|
Triều Tiên nhắn gửi thông điệp vũ khí hạt nhân tốt và đáng tin cậy hơn bằng hữu, có ý trách khéo Trung Quốc.
|
Bình Nhưỡng đã đưa ra thông điệp nói trên trong bài xã luận đăng ngày 27/4 trên báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên. Đồng thời, thông điệp còn ngụ ý nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ thỏa hiệp với phương Tây về chương trình hạt nhân ngay cả khi bị Bắc Kinh gây áp lực, mạng tin Duowei News của người Trung Quốc hải ngoại cho biết.
Bài xã luận trên báo Đảng Rodong Sinmun của Triều Tiên cũng tuyên bố, quân đội nước này hoàn toàn có khả năng bảo vệ chế độ, chỉ nhờ nỗ lực phát triển kho vũ khí hạt nhân hơn nữa.
Đồng thời, tờ báo nhấn mạnh nếu một quốc gia từ bỏ việc phát triển vũ khí phòng thủ dưới áp lực của Mỹ hoặc các cường quốc khác, quốc gia đó cuối cùng sẽ đánh mất đi phẩm giá và chủ quyền. Vì lẽ đó, khả năng răn đe hạt nhân là phương cách được Triều Tiên chọn lựa để chống lại một cuộc tấn công tiềm năng từ phía Mỹ.
Theo Rodong Sinmun, do Mỹ xem Triều Tiên là mục tiêu tấn công phủ đầu - thậm chí, tấn công hạt nhân hàng đầu, phương pháp ngoại giao là không đủ để đảm bảo an ninh cho đất nước cũng như bảo vệ hệ thống chính trị.
Từ đó, dường như Bình Nhưỡng đang truyền tải thông điệp tới Bắc Kinh rằng, Triều Tiên không phải là “con tốt dễ bảo” và không chấp nhận bị đối xử như một món hàng được đưa ra để mặc cả trong thỏa thuận giữa Washington, Bắc Kinh và Seoul.
Trước đó, việc Bắc Kinh cùng với Mỹ và Hàn Quốc lên án vụ thử hạt nhân thứ 3 của Triều Tiên có thể khiến Bình Nhưỡng cảm thấy họ không thể hoàn toàn tin tưởng và dựa vào đồng minh cũ được nữa.
Trong khi đó, vì Trung Quốc là đồng minh duy nhất của Triều Tiên - trụ cột lớn nhất chống đỡ cho chế độ Bình Nhưỡng, cả Mỹ và Hàn Quốc tin rằng Bắc Kinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thuyết phục đối thủ từ bỏ chương trình hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa tới thăm Trung Quốc vào tháng trước và có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì để thảo luậ, tìm cách giải quyết những căng thẳng gần đây trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, ông Wu Dawei, Đặc phái viên của Trung Quốc về các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên cũng có chuyến công du Washington vào ngày 22/ 4 để thảo luận về các vấn đề tương tự với ông Glyn Davis, đại diện đặc biệt của Washington về chính sách đối với Triều Tiên.
Chưa hết, ngày 1/5, Lim Sung-Nam, Đặc phái viên về các vấn đề an ninh và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên cũng đã đến thăm Bắc Kinh để tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc nhằm gây áp lực buộc Triều Tiên quay lại bàn đàm phán.
Không ít chuyên gia phân tích tin rằng, nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc đã bắt đầu xem Triều Tiên là “kẻ gây rắc rối” hơn là đồng minh ruột truyền thống.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU