1. H.J. Heinz: Công ty thực phẩm H.J. Heinz có trụ sở tại Mỹ là một trong những nhà sản xuất sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hôm 18/8, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tỉnh Chiết Giang đã niêm phong 614 hộp ngũ cốc cho trẻ khi phát hiện ra hàm lượng chì vượt quá mức cho phép trong các sản phẩm trên.
2. OSI Group: Tập đoàn OSI Group, trụ sở tại Aurora, Illinois (Mỹ) có thể xem là trung tâm của các vụ bê bối thực phẩm tại Trung Quốc. Mới đây, đài truyền hình quốc gia này đưa tin một trong những nhà máy của tập đoàn này, Husi Thương Hải, đã đóng gói và bán thịt bò, thịt gà hết hạn cho khách hàng. Ngay sau đó, chính quyền Thượng Hải đã đình chỉ hoạt động của nhà máy này.
3. KFC: Tháng 7/2013, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, các phóng viên đã lấy mẫu đá từ một chi nhánh KFC tại Sùng Văn Môn, quận Đông Thành, Bắc Kinh và so sánh chúng với nước trong toilet. Kết quả cho thấy, mẫu đá của KFC có nồng độ vi khuẩn cao gấp 12 lần so với nước trong nhà vệ sinh và cao hơn tiêu chuẩn nước uống của Trung Quốc gấp 19 lần.
4
. McDonald’s" Khi nhà cung cấp thực phẩm lâu năm - Thượng Hải Husi Food Co - bị đóng cửa, thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng này một lần nữa được đưa ra ánh sáng bởi những vụ bê bối an toàn thực phẩm. Năm 2013, McDonald cũng khiến người tiêu dùng khiếp sợ khi dùng thịt gà tăng trưởng.
5. Starbucks: Cũng tương tự như KFC, McDonald’s, Starbucks cũng là cái tên liên quan tới nhiều vụ bê bối an toàn thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc. Starbucks cho biết, một số quán cà phê trước đây có bán thịt gà hết hạn nhập từ công ty Thượng Hải Husi Food Co. Trước đó, năm 2013, hình ảnh đăng tải trên báo địa phương Apple Daily cho thấy một quán cà phê Starbucks tại Hong Kong đã sử dụng nước từ nhà vệ sinh để pha đồ uống cho khách hàng.
6. Pizza Hut: Khi Thượng Hải Husi Food Co bị đóng cửa, Pizza Hut cũng đã được tìm thấy trong danh sách các chuỗi cửa hàng sử dụng thịt hết hạn. Năm 2013, một cửa hàng thức ăn nhanh ở Trùng Khánh cũng bị cáo buộc sử dụng thực phẩm hết hạn để phục vụ khách hàng. Các khách hàng đã vô cùng giận dữ và cho rằng cửa hàng đã "thờ ơ đối với sức khỏe của họ".
7. Wal-Mart: Tháng 6/2014, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã yêu cầu ngừng bán 11 loại thực phẩm, trong đó có 3 loại nấm được phát hiện có quá nhiều chất hóa học ca-đi-mi. Nếu sử dụng một lượng nhỏ chất ca-đi-mi trong thời gian dài, người dùng có nguy cơ mắc các bệnh về thận và xương.
8. Fonterra: Niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm sữa của công ty sữa lớn thứ 4 New Zealand đã hạ xuống sau vụ thu hồi một tấn sữa bột của công ty này. Các kết quả thử nghiệm cho biết một số sản phẩm sữa chứa vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc. Ngay sau đó, Cơ quan an toàn thực phẩm Trung Quốc đã ra lệnh thu hồi tất cả các sản phẩm nhiễm độc và ngừng nhập khẩu sản phẩm sữa bột của công ty này.
9. Hero Nutradefense: Tháng 3/2013, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc công bố một báo cáo hàng tuần về việc sữa bột Hero Nutradefense nhập khẩu từ Hà Lan bị nghi ngờ là sản xuất bất hợp pháp bởi công ty xuất nhập khẩu Xile Li'er ở Tô Châu, Trung Quốc. Các sản phẩm sữa bột này không rõ nguồn gốc và đã hết hạn. Tuy nhiên, Xile Li'er đã thay đổi ngày sản xuất, ngày hết hạn và đóng gói chúng.
1. H.J. Heinz: Công ty thực phẩm H.J. Heinz có trụ sở tại Mỹ là một trong những nhà sản xuất sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hôm 18/8, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tỉnh Chiết Giang đã niêm phong 614 hộp ngũ cốc cho trẻ khi phát hiện ra hàm lượng chì vượt quá mức cho phép trong các sản phẩm trên.
2. OSI Group: Tập đoàn OSI Group, trụ sở tại Aurora, Illinois (Mỹ) có thể xem là trung tâm của các vụ bê bối thực phẩm tại Trung Quốc. Mới đây, đài truyền hình quốc gia này đưa tin một trong những nhà máy của tập đoàn này, Husi Thương Hải, đã đóng gói và bán thịt bò, thịt gà hết hạn cho khách hàng. Ngay sau đó, chính quyền Thượng Hải đã đình chỉ hoạt động của nhà máy này.
3. KFC: Tháng 7/2013, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, các phóng viên đã lấy mẫu đá từ một chi nhánh KFC tại Sùng Văn Môn, quận Đông Thành, Bắc Kinh và so sánh chúng với nước trong toilet. Kết quả cho thấy, mẫu đá của KFC có nồng độ vi khuẩn cao gấp 12 lần so với nước trong nhà vệ sinh và cao hơn tiêu chuẩn nước uống của Trung Quốc gấp 19 lần.
4
. McDonald’s" Khi nhà cung cấp thực phẩm lâu năm - Thượng Hải Husi Food Co - bị đóng cửa, thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng này một lần nữa được đưa ra ánh sáng bởi những vụ bê bối an toàn thực phẩm. Năm 2013, McDonald cũng khiến người tiêu dùng khiếp sợ khi dùng thịt gà tăng trưởng.
5. Starbucks: Cũng tương tự như KFC, McDonald’s, Starbucks cũng là cái tên liên quan tới nhiều vụ bê bối an toàn thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc. Starbucks cho biết, một số quán cà phê trước đây có bán thịt gà hết hạn nhập từ công ty Thượng Hải Husi Food Co. Trước đó, năm 2013, hình ảnh đăng tải trên báo địa phương Apple Daily cho thấy một quán cà phê Starbucks tại Hong Kong đã sử dụng nước từ nhà vệ sinh để pha đồ uống cho khách hàng.
6. Pizza Hut: Khi Thượng Hải Husi Food Co bị đóng cửa, Pizza Hut cũng đã được tìm thấy trong danh sách các chuỗi cửa hàng sử dụng thịt hết hạn. Năm 2013, một cửa hàng thức ăn nhanh ở Trùng Khánh cũng bị cáo buộc sử dụng thực phẩm hết hạn để phục vụ khách hàng. Các khách hàng đã vô cùng giận dữ và cho rằng cửa hàng đã "thờ ơ đối với sức khỏe của họ".
7. Wal-Mart: Tháng 6/2014, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã yêu cầu ngừng bán 11 loại thực phẩm, trong đó có 3 loại nấm được phát hiện có quá nhiều chất hóa học ca-đi-mi. Nếu sử dụng một lượng nhỏ chất ca-đi-mi trong thời gian dài, người dùng có nguy cơ mắc các bệnh về thận và xương.
8. Fonterra: Niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm sữa của công ty sữa lớn thứ 4 New Zealand đã hạ xuống sau vụ thu hồi một tấn sữa bột của công ty này. Các kết quả thử nghiệm cho biết một số sản phẩm sữa chứa vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc. Ngay sau đó, Cơ quan an toàn thực phẩm Trung Quốc đã ra lệnh thu hồi tất cả các sản phẩm nhiễm độc và ngừng nhập khẩu sản phẩm sữa bột của công ty này.
9. Hero Nutradefense: Tháng 3/2013, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc công bố một báo cáo hàng tuần về việc sữa bột Hero Nutradefense nhập khẩu từ Hà Lan bị nghi ngờ là sản xuất bất hợp pháp bởi công ty xuất nhập khẩu Xile Li'er ở Tô Châu, Trung Quốc. Các sản phẩm sữa bột này không rõ nguồn gốc và đã hết hạn. Tuy nhiên, Xile Li'er đã thay đổi ngày sản xuất, ngày hết hạn và đóng gói chúng.