“Các thành viên Hội đồng Bảo an bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình ngày càng xấu đi nhanh chóng, đồng thời lên án mạnh mẽ việc sử dụng bạo lực nhằm vào những người biểu tình hòa bình và cái chết của hàng trăm dân thường, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em”, tuyên bố nhấn mạnh.
|
Các cuộc biểu tình phản đối chính biến tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi ở Myanmar. Ảnh: CNN. |
Trong các bản thảo trước đó của tuyên bố này, các nước phương Tây muốn thêm cụm từ “sẵn sàng cân nhắc các bước tiếp theo” - đề cập tới khả năng về các lệnh trừng phạt quốc tế. Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao, Trung Quốc – nước được xem là đồng minh quan trọng nhất của Myanmar, phản đối cụm từ này
Bắc Kinh muốn “làm dịu” các cụm từ nhắc tới việc “giết hại” hàng trăm dân thường và đổi thành “cái chết” của những người dân thường.
Nga cũng nhiều lần phản đối tuyên bố này do Moscow muốn có nội dung chỉ trích cái chết của các thành viên lực lượng an ninh trong các cuộc biểu tình.
Dù vậy, bất chấp các cuộc đàm phán kéo dài, việc Hội đồng Bảo an có thể thống nhất tiếng nói chung đã gửi đi “tín hiệu rất quan trọng”, một đại sứ giấu tên cho biết.
Kể từ sau cuộc đảo chính hôm 1/2, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra 3 tuyên bố về Myanmar. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa bao giờ coi đó là một cuộc đảo chính, và cả 3 lần đều giảm quy mô của tuyên bố. Hơn nữa, quan điểm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng ít có tác động đối với quân đội Myanmar.
Hôm 31/3, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar kêu gọi các hành động mạnh mẽ nhằm vào quân đội cầm quyền, và cảnh báo về khả năng xảy ra một cuộc “tắm máu” và nguy cơ nội chiến.