Đất nước Afghanistan chìm trong bất ổn khi các nhóm khủng bố vẫn lộng hành. Hôm 15/6, một quan chức Nhà Trắng xác nhận rằng Mỹ sẽ triển khai thêm 4.000 binh sĩ tới Afghanistan để huấn luyện và cố vấn cho lực lượng Afghanistan trong cuộc chiến chống khủng bố. Ảnh: DW.Ngày 31/5, một trong những khu vực an toàn nhất ở Kabul đã trở thành mục tiêu tấn công của các phần tử khủng bố. Ít nhất 90 người thiệt mạng và 350 người khác bị thương trong vụ đánh bom đẫm máu tại khu ngoại giao ở thủ đô Kabul. Ảnh: DW.Trước đó, nhiều vụ tấn công liều chết đã xảy ra ở thủ đô Kabul của Afghanistan. Hồi tháng 3/2017, các phần tử nổi dậy tấn công một bệnh viện quân sự ở Kabul, khiến 38 người thiệt mạng và hơn 70 người khác bị thương. Nạn nhân chủ yếu là bệnh nhân, bác sĩ và y tá. Ảnh: DW.Hồi tháng 4/2017, phiến quân Taliban thông báo khởi động “chiến dịch mùa xuân” thường niên với việc tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào liên quân và lực lượng an ninh Afghanistan. Lực lượng Taliban còn tuyên bố thay đổi chiến thuật trong “Chiến dịch Mansour” năm nay. Ảnh: DW.Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa công bố chính sách của nước này đối với Afghanistan. Tuy nhiên, DW dẫn lời chuyên gia Michael Kugleman cho biết, trên nhiều phương diện, chính sách đối với Afghanistan của Tổng thống Donald Trump sẽ tương tự với chính sách của chính quyền tiền nhiệm. Ảnh: DW.Theo giới quan sát Afghanistan, không có khả năng phiến quân Taliban sẽ tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào vì chúng đang chiếm ưu thế trên chiến trường. Ảnh: DW.Hồi năm 2016, Tổng thống Afghanistan Mohammad Ashraf Ghani cho biết: “Afghanistan không hy vọng Pakistan đưa phiến quân Taliban vào bàn đàm phán nữa”. Trong ảnh là Ehsanullah Ehsan, từng là người phát ngôn của phiến quân Taliban tại Pakistan. Ảnh: DW.Được biết, lãnh đạo các đảng, phong trào khác ở Afghanistan cũng tìm cách gây ảnh hưởng trong nước. Vào tháng 5/2016, lãnh tụ đảng Hồi giáo Hezb-e-Islami Gulbuddin Hekmatyar đã trở về Kabul sau 20 năm sống lưu vong để đóng "vai trò tích cực" trong chính trường Afghanistan. Ảnh: DW.Trong nhiều năm, Nga đã tránh can dự vào các cuộc xung đột ở Afghanistan. Tuy nhiên, khi tình hình địa chính trị mới đang nổi lên trong khu vực, dường như Nga đã quyết định không “trung lập” trong cuộc xung đột kéo dài ở Afghanistan. Ảnh: DW.Trong cuộc chiến tranh giành quyền lực không hồi kết ở Afghanistan, tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Afghanistan Ghani tiếp tục giảm xuống. Tình trạng tham nhũng tràn lan và vấn đề nội bộ đã tác động tiêu cực đến nỗ lực của chính phủ Kabul trong việc loại trừ chủ nghĩa khủng bố. Ảnh: DW.
Đất nước Afghanistan chìm trong bất ổn khi các nhóm khủng bố vẫn lộng hành. Hôm 15/6, một quan chức Nhà Trắng xác nhận rằng Mỹ sẽ triển khai thêm 4.000 binh sĩ tới Afghanistan để huấn luyện và cố vấn cho lực lượng Afghanistan trong cuộc chiến chống khủng bố. Ảnh: DW.
Ngày 31/5, một trong những khu vực an toàn nhất ở Kabul đã trở thành mục tiêu tấn công của các phần tử khủng bố. Ít nhất 90 người thiệt mạng và 350 người khác bị thương trong vụ đánh bom đẫm máu tại khu ngoại giao ở thủ đô Kabul. Ảnh: DW.
Trước đó, nhiều vụ tấn công liều chết đã xảy ra ở thủ đô Kabul của Afghanistan. Hồi tháng 3/2017, các phần tử nổi dậy tấn công một bệnh viện quân sự ở Kabul, khiến 38 người thiệt mạng và hơn 70 người khác bị thương. Nạn nhân chủ yếu là bệnh nhân, bác sĩ và y tá. Ảnh: DW.
Hồi tháng 4/2017, phiến quân Taliban thông báo khởi động “chiến dịch mùa xuân” thường niên với việc tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào liên quân và lực lượng an ninh Afghanistan. Lực lượng Taliban còn tuyên bố thay đổi chiến thuật trong “Chiến dịch Mansour” năm nay. Ảnh: DW.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa công bố chính sách của nước này đối với Afghanistan. Tuy nhiên, DW dẫn lời chuyên gia Michael Kugleman cho biết, trên nhiều phương diện, chính sách đối với Afghanistan của Tổng thống Donald Trump sẽ tương tự với chính sách của chính quyền tiền nhiệm. Ảnh: DW.
Theo giới quan sát Afghanistan, không có khả năng phiến quân Taliban sẽ tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào vì chúng đang chiếm ưu thế trên chiến trường. Ảnh: DW.
Hồi năm 2016, Tổng thống Afghanistan Mohammad Ashraf Ghani cho biết: “Afghanistan không hy vọng Pakistan đưa phiến quân Taliban vào bàn đàm phán nữa”. Trong ảnh là Ehsanullah Ehsan, từng là người phát ngôn của phiến quân Taliban tại Pakistan. Ảnh: DW.
Được biết, lãnh đạo các đảng, phong trào khác ở Afghanistan cũng tìm cách gây ảnh hưởng trong nước. Vào tháng 5/2016, lãnh tụ đảng Hồi giáo Hezb-e-Islami Gulbuddin Hekmatyar đã trở về Kabul sau 20 năm sống lưu vong để đóng "vai trò tích cực" trong chính trường Afghanistan. Ảnh: DW.
Trong nhiều năm, Nga đã tránh can dự vào các cuộc xung đột ở Afghanistan. Tuy nhiên, khi tình hình địa chính trị mới đang nổi lên trong khu vực, dường như Nga đã quyết định không “trung lập” trong cuộc xung đột kéo dài ở Afghanistan. Ảnh: DW.
Trong cuộc chiến tranh giành quyền lực không hồi kết ở Afghanistan, tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Afghanistan Ghani tiếp tục giảm xuống. Tình trạng tham nhũng tràn lan và vấn đề nội bộ đã tác động tiêu cực đến nỗ lực của chính phủ Kabul trong việc loại trừ chủ nghĩa khủng bố. Ảnh: DW.