Tháng 7 ghi nhận tình trạng nắng nóng kéo dài và nhiều đợt cháy rừng nghiêm trọng ở nhiều địa phương trên khắp Bắc Mỹ. Hơn 80 đám cháy lớn đang bùng phát ở 13 bang của Mỹ, trong đó có vụ cháy rừng Bootleg kéo dài suốt hai tuần. Ngoài ra, nhiều đám cháy khác ở Canada cũng góp phần làm giảm chất lượng không khí ở lục địa Bắc Mỹ, theo New York Times.
Khi làn khói từ các đám cháy rừng di chuyển về phía đông qua Toronto, New York và Philadelphia vào ngày 20/7, nồng độ ô nhiễm không khí tại các địa phương này luôn ở ngưỡng "không lành mạnh".
Thành phố Brainerd và một số đô thị lân cận ở bang Minnesota của Mỹ ghi nhận mức độ ô nhiễm ở ngưỡng “nguy hiểm” - mức độ ô nhiễm cao nhất theo thang đo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ.
Đường chân trời ở quận Manhattan thuộc thành phố New York bị bao phủ bởi khói mù và bụi cháy rừng xám xịt. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) đối với hạt mịn tại quận này chạm ngưỡng 170, cao gấp 9 lần so với khuyến nghị về mức độ phơi nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tại thành phố Philadelphia thuộc bang Pennsylvania, chỉ số này ở ngưỡng 172.
"Những gì chúng ta đang thấy lúc này là sự hội tụ của nhiều đám khói", giáo sư Nancy French thuộc Đại học Công nghệ Michigan, nói. "Phần lớn nước Mỹ hiện chứng kiến một lượng khói mù nhất định, các vùng Trung Tây và Đông Bắc đang hứng chịu mức độ ô nhiễm cao nhất".
Róisín Commane, một nhà khoa học khí quyển tại Đại học Columbia, khuyến cáo người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng hạn chế ra ngoài và đặc biệt tránh các dạng vận động mạnh như tập thể dục. Tiến sĩ Commane cũng khuyên những người buộc phải ra đường hãy đeo khẩu trang có bộ lọc khí.
Những cuộn khói bốc lên từ một đám cháy gần thị trấn Osoyoos thuộc tỉnh British Columbia, Canada.
Tháng 7 ghi nhận tình trạng nắng nóng kéo dài và nhiều đợt cháy rừng nghiêm trọng ở nhiều địa phương trên khắp Bắc Mỹ. Hơn 80 đám cháy lớn đang bùng phát ở 13 bang của Mỹ, trong đó có vụ cháy rừng Bootleg kéo dài suốt hai tuần. Ngoài ra, nhiều đám cháy khác ở Canada cũng góp phần làm giảm chất lượng không khí ở lục địa Bắc Mỹ, theo New York Times.
Khi làn khói từ các đám cháy rừng di chuyển về phía đông qua Toronto, New York và Philadelphia vào ngày 20/7, nồng độ ô nhiễm không khí tại các địa phương này luôn ở ngưỡng "không lành mạnh".
Thành phố Brainerd và một số đô thị lân cận ở bang Minnesota của Mỹ ghi nhận mức độ ô nhiễm ở ngưỡng “nguy hiểm” - mức độ ô nhiễm cao nhất theo thang đo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ.
Đường chân trời ở quận Manhattan thuộc thành phố New York bị bao phủ bởi khói mù và bụi cháy rừng xám xịt. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) đối với hạt mịn tại quận này chạm ngưỡng 170, cao gấp 9 lần so với khuyến nghị về mức độ phơi nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tại thành phố Philadelphia thuộc bang Pennsylvania, chỉ số này ở ngưỡng 172.
"Những gì chúng ta đang thấy lúc này là sự hội tụ của nhiều đám khói", giáo sư Nancy French thuộc Đại học Công nghệ Michigan, nói. "Phần lớn nước Mỹ hiện chứng kiến một lượng khói mù nhất định, các vùng Trung Tây và Đông Bắc đang hứng chịu mức độ ô nhiễm cao nhất".
Róisín Commane, một nhà khoa học khí quyển tại Đại học Columbia, khuyến cáo người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng hạn chế ra ngoài và đặc biệt tránh các dạng vận động mạnh như tập thể dục. Tiến sĩ Commane cũng khuyên những người buộc phải ra đường hãy đeo khẩu trang có bộ lọc khí.
Những cuộn khói bốc lên từ một đám cháy gần thị trấn Osoyoos thuộc tỉnh British Columbia, Canada.