Hwang Hyeon-dong sống trong một căn phòng rộng 6,6m2 gần trường đại học của anh ở Seoul, Hàn Quốc. Căn phòng của Hwang không khép kín, anh phải chia sẻ phòng tắm, bếp với người khác nhưng giá thuê vẫn rất cao: 302 USD/tháng. (Nguồn ảnh: Reuters)Những căn phòng đơn sơ như thế này, được gọi là goshi-won, trước đây thường được các sinh viên nghèo ở Hàn Quốc thuê để tạm thời sống và học tập trung hơn, trước mỗi kỳ kiểm tra.Tuy nhiên, hiện giờ, những căn phòng thiếu tiện nghi như thế này lại trở thành những căn nhà cố định lâu dài cho những thanh niên như Hwang - những người tự nhận mình là “thìa đất” vì sinh ra trong gia đình nghèo.“Nếu tôi cố gắng và có một công việc tốt, tôi sẽ có thể đủ tiền mua một ngôi nhà, tôi sẽ có thể thu hẹp khoảng cách xã hội đã quá lớn này hay không?” chàng thanh niên 25 tuổi nói trong căn phòng nhỏ bừa bộn với hàng đống quần áo chất trên giường. Thỉnh thoảng Hwang lại về nhà ở Guri ăn cơm cùng cha và bà nội (ảnh).Khái niệm "thìa đất" và "thìa vàng" để chỉ những người sinh ra trong gia đình nghèo và giàu, đã tồn tại nhiều năm nay ở Hàn Quốc. Thậm chí quà tặng cho những lễ thôi nôi của các em bé Hàn Quốc sẽ không còn là nhẫn vàng như truyền thống từ trước tới nay mà là những chiếc thìa vàng với mong muốn các em có một cuộc sống giàu sang sau này.Hwang, sinh viên năm thứ 3 ngành nghiên cứu truyền thông, cho rằng vụ bê bối tham nhũng của cựu Bộ trưởng Tư pháp Cho Kuk là lời cảnh tỉnh cho những người thuộc tầng lớp "thìa đất" như mình - những người từng tin rằng làm việc chăm chỉ sẽ tạo ra sự khác biệt. Được biết, Cho và người vợ giáo sư đại học của ông này bị buộc tội lạm dụng chức vụ để giúp cho con gái của họ được nhận vào trường Y năm 2015.Trong một cuộc khảo sát vào tháng 9/2019 tiến hành với 3.289 người, 3/4 người được hỏi cho rằng lý lịch của cha mẹ chính là chìa khóa thành công của con cái.“Tôi không phàn nàn việc lớp trẻ chúng tôi có dòng dõi và xuất phát điểm khác nhau. Nhưng tôi bất bình vì có những người nhận được sự trợ giúp không thích đáng. Tôi đồng ý việc ai đó được đi học khi tôi phải đi làm nhưng thực tế là ngày càng có nhiều người được nâng đỡ, ô dù để tiến thân khiến tôi tức giận”, Kim Jae-hoon, 26 tuổi, người đang sống trong một căn nhà goshi-won, nói.Kim hiện đang làm nhân viên phục vụ bán thời gian tại một quán bar gần trường học của anh và mỗi tháng anh được trả lương 400.000 won (hơn 8 triệu VND/tháng) và số tiền đó được anh dùng để trả tiền thuê nhà, thức ăn và thuế. Đa số thức ăn của Kim là cơm anh nấu trong căn bếp chung ăn cùng với trứng, nửa củ hành và nước sốt.Kim ngồi xem điện thoại trong căn phòng trọ chật chội trước khi đi ngủ.Kim phải tự giặt quần áo và phơi tạm trong nhà vì không có tiền mang ra hàng giặt.Hwang Hyeon-dong mặc chiếc áo vest và cà vạt mới đi mua cùng mẹ rồi đi chụp ảnh thẻ để chuẩn bị cho CV xin việc.Sau đó, anh lên xe bus trở về khu nhà trọ.
Mời độc giả xem thêm video: Máy bay Hàn Quốc chở 319 người bốc cháy khi cất cánh (Nguồn video: VTC14)
Hwang Hyeon-dong sống trong một căn phòng rộng 6,6m2 gần trường đại học của anh ở Seoul, Hàn Quốc. Căn phòng của Hwang không khép kín, anh phải chia sẻ phòng tắm, bếp với người khác nhưng giá thuê vẫn rất cao: 302 USD/tháng. (Nguồn ảnh: Reuters)
Những căn phòng đơn sơ như thế này, được gọi là goshi-won, trước đây thường được các sinh viên nghèo ở Hàn Quốc thuê để tạm thời sống và học tập trung hơn, trước mỗi kỳ kiểm tra.
Tuy nhiên, hiện giờ, những căn phòng thiếu tiện nghi như thế này lại trở thành những căn nhà cố định lâu dài cho những thanh niên như Hwang - những người tự nhận mình là “thìa đất” vì sinh ra trong gia đình nghèo.
“Nếu tôi cố gắng và có một công việc tốt, tôi sẽ có thể đủ tiền mua một ngôi nhà, tôi sẽ có thể thu hẹp khoảng cách xã hội đã quá lớn này hay không?” chàng thanh niên 25 tuổi nói trong căn phòng nhỏ bừa bộn với hàng đống quần áo chất trên giường. Thỉnh thoảng Hwang lại về nhà ở Guri ăn cơm cùng cha và bà nội (ảnh).
Khái niệm "thìa đất" và "thìa vàng" để chỉ những người sinh ra trong gia đình nghèo và giàu, đã tồn tại nhiều năm nay ở Hàn Quốc. Thậm chí quà tặng cho những lễ thôi nôi của các em bé Hàn Quốc sẽ không còn là nhẫn vàng như truyền thống từ trước tới nay mà là những chiếc thìa vàng với mong muốn các em có một cuộc sống giàu sang sau này.
Hwang, sinh viên năm thứ 3 ngành nghiên cứu truyền thông, cho rằng vụ bê bối tham nhũng của cựu Bộ trưởng Tư pháp Cho Kuk là lời cảnh tỉnh cho những người thuộc tầng lớp "thìa đất" như mình - những người từng tin rằng làm việc chăm chỉ sẽ tạo ra sự khác biệt. Được biết, Cho và người vợ giáo sư đại học của ông này bị buộc tội lạm dụng chức vụ để giúp cho con gái của họ được nhận vào trường Y năm 2015.
Trong một cuộc khảo sát vào tháng 9/2019 tiến hành với 3.289 người, 3/4 người được hỏi cho rằng lý lịch của cha mẹ chính là chìa khóa thành công của con cái.
“Tôi không phàn nàn việc lớp trẻ chúng tôi có dòng dõi và xuất phát điểm khác nhau. Nhưng tôi bất bình vì có những người nhận được sự trợ giúp không thích đáng. Tôi đồng ý việc ai đó được đi học khi tôi phải đi làm nhưng thực tế là ngày càng có nhiều người được nâng đỡ, ô dù để tiến thân khiến tôi tức giận”, Kim Jae-hoon, 26 tuổi, người đang sống trong một căn nhà goshi-won, nói.
Kim hiện đang làm nhân viên phục vụ bán thời gian tại một quán bar gần trường học của anh và mỗi tháng anh được trả lương 400.000 won (hơn 8 triệu VND/tháng) và số tiền đó được anh dùng để trả tiền thuê nhà, thức ăn và thuế. Đa số thức ăn của Kim là cơm anh nấu trong căn bếp chung ăn cùng với trứng, nửa củ hành và nước sốt.
Kim ngồi xem điện thoại trong căn phòng trọ chật chội trước khi đi ngủ.
Kim phải tự giặt quần áo và phơi tạm trong nhà vì không có tiền mang ra hàng giặt.
Hwang Hyeon-dong mặc chiếc áo vest và cà vạt mới đi mua cùng mẹ rồi đi chụp ảnh thẻ để chuẩn bị cho CV xin việc.
Sau đó, anh lên xe bus trở về khu nhà trọ.
Mời độc giả xem thêm video: Máy bay Hàn Quốc chở 319 người bốc cháy khi cất cánh (Nguồn video: VTC14)