Việc phá dỡ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên gần như chắc chắn sẽ là một trong những nội dung chính được bàn bạc trong cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào ngày 27-28/2 tới tại Hà Nội. Ảnh: Reuters.Đổi lại việc phá dỡ Yongbyon, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ yêu cầu nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng. Ảnh: Telegraph.Giới chuyên gia kỳ vọng, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 này sẽ đảm bảo rằng việc đóng cửa khu tổ hợp hạt nhân Yongbyon là hành động toàn diện và không thể đảo ngược. Ảnh: BBC.Được biết, Trung tâm hạt nhân Yongbyon, được xây dựng vào năm 1979 nằm ở huyện Yongbyon thuộc tỉnh Bắc Pyongan, cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 100 km về phía bắc. Ảnh: BI.Các lò phản ứng và cơ sở nghiên cứu tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon được cho là đã sản xuất nguyên liệu phân hạch cho cả 6 lần thử hạt nhân của Triều Tiên trong khoảng thời gian 2006-2017. Ảnh: Telegraph.Có thể nói, Trung tâm hạt nhân Yongbyon mang ý nghĩa biểu tượng cho chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: Sky News.Trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 9/2018, phía Triều Tiên cũng từng tuyên bố sẵn sàng phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon nếu Mỹ có những "biện pháp tương xứng". Ảnh: Haaretz.Được biết, Triều Tiên từng hai lần đồng ý ngừng các hoạt động hạt nhân và để thanh sát viên quốc tế tới kiểm tra các cơ sở trong khu tổ hợp Yongbyon vào giữa những năm 1990 và giữa những năm 2000, nhằm đổi lấy viện trợ. Tuy nhiên, trong cả hai lần này Triều Tiên đều hủy bỏ cam kết sau khi bất đồng về cách thức thực thi thỏa thuận. Ảnh: WSJ.Cơ sở hạt nhân Yongbyon bị đóng cửa từ tháng 10/2007 theo một thỏa thuận trên bàn đàm phán 6 bên, bao gồm Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên. Vào năm 2008, Triều Tiên đã phá hủy một tháp làm mát tại tổ hợp này. Ảnh: CNBC.Tuy nhiên, vài năm sau đó, Triều Tiên đã nối lại hoạt động tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon và thậm chí còn xây thêm lò phản ứng hạt nhân mới. Ảnh: AP.Mời độc giả xem thêm video về Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 tại Singapore (Nguồn: CNN)
Việc phá dỡ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên gần như chắc chắn sẽ là một trong những nội dung chính được bàn bạc trong cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào ngày 27-28/2 tới tại Hà Nội. Ảnh: Reuters.
Đổi lại việc phá dỡ Yongbyon, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ yêu cầu nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng. Ảnh: Telegraph.
Giới chuyên gia kỳ vọng, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 này sẽ đảm bảo rằng việc đóng cửa khu tổ hợp hạt nhân Yongbyon là hành động toàn diện và không thể đảo ngược. Ảnh: BBC.
Được biết, Trung tâm hạt nhân Yongbyon, được xây dựng vào năm 1979 nằm ở huyện Yongbyon thuộc tỉnh Bắc Pyongan, cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 100 km về phía bắc. Ảnh: BI.
Các lò phản ứng và cơ sở nghiên cứu tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon được cho là đã sản xuất nguyên liệu phân hạch cho cả 6 lần thử hạt nhân của Triều Tiên trong khoảng thời gian 2006-2017. Ảnh: Telegraph.
Có thể nói, Trung tâm hạt nhân Yongbyon mang ý nghĩa biểu tượng cho chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: Sky News.
Trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 9/2018, phía Triều Tiên cũng từng tuyên bố sẵn sàng phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon nếu Mỹ có những "biện pháp tương xứng". Ảnh: Haaretz.
Được biết, Triều Tiên từng hai lần đồng ý ngừng các hoạt động hạt nhân và để thanh sát viên quốc tế tới kiểm tra các cơ sở trong khu tổ hợp Yongbyon vào giữa những năm 1990 và giữa những năm 2000, nhằm đổi lấy viện trợ. Tuy nhiên, trong cả hai lần này Triều Tiên đều hủy bỏ cam kết sau khi bất đồng về cách thức thực thi thỏa thuận. Ảnh: WSJ.
Cơ sở hạt nhân Yongbyon bị đóng cửa từ tháng 10/2007 theo một thỏa thuận trên bàn đàm phán 6 bên, bao gồm Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên. Vào năm 2008, Triều Tiên đã phá hủy một tháp làm mát tại tổ hợp này. Ảnh: CNBC.
Tuy nhiên, vài năm sau đó, Triều Tiên đã nối lại hoạt động tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon và thậm chí còn xây thêm lò phản ứng hạt nhân mới. Ảnh: AP.
Mời độc giả xem thêm video về Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 tại Singapore (Nguồn: CNN)