Vào tháng 1/2014, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng, nước này đang đóng tàu sân bay thứ hai ở thành phố Đại Liên. Thêm vào đó, họ còn nêu kế hoạch đóng tiếp bốn tàu loại này.
|
Tàu khu trục của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc phóng tên lửa chống ngầm trong một cuộc tập trận.
|
Bài báo này cho biết, nhiệm vụ ưu tiên của phía Trung Quốc sẽ là đóng các tàu ngầm hạt nhân và một tàu sân bay. Bài viết trên khẳng định, tiến độ của những dự án này hiện khá ổn định.
Trước điều đó, nhiều chuyên gia nhận định, hạm đội tàu sân bay Trung Quốc tự đóng này sẽ mở rộng đáng kể khả năng của Trung Quốc trong việc bảo vệ những lợi ích ở các khu vực, như Biển Đông chẳng hạn.
Cho tới nay, Hải quân Trung Quốc mới chỉ có tàu sân bay Liêu Ninh (được cải tiến từ tàu tuần dương chở máy bay Varyag của Ukraine).
Theo dữ liệu chính thức, Trung Quốc tính mua lại con tàu sân bay của Ukraine cho một xưởng đóng tàu. Tuy nhiên, sau một loạt các cuộc thử nghiệm và sửa chữa, con tàu đã được bàn giao cho lực lượng Hải quân dưới cái tên Liêu Ninh và số hiệu CV-16.
Theo Lầu Năm Góc, tới năm 2030, Trung Quốc hướng tới việc mở rộng một hạm đội gồm bốn tới sáu tàu sân bay để hoạt động ở phía đông nước này và cả ở Biển Đông.
Lầu Năm Góc nhận định, các tàu sân bay do Trung Quốc tự đóng “có thể cải thiện sức chiến đấu và mang theo nhiều loại máy bay, bao gồm máy bay cảnh báo sớm, máy bay chống ngầm. Qua đó, nó giúp làm tăng sức mạnh tiềm tàng của nhóm tàu sân bay tác chiến của Hải quân Trung Quốc trong việc bảo vệ những lợi ích của nước này ở các vùng biển mở".