Tết Trung Thu trăng sáng, gia đình đoàn viên, bạn bè tụ hội, nhưng đối với Phật giáo, đây cũng là thời gian “hun tập” công hiệu, là thời điểm rất thích hợp để tiếp thu trí tuệ, công đức, từ bi, thanh tịnh của Phật Bồ Tát, giúp tịnh hóa tâm linh chúng sinh.
|
Ảnh minh họa. |
Hướng trăng tròn mà khấn Phật Thích Ca Mâu Ni, ở kinh Phật cũng đã nhấn mạnh nhiều lần. Thanh tịnh nguyệt quang tam muội, tâm định như trăng tròn. Dưới ánh sáng vằng vặc ấy, tâm hồn Phật pháp trọn vẹn, sáng soi. Khấn Phật chính là lấy Phật làm gương, lấy sự giáo dục của Phật học là đường hướng, tiến tới cảnh giới của Phật pháp.
Với chúng đệ tử, học Phật là tu hành ở bên trong để khai trừ cái ác, hành thừa chúng thiện, tự tịnh ý nghĩ, rời xa tham sân si, điên đảo vọng tưởng. Điều này nói thì dễ nhưng làm thì khó, quan trọng nhất là chữ “định” ở trong tâm. Muốn tu hành tốt thì phải tìm ra phương pháp “định” chính mình. Tâm đã “định” giống như trăng đã tròn, quang minh tự nhiên hiện ra, vọng tưởng như mây trôi, đều sẽ tiêu tan không chút dấu vết. Mà mặt trăng quang minh từ bi chiếu khắp thế gian, tất cả vạn vật cùng hưởng lợi.
Vì thế Tết Trung Thu – thời điểm trăng tròn nhất, to nhất, sáng nhất, nhìn trăng ta có thể lĩnh hội được tự giác, cảm giác, viên mãn trong tinh túy của giáo lý Phật giáo. Nhìn mặt trăng bản thân liền tự giác. Nguyệt quang chiếu khắp, soi rọi chúng sinh là cảm giác. Ánh trăng trong sáng, thuần khiết là viên mãn.
Trong đêm Trung Thu, soi mình dưới trăng, soi tâm giữa trời đất, thành kính hướng về Phật Bồ Tát, tụng niệm kinh kệ, làm theo Phật dạy, nhất định có chứng giám. Nhìn thấy ánh trăng, quỳ xuống niệm A di đà, công đức vô lượng.
Ngày lễ, vui chơi có chừng, ngoài việc phá cỗ trông trăng, hãy lưu tâm đến học Phật, hướng Phật và quan trọng nhất là tu tâm, giữ tâm trong sáng, thanh thuần như ánh trăng. Trong trời đất không gì hiền dịu mà mạnh mẽ như ánh trăng, thấu suốt tâm can, tỏ rõ thiện ác. Đứng dưới trăng nghĩ về lòng thiện để luôn gặp may mắn và an lành. Điều tâm linh này, không khó để thực hiện.
Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):