, bán những sản phẩm mang tính “cây nhà lá vườn”: ổi, đu đủ, rau lang, mứt, trứng gà..., Đây là lần thứ 5 cô tham gia phiên chợ. “Sản phẩm cô làm ra chủ yếu để nhà ăn, nhưng dư nên cô mang đến đây chia sẻ với mọi người. Cô cảm thấy vui vì mình đã mang đến người tiêu dùng những sản phẩm sạch, trao đổi những cách trồng trọt, canh tác để bào vệ môi trường”, cô Hoa nói.
Hiện tại có khoảng 40 đơn vị hàng được bày bán tại chợ nhưng có sự luân phiên giữa các gian hàng, nhằm phong phú các mặt hàng để cung cấp cho người tiêu dùng. Người bán ở đây đều được huấn luyện về kỹ năng bán hàng, tình huống xử lý khi gặp khách hàng khó tính, để giúp kết nối giữa người bán với người mua.
Phiên chợ được gây dựng nên từ sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người bán. Khách mua hàng cũng là bạn bè, người thân, những người quen, đã biết kỹ về quy trình sản xuất sạch của người bán, từ đó giới thiệu cho nhiều người khác.
Để đưa sản phẩm mình đến được phiên chợ sạch, người bán phải đảm bảo hai tiêu chí: nông sản sạch và buôn bán tử tế. Trước khi mở chợ, BSA tổ chức nhiều cuộc khảo sát, kiểm tra, đi đến tận vườn cùng các chuyên gia nông nghiệp để kiểm chứng chất lượng sản phẩm.
Ngoài các loại rau củ quen thuộc, người tiêu dùng thành phố có thêm địa chỉ lựa chọn những mặt hàng nông sản, đặc sản, trái cây vùng miền, thực phẩm khô, bánh, mứt...
Diễn ra đều đặn vào 9h30 sáng thứ bảy hàng tuần, phiên chợ Lương Nông với khẩu hiệu “Nông dân lương thiện-Nông hộ an bình- Nông thôn an vui-Nông sản an lành” đang trở thành địa chỉ buôn bán thực phẩm sạch đáng tin cậy thu hút nhiều người tiêu dùng.
“Hợp tác xã Lương Nông” tập hợp các bạn trẻ sản xuất nông sản sạch, không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch của bản thân và gia đình. Phiên chợ còn là nơi để giao lưu, trao đổi giữa người sản xuất nông sản sạch và người tiêu dùng.
Chị Thư, nhân viên ngân hàng, đã tham gia phiên chợ được 4 lần, cho biết trong một lần tình cờ đến chợ tham quan thì gặp một người bạn cũng sản xuất sản phẩm sạch bán hàng tại đây. Ban đầu mua từ gian hàng của người bạn, sau đó được giới thiệu mua sản phẩm khác ở các hàng quen xung quanh. Chị thấy thích và luôn mong đến ngày chợ họp lại để mua rau củ và các loại thực phẩm khác cho gia đình.
Chị Trâm (quận 2) phụ trách một gian hàng rau, giải thích thêm về quy trình trồng rau sạch của mình: “Chị sử dụng bã đậu nành ủ thành phân cùng với phân bò để bón cho cây. Ngoài ra chị dùng nước làm đầu nành để tưới thêm cho cây. Bản thân đậu rất nhiều đạm, không cần phải bón gì thêm nên rau rất tốt. Còn sâu bọ thì mình chịu khó bắt, cây bệnh thì ngâm thảo dược. Mọi người có truyền tai nhau là dùng gừng, tỏi, sả ngâm trong vòng 1 tháng rồi chiết nước lấy ra tưới”.
“Nuôi đất trước rồi đất sẽ nuôi người” đó là tiêu chí của những nông dân mang sản phẩm sạch trao đổi tại chợ. Vì nuôi trồng để phục vụ chính gia đình mình và vì môi trường xanh, người trồng tuyệt đối nói không với việc sử dụng hóa chất, muốn cây rau sạch phải cải tạo đất bằng những chất hữu cơ.
Từ khách hàng ban đầu là những bà nội trợ xung quanh các quận lân cận, đến nay phiên chợ thực phẩm độc đáo này đã thu hút rất đông khách tham quan, mua sắm, có khá nhiều khách ở tận ngoại thành cũng đến mua. Điểm trừ của phiên chợ này là không tổ chức ở một địa chỉ cố định, tuy nhiên trước mỗi tuần, địa điểm, thời gian bán hàng được ban tổ chức chợ thông báo đến khách hàng.
Nhìn giỏ hàng vừa mua được với ngó sen, cải, xà lách, dưa leo... chị Bạch Tuyết nhà ở quận 1, hào hứng: “Đây là lần thứ 2 chị đi chợ này. Hôm trước chị mới biết và đi mua lần đầu, thích quá nên phiên này ghé lại mua tiếp. Giá cả ở đây có thể đắt hơn ở ngoài một chút nhưng thực phẩm đảm bảo an toàn sức khỏe”.