Sau vụ mùa thu hoạch lúa ở Campuchia, người dân bẫy được hàng chục nghìn con chuột mỗi ngày để cung ứng cho thị trường xuất khẩu ngày một phát triển. Chuột đồng ở Campuchia được coi là một loài phá hoại mùa màng nhưng cũng là món đặc sản giàu dinh dưỡng.
Việc săn bắt chuột lên cao trào vào tháng 6 và tháng 7 sau vụ mùa thu hoạch ở vùng nông thôn thuộc tỉnh Komphong Cham, cách Thủ đô Phnom Penh 60km. Thời điểm này, chuột có ít thức ăn, cộng thêm việc đây là mùa mưa, chúng phải di chuyển lên vùng cao hơn và sập bẫy. Chhoeun Chhim, một nông dân 37 tuổi tại Kompong Cham cho biết mỗi tối, anh đặt tới 120 chiếc bẫy.
“Chuột đồng khác lắm. Chúng không ăn thức ăn như chuột thường đâu”, Chhim cho biết, nhấn mạnh sự khác nhau giữa chuột đồng và chuột thành thị - loại chuột được coi là không thích hợp để chế biến món ăn. “Chuột thường rất bẩn và ghẻ đầy mình. Đó là lý do chúng tôi không bắt chúng. Trong khi đó, chuột đồng chỉ ăn lúa, rau và thân cây dại”, Chhim nói.
Nếu may mắn, Chhim có thể bắt được 25 kg một đêm. “Sau mùa thu hoạch, chuột chẳng còn nhiều thức ăn. Đây là thời điểm tốt để bắt chúng”, Chhim vừa nói vừa gỡ từ xe máy từng lồng sắt lớn nhốt đầy những con chuột mà anh đã săn được hôm trước, để giao cho người mua trong vùng.
Toàn bộ số chuột mà người chủ thu mua trong một buổi sáng, vào khoảng 200 kg, sẽ được xuất khẩu sang Việt Nam. Thịt chuột có thể nướng, rán, nấu súp hoặc băm nhỏ làm thành pate, Chheng An, 22 tuổi, người đang chuẩn bị vận chuyển những lồng chuột bằng xe máy để qua biên giới Việt Nam giao hàng. Chuyến đi của anh sẽ kéo dài 4 giờ. “Loại thịt này rất ngon, có thể chế biến theo nhiều cách. Thịt chuột đồng ở Việt Nam giá rất cao, còn ở đây lại rất rẻ”, Chheng giải thích.
Vào cao điểm mùa bắt chuột, Saing Sambou – một người kinh doanh chuột 46 tuổi tại Campuchia xuất khẩu được tới 2 tấn loài gặm nhấp này sang Việt Nam mỗi sáng. Trong 15 năm qua, việc kinh doanh của bà đã tăng gần gấp 10 lần. Hồi đầu, thịt chuột chỉ được bán với giá 20 cent mỗi kg, giờ đã lên 2,5 USD, và nhu cầu thì tăng dần đều mỗi năm.
Giống như phần lớn người dân Campuchia khác, bà Sambou không hay ăn thịt chuột. Nhưng bà vẫn tin rằng loại thịt này 100% an toàn với sức khỏe con người. Sambou cho biết: “Tôi nghĩ rằng nó còn sạch hơn thịt gà hay thịt vịt. Vì chuột đồng chỉ ăn rễ cây và lúa”.
Tại biên giới Việt Nam - Campuchia ở quận Koh Thom, Thuong Tuan (30 tuổi) và cậu con trai 13 tuổi tên Minh lần lượt bắt từng con chuột để lột da và chặt lấy thịt để bán cho khách hàng.
Khách hàng Việt Nam gần đó rất thích mua chuột của Tuan, vì thịt nó tươi và đã qua sơ chế. Cô là người có cơ sở kinh doanh thịt chuột lớn nhất cửa khẩu này. “Mọi người ở khắp nơi đều đến chỗ tôi mua hàng. Họ thích những con chuột béo. Chúng còn ngon hơn cả thịt lợn”, Tuan cho biết.
Sau vụ mùa thu hoạch lúa ở Campuchia, người dân bẫy được hàng chục nghìn con chuột mỗi ngày để cung ứng cho thị trường xuất khẩu ngày một phát triển. Chuột đồng ở Campuchia được coi là một loài phá hoại mùa màng nhưng cũng là món đặc sản giàu dinh dưỡng.
Việc săn bắt chuột lên cao trào vào tháng 6 và tháng 7 sau vụ mùa thu hoạch ở vùng nông thôn thuộc tỉnh Komphong Cham, cách Thủ đô Phnom Penh 60km. Thời điểm này, chuột có ít thức ăn, cộng thêm việc đây là mùa mưa, chúng phải di chuyển lên vùng cao hơn và sập bẫy. Chhoeun Chhim, một nông dân 37 tuổi tại Kompong Cham cho biết mỗi tối, anh đặt tới 120 chiếc bẫy.
“Chuột đồng khác lắm. Chúng không ăn thức ăn như chuột thường đâu”, Chhim cho biết, nhấn mạnh sự khác nhau giữa chuột đồng và chuột thành thị - loại chuột được coi là không thích hợp để chế biến món ăn. “Chuột thường rất bẩn và ghẻ đầy mình. Đó là lý do chúng tôi không bắt chúng. Trong khi đó, chuột đồng chỉ ăn lúa, rau và thân cây dại”, Chhim nói.
Nếu may mắn, Chhim có thể bắt được 25 kg một đêm. “Sau mùa thu hoạch, chuột chẳng còn nhiều thức ăn. Đây là thời điểm tốt để bắt chúng”, Chhim vừa nói vừa gỡ từ xe máy từng lồng sắt lớn nhốt đầy những con chuột mà anh đã săn được hôm trước, để giao cho người mua trong vùng.
Toàn bộ số chuột mà người chủ thu mua trong một buổi sáng, vào khoảng 200 kg, sẽ được xuất khẩu sang Việt Nam. Thịt chuột có thể nướng, rán, nấu súp hoặc băm nhỏ làm thành pate, Chheng An, 22 tuổi, người đang chuẩn bị vận chuyển những lồng chuột bằng xe máy để qua biên giới Việt Nam giao hàng. Chuyến đi của anh sẽ kéo dài 4 giờ. “Loại thịt này rất ngon, có thể chế biến theo nhiều cách. Thịt chuột đồng ở Việt Nam giá rất cao, còn ở đây lại rất rẻ”, Chheng giải thích.
Vào cao điểm mùa bắt chuột, Saing Sambou – một người kinh doanh chuột 46 tuổi tại Campuchia xuất khẩu được tới 2 tấn loài gặm nhấp này sang Việt Nam mỗi sáng. Trong 15 năm qua, việc kinh doanh của bà đã tăng gần gấp 10 lần. Hồi đầu, thịt chuột chỉ được bán với giá 20 cent mỗi kg, giờ đã lên 2,5 USD, và nhu cầu thì tăng dần đều mỗi năm.
Giống như phần lớn người dân Campuchia khác, bà Sambou không hay ăn thịt chuột. Nhưng bà vẫn tin rằng loại thịt này 100% an toàn với sức khỏe con người. Sambou cho biết: “Tôi nghĩ rằng nó còn sạch hơn thịt gà hay thịt vịt. Vì chuột đồng chỉ ăn rễ cây và lúa”.
Tại biên giới Việt Nam - Campuchia ở quận Koh Thom, Thuong Tuan (30 tuổi) và cậu con trai 13 tuổi tên Minh lần lượt bắt từng con chuột để lột da và chặt lấy thịt để bán cho khách hàng.
Khách hàng Việt Nam gần đó rất thích mua chuột của Tuan, vì thịt nó tươi và đã qua sơ chế. Cô là người có cơ sở kinh doanh thịt chuột lớn nhất cửa khẩu này. “Mọi người ở khắp nơi đều đến chỗ tôi mua hàng. Họ thích những con chuột béo. Chúng còn ngon hơn cả thịt lợn”, Tuan cho biết.