Muốn thảnh thơi nhưng lại lười lao động
Con người ở đời thường có xu hướng làm ít hưởng nhiều. Thế nhưng ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai. Chúng ta, xuất phát điểm đã nhận được quá nhiều sự chăm bẵm của bố mẹ. Nếu mãi chìm đắm trong đó và không chịu thoát ra, ta sẽ không thể trưởng thành và tự đứng trên đôi chân của mình.
|
Ảnh minh họa. |
Phải lao động mới hiểu rõ được giá trị của thành quả. Phải va vấp tầm nhìn mới được mở rộng. Phải đổ máu, da thịt và trái tim mới được tôi luyện và trở nên cứng cáp. Cuộc đời chỉ muốn được thảnh thơi mà không đổ mồ hôi sôi nước mắt, có khác gì một cái cây luôn chờ tưới nước. Nếu không sẽ kiệt quệ, khô héo thành tro tàn.
Muốn khỏe mạnh nhưng không biết giữ gìn
Con người luôn muốn khỏe mạnh, nhưng lại không biết trân trọng sức khỏe. Thay vì luyện tập thể thao, lại lười biếng, cầm điện thoại thức thâu đêm. Thay vì ăn những thực phẩm bổ dưỡng, lại tìm đến những đồ ăn nhanh độc hại, thuốc lá, rượu bia. Thay vì nghĩ những điều tích cực, lại luôn tích trữ hận thù, suy diễn, khiến bản thân càng thêm trầm uất.
Lúc khỏe mạnh không biết giữ, ốm đau rồi chỉ biết hối hận. Sức khỏe là tài sản quý báu nhất của con người, là chìa khóa vàng để bạn lao động và hưởng thụ cuộc sống. Đừng lao vào những thói quen vô bổ, hãy yêu thương và chăm sóc chính bản thân mình.
Muốn được quan tâm nhưng không muốn nghe góp ý
Yêu thương là ngọn lửa mạnh mẽ nhất sưởi ấm trái tim con người. Thế nhưng, không phải ai cũng xứng đáng để nhận được yêu thương từ người khác. Con người chỉ biết nhận mà không muốn lắng nghe. Nếu mình làm điều sai, bị góp ý sẽ quy ra đó là đả kích. Trong tranh luận nếu gặp ý kiến trái chiều sẽ xem đó là nông cạn. Một người bảo thủ và cố chấp như vậy, liệu có mấy ai muốn gần gũi, thấu hiểu, cảm thông.
Phải quen với muốn mặn, giọt nước mới có thể vào biển cả. Con người phải mở lòng và thấu hiểu với người khác, tầm nhìn mới được mở rộng và trở nên lớn lao hơn.