Màu vàng màu của duy ngã độc tôn, thời cổ đại màu vàng biểu tượng cho quyền lực tối cao của hoàng quyền, dân thường và quan lại không được phép dùng. Vào thời Tiên Tần, màu vàng không được coi trọng và không biểu tượng cho cao quý. Vì thế, khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ và trở thành hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc cổ đại lại dùng màu đen để làm long bào.Đến thời Tùy Đường, màu vàng bắt đầu được trọng thị. Các hoàng đế lần lượt tiếp thu học thuyết âm dương ngũ hành tức quân vương ngồi trấn trung ương, chỉ huy tứ phương, mà trung ương trong ngũ hành “kim mộc thủy hỏa thổ” thì thổ chính là trung ương và màu sắc tương ứng với nó là màu vàng, cho nên hoàng đế nhất định phải sử dụng và tôn sùng màu vàng. Hoàng đế khai quốc nhà Đường Lý Uyên rất thích và đã mặc long bào màu vàng thẫm, đến đời cháu ông là Cao Tông Lý Trị tại vị thì ra chiếu yêu cầu quan lại và dân thường không được phép mặc màu vàng. Vào thời Đường, Tống, màu vàng tuy bị hoàng thất độc chiếm nhưng không phải chỉ riêng hoàng thượng và hoàng thân cốt thích mặc mà thái giám, nô bộc của hoàng thất cũng được mặc màu vàng. Đến triều Minh, Thanh cùng với sự gia tăng của hoàng quyền thì chỉ có hoàng thượng, thái tử và hoàng hậu được phép mặc màu vàng. Ngoài ra những thành viên trong hoàng thất cũng không được phép mặc màu vàng mà chỉ được dùng một số vật trang trí màu vàng để biểu thị sự tôn quý của mình. Ngoài màu vàng, màu tím đậm, màu đỏ thắm cũng từng biểu tượng cho sự phú quý. Trong cổ tịch, chúng ta không tìm thấy ghi chép nhưng trong dân gian có cách nói “đại hồng đại tử” (đỏ thắm tím thẫm) khi chỉ một người nào đó đạt được địa vị hiển hách như ý trong sự nghiệp.Thời Xuân Thu Chiến Quốc, mọi người gọi màu đỏ thắm (đỏ son) là "chu", đây là màu lễ phục của các chư hầu khi tham gia tế thần, màu đỏ nhạt mới gọi là “hồng”, tức là màu của thấp hèn chỉ dùng để làm nội y (lớp áo lót bên trong). Màu đỏ thắm nhận được sự yêu thích và sùng bái và trở thành màu đại diện cho thân phận cao quý. Đến thời Tần Hán thì màu đỏ càng được coi trọng hơn, những công thần Thời Hán có công lao to lớn với triều đình thì cửa chính của gia phủ sẽ được sơn màu đỏ và được gọi là “chu môn” hoặc “chu hộ”, và hai từ này còn trở thành cách nói đại diện cho tầng lớp quý tộc thời bấy giờ. Đến thời Xuân Thu, màu tím ban đầu cũng chỉ tương tự như màu hồng đều thuộc về “ gian sắc” là màu sắc chỉ sự thấp hèn trong xã hội. Nhưng thời bấy giờ, màu tím lại rất khó kiếm. Theo ghi chép trong “Hàn phi tử” thì phải dùng đến 5 sấp luạ màu trắng mới đổi được 1 sấp lụa màu tím. Vì thế, một số người thuộc tầng lớp quý tộc thích dùng màu tím để biểu thị sự giàu có của mình. Điển hình là Tề Hoàn Công một trong Xuân Thu ngũ bá rất thích màu tím, chính ông ta đã tạo ra một trào lưu yêu thích màu tím trong thiên hạ và gây ra một sự biến động không hề nhỏ với kinh tế quốc nội. Tuy sau này Tề Hoàn Công không tiếp tục thể hiện sự yêu thích thái quá của mình với màu tím nữa nhưng trào lưu yêu thích màu tím đã ăn sâu vào tầng lớp quý tộc thời bấy giờ, thậm chí khi tiến hành đại lễ tế thần họ đã dùng lễ phục màu tím thay cho lễ phục màu đỏ thắm truyền thống. Sau khi Xuân Thu Chiến Quốc suy thoái thì trào lưu và quan niệm coi trọng màu tím đại diện cho giới quý tộc càng mạnh hơn, điều này được thể hiện rõ trên quan phục. Việc dùng màu sắc quan phục để phân biệt cấp bậc quan lại đã bắt đầu được áp dụng từ thời Nam Bắc Triều. Thời đó, thực hiện chế độ công phục theo 5 cấp theo thứ tự từ cao đến thấp lần lượt tương ứng với các màu đỏ thắm, tím, đỏ thẫm, lục, thanh (xanh). Đến nhà Đường những đại quan tam phẩm trở lên mới được phép mặc áo màu tím. Ngoài những màu sắc trên dành cho hoàng gia, quý tộc thì trong xã hội cũng có màu dành cho lê dân, bá tánh. Ba màu xanh, trắng và đen là 3 màu mộc mạc, bình dị, bản thân vốn cũng không có được thuộc tính triết học như màu vàng và cũng không có đặc chất hiếm hoi để trở nên quý hiếm như màu tím cho nên những màu này thường dành cho bách tính lê dân hay nô bộc. Những bách tính thường dân trong thiên hạ bị gọi là “bạch thân”, những người suốt ngày phơi sương phơi nắng lao động lam lũ bị gọi là “lê dân”. Chỉ vì một sự tôn sùng thái quá, hay một quan niệm khác thường của tầng lớp thống trị đã biến màu sắc không chỉ đơn thuần là một thuộc tính hay đặc trưng của sự vật mà thông qua việc xếp hạng hay coi trọng màu sắc nào đó đã khiến nó có thể đại diện cho sự uy quyền, phú quý của tầng lớp thống trị, quý tộc hay sự thấp hèn, lam lũ của đám dân đen trong xã hội thời bấy giờ.
Màu vàng màu của duy ngã độc tôn, thời cổ đại màu vàng biểu tượng cho quyền lực tối cao của hoàng quyền, dân thường và quan lại không được phép dùng. Vào thời Tiên Tần, màu vàng không được coi trọng và không biểu tượng cho cao quý. Vì thế, khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ và trở thành hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc cổ đại lại dùng màu đen để làm long bào.
Đến thời Tùy Đường, màu vàng bắt đầu được trọng thị. Các hoàng đế lần lượt tiếp thu học thuyết âm dương ngũ hành tức quân vương ngồi trấn trung ương, chỉ huy tứ phương, mà trung ương trong ngũ hành “kim mộc thủy hỏa thổ” thì thổ chính là trung ương và màu sắc tương ứng với nó là màu vàng, cho nên hoàng đế nhất định phải sử dụng và tôn sùng màu vàng. Hoàng đế khai quốc nhà Đường Lý Uyên rất thích và đã mặc long bào màu vàng thẫm, đến đời cháu ông là Cao Tông Lý Trị tại vị thì ra chiếu yêu cầu quan lại và dân thường không được phép mặc màu vàng.
Vào thời Đường, Tống, màu vàng tuy bị hoàng thất độc chiếm nhưng không phải chỉ riêng hoàng thượng và hoàng thân cốt thích mặc mà thái giám, nô bộc của hoàng thất cũng được mặc màu vàng. Đến triều Minh, Thanh cùng với sự gia tăng của hoàng quyền thì chỉ có hoàng thượng, thái tử và hoàng hậu được phép mặc màu vàng. Ngoài ra những thành viên trong hoàng thất cũng không được phép mặc màu vàng mà chỉ được dùng một số vật trang trí màu vàng để biểu thị sự tôn quý của mình.
Ngoài màu vàng, màu tím đậm, màu đỏ thắm cũng từng biểu tượng cho sự phú quý. Trong cổ tịch, chúng ta không tìm thấy ghi chép nhưng trong dân gian có cách nói “đại hồng đại tử” (đỏ thắm tím thẫm) khi chỉ một người nào đó đạt được địa vị hiển hách như ý trong sự nghiệp.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, mọi người gọi màu đỏ thắm (đỏ son) là "chu", đây là màu lễ phục của các chư hầu khi tham gia tế thần, màu đỏ nhạt mới gọi là “hồng”, tức là màu của thấp hèn chỉ dùng để làm nội y (lớp áo lót bên trong). Màu đỏ thắm nhận được sự yêu thích và sùng bái và trở thành màu đại diện cho thân phận cao quý.
Đến thời Tần Hán thì màu đỏ càng được coi trọng hơn, những công thần Thời Hán có công lao to lớn với triều đình thì cửa chính của gia phủ sẽ được sơn màu đỏ và được gọi là “chu môn” hoặc “chu hộ”, và hai từ này còn trở thành cách nói đại diện cho tầng lớp quý tộc thời bấy giờ.
Đến thời Xuân Thu, màu tím ban đầu cũng chỉ tương tự như màu hồng đều thuộc về “ gian sắc” là màu sắc chỉ sự thấp hèn trong xã hội. Nhưng thời bấy giờ, màu tím lại rất khó kiếm. Theo ghi chép trong “Hàn phi tử” thì phải dùng đến 5 sấp luạ màu trắng mới đổi được 1 sấp lụa màu tím. Vì thế, một số người thuộc tầng lớp quý tộc thích dùng màu tím để biểu thị sự giàu có của mình.
Điển hình là Tề Hoàn Công một trong Xuân Thu ngũ bá rất thích màu tím, chính ông ta đã tạo ra một trào lưu yêu thích màu tím trong thiên hạ và gây ra một sự biến động không hề nhỏ với kinh tế quốc nội. Tuy sau này Tề Hoàn Công không tiếp tục thể hiện sự yêu thích thái quá của mình với màu tím nữa nhưng trào lưu yêu thích màu tím đã ăn sâu vào tầng lớp quý tộc thời bấy giờ, thậm chí khi tiến hành đại lễ tế thần họ đã dùng lễ phục màu tím thay cho lễ phục màu đỏ thắm truyền thống.
Sau khi Xuân Thu Chiến Quốc suy thoái thì trào lưu và quan niệm coi trọng màu tím đại diện cho giới quý tộc càng mạnh hơn, điều này được thể hiện rõ trên quan phục. Việc dùng màu sắc quan phục để phân biệt cấp bậc quan lại đã bắt đầu được áp dụng từ thời Nam Bắc Triều. Thời đó, thực hiện chế độ công phục theo 5 cấp theo thứ tự từ cao đến thấp lần lượt tương ứng với các màu đỏ thắm, tím, đỏ thẫm, lục, thanh (xanh). Đến nhà Đường những đại quan tam phẩm trở lên mới được phép mặc áo màu tím.
Ngoài những màu sắc trên dành cho hoàng gia, quý tộc thì trong xã hội cũng có màu dành cho lê dân, bá tánh. Ba màu xanh, trắng và đen là 3 màu mộc mạc, bình dị, bản thân vốn cũng không có được thuộc tính triết học như màu vàng và cũng không có đặc chất hiếm hoi để trở nên quý hiếm như màu tím cho nên những màu này thường dành cho bách tính lê dân hay nô bộc. Những bách tính thường dân trong thiên hạ bị gọi là “bạch thân”, những người suốt ngày phơi sương phơi nắng lao động lam lũ bị gọi là “lê dân”.
Chỉ vì một sự tôn sùng thái quá, hay một quan niệm khác thường của tầng lớp thống trị đã biến màu sắc không chỉ đơn thuần là một thuộc tính hay đặc trưng của sự vật mà thông qua việc xếp hạng hay coi trọng màu sắc nào đó đã khiến nó có thể đại diện cho sự uy quyền, phú quý của tầng lớp thống trị, quý tộc hay sự thấp hèn, lam lũ của đám dân đen trong xã hội thời bấy giờ.