Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu học", trong số gần 50 trạng nguyên nước Việt thời phong kiến, Lý Đạo Tái là người duy nhất đi tu.Trạng nguyên Lý Đạo Tái (1-1334) vốn người làng Vạn Tải, huyện Gia Bình, trấn Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay). Học giỏi, năm 1274, ông thi đỗ trạng nguyên, ra làm quan cho triều Trần, được vua yêu mến.Theo sách "Tổ gia thực lục", từ khi còn nhỏ, Lý Đạo Tái có trí thông minh hơn người, nghe một hiểu mười, đọc đâu nhớ đấy. Nhà nghèo, không có lễ vật để bái sư nhập môn, ông phải đứng ngoài lớp học nghe lỏm, nhìn lén, lấy cây làm bút, lấy sân làm bảng.Theo sách "Giai thoại Lịch sử Việt Nam", do nhà nghèo, diện mạo xấu xí, ông hỏi vợ nhiều nơi nhưng đều bị từ chối. Cuộc đời ông chỉ thay đổi khi thi đỗ trạng nguyên năm 28 tuổi. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm ở Viện Nội Hàn của triều đình.Theo sách "Giai thoại Lịch sử Việt Nam", thấy Lý Đạo Tái có đức, tài, vua rất yêu mến. Vua Trần có ý gả công chúa Liễu Sinh nhưng ông từ chối. Sau khi ông đỗ đạt, có chức tước cao, nhiều người tìm đến ông nhận là họ hàng thân thích. Không ít nhà giàu tranh nhau kết thân, có ý gả con gái cho. Chán nản trước cảnh tình đời tráo trở, đen bạc, ông lao đầu vào sách vở, công việc. Ông làm câu thơ cảm thán: Hàn vi thì chẳng ai nhìn / Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em.Theo sách "Tổ gia thực lục", trong một lần hộ giá vua đến chùa Yên Tử, trạng nguyên Lý Đạo Tái gặp Pháp Loa Tôn giả. Sự uyên thâm và đức độ của vị tổ này đã khiến Lý Đạo Tái vô cùng khâm phục. Từ đó, ông quyết từ bỏ phú quý đời thường để quy y cửa phật. Năm 1305, trạng nguyên Lý Đạo Tái nối gót vua Trần Nhân Tông, chính thức xuất gia tại chùa Yên Tử với pháp danh Huyền Quang. Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, sư Huyền Quang về làm trụ trì ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Năm 1334, sư viên tịch, thọ 81 tuổi.
Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu học", trong số gần 50 trạng nguyên nước Việt thời phong kiến, Lý Đạo Tái là người duy nhất đi tu.
Trạng nguyên Lý Đạo Tái (1-1334) vốn người làng Vạn Tải, huyện Gia Bình, trấn Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay). Học giỏi, năm 1274, ông thi đỗ trạng nguyên, ra làm quan cho triều Trần, được vua yêu mến.
Theo sách "Tổ gia thực lục", từ khi còn nhỏ, Lý Đạo Tái có trí thông minh hơn người, nghe một hiểu mười, đọc đâu nhớ đấy. Nhà nghèo, không có lễ vật để bái sư nhập môn, ông phải đứng ngoài lớp học nghe lỏm, nhìn lén, lấy cây làm bút, lấy sân làm bảng.
Theo sách "Giai thoại Lịch sử Việt Nam", do nhà nghèo, diện mạo xấu xí, ông hỏi vợ nhiều nơi nhưng đều bị từ chối. Cuộc đời ông chỉ thay đổi khi thi đỗ trạng nguyên năm 28 tuổi. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm ở Viện Nội Hàn của triều đình.
Theo sách "Giai thoại Lịch sử Việt Nam", thấy Lý Đạo Tái có đức, tài, vua rất yêu mến. Vua Trần có ý gả công chúa Liễu Sinh nhưng ông từ chối. Sau khi ông đỗ đạt, có chức tước cao, nhiều người tìm đến ông nhận là họ hàng thân thích. Không ít nhà giàu tranh nhau kết thân, có ý gả con gái cho. Chán nản trước cảnh tình đời tráo trở, đen bạc, ông lao đầu vào sách vở, công việc. Ông làm câu thơ cảm thán: Hàn vi thì chẳng ai nhìn / Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em.
Theo sách "Tổ gia thực lục", trong một lần hộ giá vua đến chùa Yên Tử, trạng nguyên Lý Đạo Tái gặp Pháp Loa Tôn giả. Sự uyên thâm và đức độ của vị tổ này đã khiến Lý Đạo Tái vô cùng khâm phục. Từ đó, ông quyết từ bỏ phú quý đời thường để quy y cửa phật. Năm 1305, trạng nguyên Lý Đạo Tái nối gót vua Trần Nhân Tông, chính thức xuất gia tại chùa Yên Tử với pháp danh Huyền Quang. Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, sư Huyền Quang về làm trụ trì ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Năm 1334, sư viên tịch, thọ 81 tuổi.