Đêm động phòng hoa chúc, ghi danh bảng vàng, trời hạn gặp mưa, nơi đất khách quê người gặp cố nhân là bốn việc đại hỷ trong đời đối với người Trung Quốc cổ đại.
Tuy nhiên đối với những hoàng hậu của thời vua chúa phong kiến Trung Quốc thì hôn nhân chỉ là là hôn nhân chính trị, có lúc rất đau khổ, có khi lại cảm thấy bất lực, do vậy họ sẽ không cảm nhận được niềm hạnh phúc trong đêm tân hôn.
Các
hoàng đế thời xưa thường có tam cung lục viện bảy mươi hai phi tần, thậm chí hậu cung còn có 3.000 giai nhân. Tuy nhiên, mỗi hoàng đế trong một đời thường cũng chỉ kết hôn một lần, đó được gọi là “đại hôn”. Cũng có trường hợp ngoại lệ, nếu như vị hoàng hậu nào bị phế thì Hoàng đế sẽ có cơ hội tổ chức đại hôn lần tiếp theo.
|
Ảnh minh họa.
|
Trong ngày đại hôn của Hoàng đế, trình tự hôn lễ tương tự như với người dân bình thường, đều có “lục lễ” gồm nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp chinh, cáo kỳ, thân nghênh. Tuy nhiên hôn lễ của hoàng gia thì long trọng và tinh tế hơn so với bách tính. Hoàng đế sẽ cử người tới rước cô dâu, đồng thời người nhà của cô dâu sẽ tiễn họ về cung, còn Hoàng đế không phải đích thân tới rước.
Lễ vật của nhà vua thường là những lễ vật vô cùng quý giá, dưới triều đại nhà Hán thì rất nhiều vàng thỏi và châu báu ngọc ngà sẽ được tính vào lễ vật. Ở thời Đông Hán, nhi nữ của Lương Ký được lựa chọn là hoàng hậu, Hán Hằng đế Lưu Chí thưởng 20.000 lượng vàng, mọi lễ vật đều gấp đôi so với những quy định cũ.
Trên thực tế, mỗi quá trình của “lục lễ” thì Hoàng đế đều phải gửi kèm lễ vật tới nhà cô dâu. Không kể tới số lần đại hôn của Hoàng đế, thì mỗi lần tổ chức đều được tiêu tốn rất nhiều tiền bạc.
Ngoài ra, “phòng cưới” của Hoàng đế và
hoàng hậu không giống như phong tục động phòng của dân gian, “phòng cưới” đó không phải là tẩm cung của Hoàng đế, không có căn phòng cố định mà được tính nơi làm nghi lễ chính là nơi tiến hành động phòng hoa chúc của Hoàng đế. Đại hôn của Hoàng đế triều Minh thường được tổ chức tại Khôn Ninh cung, Khôn Ninh cung thường là nơi ở của hoàng hậu. Còn thời Thanh thì lại lấy phòng hai phía đông và nam của hậu cung làm nơi động phòng hoa chúc của hoàng thượng và hoàng hậu. Riêng ở thời Tùy Đường thì phòng cưới cần trải thảm đỏ, treo nhiều bức rèm, đồng thời dán chữ Hỉ ở xung quanh tường. Ngoài ra, ở thời Minh, đầu giường trong phòng cưới sẽ đặt “ Bách tử chướng” phủ lên trên “Bách tử bị”, chính là chiếc chướng và chiếc chăn được thêu lên một trăm trạng thái biểu hiện trên gương mặt đứa trẻ và một chiếc màn thêu hình long phượng mang ý nghĩa cầu con đàn cháu đống.
Các lễ nghi trong ngày đại hôn của Hoàng đế còn có uống rượu giao bôi và tiến hành chính thức "động phòng".
Đặc biệt ở thời Mãn Thanh, sau ngày đại hôn thì hoàng đế và hoàng hậu cần ở Khôn Ninh cung tròn 1 tháng sau đó mỗi người tự về cung điện của mình. Còn ở thời Thanh, chỉ có vua Khang Hy tuân thủ nguyên tắc của luật lệ đó, vua Đồng Trị chỉ ở 2 ngày, vua Quang Tự ở 6 ngày.
Vị hoàng hậu buồn trong ngày đại hôn nhất có lẽ phải kể tới Long Dụ hoàng hậu thời nhà Thanh. Vua Quang Tự bị Từ Hy thái hậu ép lấy biểu tỷ của mình là hoàng hậu Long Dụ, nhưng vua Quang Tự yêu nhất lại là Trân phi, chính vì thế trong đêm tân hôn vua Quang Tự chỉ ôm Long Dụ hoàng hậu mà khóc, ông không hề thị tẩm nàng trong thời gian dài. Cuộc hôn nhân của Long Dụ hoàng hậu chính là vật hy sinh của hôn nhân chính trị.