Lombok hoang tàn sau ba trận động đất diễn ra lần lượt trong các ngày 29/7, 5/8 và 9/8. Afirin Hadi, phát ngôn viên Hội chữ thập đỏ Indonesia cho biết “một số ngôi làng chúng tôi ghé thăm bị phá huỷ gần như hoàn toàn, tất cả các ngôi nhà đều sụp đổ, đường bị nứt và các cây cầu đã gãy”.Nhân viên cứu hộ đã kéo một người đàn ông còn sống ra khỏi đống đổ nát của một nhà thờ hồi giáo lớn sau cơn động đất. Người đàn ông này đã thốt lên “Tạ ơn Thánh thần” ngay khi được kéo ra khỏi lớp đất đá, và được đội cứu hộ giúp đỡ di chuyển xa khỏi nơi đổ nát. “Bạn đã an toàn” một nhân viên cứu hộ xúc động nói với người đàn ông mặc áo choàng Hồi giáo. Dân làng cũng vây quanh người đàn ông may mắn sống sót này để chia vui và hỏi thăm.Nhiều người dân hoảng loạn chạy ra khỏi nhà khi cơn dư chấn ngày 9/8 xảy ra. “Tôi thấy hàng xóm của mình mắc kẹt trong đống đổ nát trước khi chết. Anh ấy đã nhờ tôi cứu anh ấy, nhưng tôi không thể giúp anh ấy, chúng tôi chỉ có thể chạy để cứu chính mình,” một người đàn ông Indonesia nói trong nước mắt. Mặc dù quan chức địa phương thông báo rằng “đây chỉ là cơn dư chấn sau động đất, và nó sẽ sớm qua đi,” người dân vẫn còn sợ hãi sau trận động đất ngày 5/8.Một số người đã phàn nàn rằng họ không được để ý tới, hoặc phải nhận sự cứu trợ chậm chễ. “Không cứ sự hỗ trợ nào ở nơi này cả,” Multazam 36 tuổi nói. Anh và hàng trăm người khác đang sống dưới những tấm bạt trên một cánh đồng lúa khô bên ngoài làng Pemenang. Thời tiết khô hạn gần đây cũng góp phần cho việc thiếu nước sạch trầm trọng.Các bệnh viện hiện bị hư hỏng nặng nề. Các bác sĩ và nhân viên cứu hộ xếp giường bệnh ở trong bóng mát hoặc các túp lều cho những người bị thương. Kurrniawan Eko Wibowo, một bác sĩ địa phương, nói rằng đa số bị thương ở đầu hoặc gãy xương. “Chúng tôi thiếu cơ sở hạ tầng để thực hiện các cuộc phẫu thuật, chúng cần được thực hiện trong một nơi vô trùng,” Wibowo nói.Người dân đã di chuyển lên đồi hoặc núi, vì lo sợ sóng thần sẽ xảy ra. Mọi người vẫn vô cùng hoang mang và lo lắng sau cơn động đất. Một bác sĩ địa phương cho biết “những vết thương trên cơ thể sẽ mau chóng hồi phục, nhưng vết thương tâm lý có lẽ sẽ khó có thể chữa lành”. Khi được hỏi về những gì họ đã trải qua, đa phần họ đều trở nên run rẩy và bắt đầu khóc, họ không thể kể lại những chuyện đó.“Hầu hết du khách nước ngoài đã được sơ tán,” Yusuf Latif, phát ngôn viên của đội tìm kiếm và cứu nạn quốc gia cho biết. Tổng giám đốc của sân bay Lombok nói rằng các hãng hàng không đã tăng cường các chuyến bay, nhân viên của ông cũng cung cấp chăn và đồ ăn nhẹ cho các du khách đang chờ chuyến bay tới. Ảnh: AFP.Hiện vẫn còn khoảng 20,000 người cần sự trợ giúp. Chính quyền Indonesia cũng kêu gọi các tổ chức và cá nhân có thể tham gia hỗ trợ công tác cứu nạn. "Nguồn nhân lực và thiết bị của chúng tôi hiện nay là có hạn," một quan chức địa phương nói. Ảnh: AFP.Indonesia nằm trong khu vực Vành đai lửa Thái Bình Dương trải rộng 40.000 km từ Nhật Bản, Indonesia đến California, Mỹ. Hầu hết động đất trên thế giới đều xảy ra trong khu vực lòng chảo này do hoạt động mạnh mẽ của địa chất và núi lửa. Năm 2004, sóng thần đã khiến 226.000 người thiệt mạng, trong đó hơn một nửa là người Indonesia. Ảnh: Getty.
Lombok hoang tàn sau ba trận động đất diễn ra lần lượt trong các ngày 29/7, 5/8 và 9/8. Afirin Hadi, phát ngôn viên Hội chữ thập đỏ Indonesia cho biết “một số ngôi làng chúng tôi ghé thăm bị phá huỷ gần như hoàn toàn, tất cả các ngôi nhà đều sụp đổ, đường bị nứt và các cây cầu đã gãy”.
Nhân viên cứu hộ đã kéo một người đàn ông còn sống ra khỏi đống đổ nát của một nhà thờ hồi giáo lớn sau cơn động đất. Người đàn ông này đã thốt lên “Tạ ơn Thánh thần” ngay khi được kéo ra khỏi lớp đất đá, và được đội cứu hộ giúp đỡ di chuyển xa khỏi nơi đổ nát. “Bạn đã an toàn” một nhân viên cứu hộ xúc động nói với người đàn ông mặc áo choàng Hồi giáo. Dân làng cũng vây quanh người đàn ông may mắn sống sót này để chia vui và hỏi thăm.
Nhiều người dân hoảng loạn chạy ra khỏi nhà khi cơn dư chấn ngày 9/8 xảy ra. “Tôi thấy hàng xóm của mình mắc kẹt trong đống đổ nát trước khi chết. Anh ấy đã nhờ tôi cứu anh ấy, nhưng tôi không thể giúp anh ấy, chúng tôi chỉ có thể chạy để cứu chính mình,” một người đàn ông Indonesia nói trong nước mắt. Mặc dù quan chức địa phương thông báo rằng “đây chỉ là cơn dư chấn sau động đất, và nó sẽ sớm qua đi,” người dân vẫn còn sợ hãi sau trận động đất ngày 5/8.
Một số người đã phàn nàn rằng họ không được để ý tới, hoặc phải nhận sự cứu trợ chậm chễ. “Không cứ sự hỗ trợ nào ở nơi này cả,” Multazam 36 tuổi nói. Anh và hàng trăm người khác đang sống dưới những tấm bạt trên một cánh đồng lúa khô bên ngoài làng Pemenang. Thời tiết khô hạn gần đây cũng góp phần cho việc thiếu nước sạch trầm trọng.
Các bệnh viện hiện bị hư hỏng nặng nề. Các bác sĩ và nhân viên cứu hộ xếp giường bệnh ở trong bóng mát hoặc các túp lều cho những người bị thương. Kurrniawan Eko Wibowo, một bác sĩ địa phương, nói rằng đa số bị thương ở đầu hoặc gãy xương. “Chúng tôi thiếu cơ sở hạ tầng để thực hiện các cuộc phẫu thuật, chúng cần được thực hiện trong một nơi vô trùng,” Wibowo nói.
Người dân đã di chuyển lên đồi hoặc núi, vì lo sợ sóng thần sẽ xảy ra. Mọi người vẫn vô cùng hoang mang và lo lắng sau cơn động đất. Một bác sĩ địa phương cho biết “những vết thương trên cơ thể sẽ mau chóng hồi phục, nhưng vết thương tâm lý có lẽ sẽ khó có thể chữa lành”. Khi được hỏi về những gì họ đã trải qua, đa phần họ đều trở nên run rẩy và bắt đầu khóc, họ không thể kể lại những chuyện đó.
“Hầu hết du khách nước ngoài đã được sơ tán,” Yusuf Latif, phát ngôn viên của đội tìm kiếm và cứu nạn quốc gia cho biết. Tổng giám đốc của sân bay Lombok nói rằng các hãng hàng không đã tăng cường các chuyến bay, nhân viên của ông cũng cung cấp chăn và đồ ăn nhẹ cho các du khách đang chờ chuyến bay tới. Ảnh: AFP.
Hiện vẫn còn khoảng 20,000 người cần sự trợ giúp. Chính quyền Indonesia cũng kêu gọi các tổ chức và cá nhân có thể tham gia hỗ trợ công tác cứu nạn. "Nguồn nhân lực và thiết bị của chúng tôi hiện nay là có hạn," một quan chức địa phương nói. Ảnh: AFP.
Indonesia nằm trong khu vực Vành đai lửa Thái Bình Dương trải rộng 40.000 km từ Nhật Bản, Indonesia đến California, Mỹ. Hầu hết động đất trên thế giới đều xảy ra trong khu vực lòng chảo này do hoạt động mạnh mẽ của địa chất và núi lửa. Năm 2004, sóng thần đã khiến 226.000 người thiệt mạng, trong đó hơn một nửa là người Indonesia. Ảnh: Getty.