Werner Forssmann
Có vẻ như không có gì và không ai có thể ngăn chặn nhà khoa học Werner Forssmann đưa một ống cao su vào một động mạch ở cánh tay của mình và đẩy nó theo mạch máu dẫn vào tim. Sếp của ông đã trả lời rõ ràng với ông là không được làm điều đó; vì vậy để có được các thiết bị phẫu thuật cần thiết, ông đã lừa y tá trưởng của bệnh viện tin vào tình yêu mà ông dành cho cô. Cuối cùng, cô y tá đó cũng để cho ông vào khu mổ vào ban đêm, sau đó ông đưa cô đến bàn mổ và cô đã không thể dừng thí nghiệm của ông lại được. Để có được hình ảnh chứng minh thành công của mình, Forssman đã phải chống lại nỗ lực của người kỹ thuật viên X-quang đang kinh hoàng trước những gì xảy ra và cố gắng kéo cái ống ra. Để xuất bản được các hình ảnh đó, ông lại phải tiếp tục nói dối các tạp chí về việc ông đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cho phép. Tất cả nỗ lực điên rồ của ông cuối cùng đã được ghi nhận bằng Giải thưởng Nobel năm 1956, mở đường cho hàng triệu ca phẫu thuật đặt ống thông tim ngày nay vẫn diễn ra mỗi năm trên toàn thế giới.Craig Venter
Một buổi sáng tháng 5/2010, Craig Venter tổ chức một cuộc họp báo và công bố rằng, ông đã tạo ra một loài vi khuẩn mới và rằng “cha mẹ” của vi khuẩn này là một máy tính. Mặc dù không ai gọi cho nhà thương điên, nhưng mọi người đều cười nhạo sự ngớ ngẩn của ông. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cho rằng, khoa học của Venter đã rất ấn tượng, vượt xa những gì chúng ta vẫn quen thuộc và thấy thoải mái. Là nhà khoa học đầu tiên thực sự tạo ra một dạng sinh vật sống từ một mẫu gene được tạo ra bằng máy tính, điều đó với Venter không quá là ngạc nhiên. Ông chỉ coi mình như một người viết phần mềm máy tính. Obama đã viết cho một nhà khoa học cấp cao của chính phủ hỏi về những diễn biến có thể tiếp theo. Trong đó, ông nói: “Điều quan trọng là chúng ta phải xem xét một cách chu đáo, cẩn trọng về ý nghĩa của loại hình phát triển khoa học này”. Một ủy ban điều tra về đạo đức sinh học của Venter và nghiên cứu của ông đã được thành lập; và cuối cùng đi đến thống nhất với Venter một khuôn khổ đạo đức cho ứng dụng loại hình khoa học này.Isaac Newton
Những câu chuyện về sự điên rồ của nhà khoa học Newton có lẽ không xa lạ với nhiều người, ví dụ như việc ông dùng một cây kim chọc vào mắt mình để nghiên cứu tầm nhìn của con người. Nhưng một số sự lập dị của Newton đã quá mức tưởng tượng khiến Hội Hoàng gia phải cố gắng để che đậy chúng. Sau khi Newton qua đời, Hội coi nhiều tác phẩm của ông là "không phù hợp để được in". Chỉ hai thế kỷ sau đó Newton mới được biết đến và được quan tâm hơn nhiều trong thuật giả kim và những lời tiên tri Kinh Thánh khải huyền, thậm chí nhiều hơn những nghiên cứu khoa học đã làm cho ông nổi tiếng. Chẳng hạn, trước những lo lắng bởi những dự đoán của người Maya về sự kết thúc của thế giới trong năm 2012, Newton khẳng định rằng, năm 2060 mới là thời điểm sớm để lo lắng về điều đó. “Tôi thấy không có lý do để sự kết thúc của nó sớm hơn”, ông viết từ những năm 1700.David Pritchard
Vào đầu năm 1980, trong khi tiến hành nghiên cứu thực địa ở Papua New Guinea, TS David Pritchard đã được biết một thông tin địa phương rằng, người Papua nhiễm giun móc sẽ ít mắc phải các loại bệnh liên quan đến tự miễn dịch bao gồm bệnh sốt mùa hè và hen suyễn. Pritchard quyết định thử nghiệm với bản thân mình. Ông cấy một vài ấu trùng giun móc trên cánh tay của mình, nơi chúng tiết ra một loại enzym phá vỡ da. Sau đó, với một cảm giác ông mô tả là “không thể tả nổi”, chúng đào hang trong cơ thể ông để vào được ruột non. Để tồn tại trong cơ thể, giun móc đã tác động đến hệ thống miễn dịch theo cách có lợi cho những người bệnh tự miễn như đa xơ cứng (MS), hen suyễn và bệnh Crohn. Với thành công của nghiên cứu này, ông hy vọng có thể tạo ra một loại thuốc mới bắt chước tác dụng của giun móc đối với hệ miễn dịch để có khả năng chữa các bệnh Crohn, chứng viêm khớp và các tình trạng tự miễn dịch khác.Barry Marshall
Trong nhiều năm qua, các bác sĩ Úc tin rằng, một xoắn khuẩn Helicobacter pylori gây ra viêm loét dạ dày - nhưng không thể chứng minh điều đó. Sau khi thất bại trong mọi nỗ lực để lây nhiễm động vật thí nghiệm, Marshall đã uống một tách đầy các vi khuẩn này. Điều đó khiến ông ốm rất nặng mà một đồng nghiệp đã mô tả lại rằng ông “gần chết” trong thí nghiệm đó. Can đảm và nỗ lực của Marshall đã xứng đáng nhận giải thưởng Nobel và làm thay đổi các tư vấn y tế tiêu chuẩn về loét dạ dày.Kary Mullis
Mullis sử dụng LSD (một loại chất thức thần gây ảo giác cực mạnh) lần đầu tiên vào năm 1966. Sau khi chất này bị cấm và sử dụng nó là bất hợp pháp, ông và một số đồng nghiệp cùng nghiên cứu sinh học đã tự tổng hợp chất gây ảo giác để có thể sử dụng hợp pháp. Những loại thuốc này, sau này ông nói, rất cần thiết trong việc đào tạo tâm trí của mình để xử lý những ý tưởng trực quan, cho phép ông phát minh ra một quy trình sao chép DNA. Nhờ ảo giác, Mullis nói rằng, ông có thể tưởng tượng mình “được phân cấp xuống với các phân tử”, nhìn thấu được những gì sẽ phải xảy ra để cho các sợi DNA tách ra và được sao chép. Ông thừa nhận gần như chắc chắn sẽ không có ý tưởng đột phá của mình mà không cần sự trợ giúp của các loại thuốc. Nếu đó là sự thật, ông có thể phải cảm ơn cả những thuốc ảo giác này khi nhận giải Nobel năm 1993.Nikola Tesla
Tesla là một thiên tài lập dị, với lối sống chẳng giống ai và những nghiên cứu hết sức kỳ cục, nhưng lại vô cùng hữu ích; ví dụ điển hình nhất là cái nhìn ảo giác của ông về động cơ điện tự khởi động. Một buổi chiều năm 1881, ông và bạn bè của mình đang đi dạo ở Budapest Park. Tesla đã đọc một vài dòng thơ của Goethe khi ông đột nhiên lên cơn catatonia (một hội chứng rối loạn tâm thần và vận động) khiến ông nhìn chằm chằm lên trời, hướng về phía Mặt Trời. Ở đó, ông cho biết, ông có thể nhìn thấy một từ trường rực lửa bị làm cho xoay bởi một vòng nam châm điện, bên trong đó là một khung sắt. Ông thốt lên: “Hãy xem động cơ của tôi đây... xem tôi đảo ngược nó”. Lúc này bạn bè nắm lấy vai ông và cố gắng lắc cho đến khi ông trở về trạng thái bình thường (ít nhất là bình thường đối với một người “điên” như Tesla). Tesla sau đó đã trở lại phòng thí nghiệm và xây dựng những gì ông đã nhìn thấy - mà bây giờ được gọi là động cơ dòng điện xoay chiều tự khởi động.
Werner Forssmann
Có vẻ như không có gì và không ai có thể ngăn chặn nhà khoa học Werner Forssmann đưa một ống cao su vào một động mạch ở cánh tay của mình và đẩy nó theo mạch máu dẫn vào tim. Sếp của ông đã trả lời rõ ràng với ông là không được làm điều đó; vì vậy để có được các thiết bị phẫu thuật cần thiết, ông đã lừa y tá trưởng của bệnh viện tin vào tình yêu mà ông dành cho cô. Cuối cùng, cô y tá đó cũng để cho ông vào khu mổ vào ban đêm, sau đó ông đưa cô đến bàn mổ và cô đã không thể dừng thí nghiệm của ông lại được. Để có được hình ảnh chứng minh thành công của mình, Forssman đã phải chống lại nỗ lực của người kỹ thuật viên X-quang đang kinh hoàng trước những gì xảy ra và cố gắng kéo cái ống ra. Để xuất bản được các hình ảnh đó, ông lại phải tiếp tục nói dối các tạp chí về việc ông đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cho phép. Tất cả nỗ lực điên rồ của ông cuối cùng đã được ghi nhận bằng Giải thưởng Nobel năm 1956, mở đường cho hàng triệu ca phẫu thuật đặt ống thông tim ngày nay vẫn diễn ra mỗi năm trên toàn thế giới.
Craig Venter
Một buổi sáng tháng 5/2010, Craig Venter tổ chức một cuộc họp báo và công bố rằng, ông đã tạo ra một loài vi khuẩn mới và rằng “cha mẹ” của vi khuẩn này là một máy tính. Mặc dù không ai gọi cho nhà thương điên, nhưng mọi người đều cười nhạo sự ngớ ngẩn của ông. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cho rằng, khoa học của Venter đã rất ấn tượng, vượt xa những gì chúng ta vẫn quen thuộc và thấy thoải mái. Là nhà khoa học đầu tiên thực sự tạo ra một dạng sinh vật sống từ một mẫu gene được tạo ra bằng máy tính, điều đó với Venter không quá là ngạc nhiên. Ông chỉ coi mình như một người viết phần mềm máy tính. Obama đã viết cho một nhà khoa học cấp cao của chính phủ hỏi về những diễn biến có thể tiếp theo. Trong đó, ông nói: “Điều quan trọng là chúng ta phải xem xét một cách chu đáo, cẩn trọng về ý nghĩa của loại hình phát triển khoa học này”. Một ủy ban điều tra về đạo đức sinh học của Venter và nghiên cứu của ông đã được thành lập; và cuối cùng đi đến thống nhất với Venter một khuôn khổ đạo đức cho ứng dụng loại hình khoa học này.
Isaac Newton
Những câu chuyện về sự điên rồ của nhà khoa học Newton có lẽ không xa lạ với nhiều người, ví dụ như việc ông dùng một cây kim chọc vào mắt mình để nghiên cứu tầm nhìn của con người. Nhưng một số sự lập dị của Newton đã quá mức tưởng tượng khiến Hội Hoàng gia phải cố gắng để che đậy chúng. Sau khi Newton qua đời, Hội coi nhiều tác phẩm của ông là "không phù hợp để được in". Chỉ hai thế kỷ sau đó Newton mới được biết đến và được quan tâm hơn nhiều trong thuật giả kim và những lời tiên tri Kinh Thánh khải huyền, thậm chí nhiều hơn những nghiên cứu khoa học đã làm cho ông nổi tiếng. Chẳng hạn, trước những lo lắng bởi những dự đoán của người Maya về sự kết thúc của thế giới trong năm 2012, Newton khẳng định rằng, năm 2060 mới là thời điểm sớm để lo lắng về điều đó. “Tôi thấy không có lý do để sự kết thúc của nó sớm hơn”, ông viết từ những năm 1700.
David Pritchard
Vào đầu năm 1980, trong khi tiến hành nghiên cứu thực địa ở Papua New Guinea, TS David Pritchard đã được biết một thông tin địa phương rằng, người Papua nhiễm giun móc sẽ ít mắc phải các loại bệnh liên quan đến tự miễn dịch bao gồm bệnh sốt mùa hè và hen suyễn. Pritchard quyết định thử nghiệm với bản thân mình. Ông cấy một vài ấu trùng giun móc trên cánh tay của mình, nơi chúng tiết ra một loại enzym phá vỡ da. Sau đó, với một cảm giác ông mô tả là “không thể tả nổi”, chúng đào hang trong cơ thể ông để vào được ruột non. Để tồn tại trong cơ thể, giun móc đã tác động đến hệ thống miễn dịch theo cách có lợi cho những người bệnh tự miễn như đa xơ cứng (MS), hen suyễn và bệnh Crohn. Với thành công của nghiên cứu này, ông hy vọng có thể tạo ra một loại thuốc mới bắt chước tác dụng của giun móc đối với hệ miễn dịch để có khả năng chữa các bệnh Crohn, chứng viêm khớp và các tình trạng tự miễn dịch khác.
Barry Marshall
Trong nhiều năm qua, các bác sĩ Úc tin rằng, một xoắn khuẩn Helicobacter pylori gây ra viêm loét dạ dày - nhưng không thể chứng minh điều đó. Sau khi thất bại trong mọi nỗ lực để lây nhiễm động vật thí nghiệm, Marshall đã uống một tách đầy các vi khuẩn này. Điều đó khiến ông ốm rất nặng mà một đồng nghiệp đã mô tả lại rằng ông “gần chết” trong thí nghiệm đó. Can đảm và nỗ lực của Marshall đã xứng đáng nhận giải thưởng Nobel và làm thay đổi các tư vấn y tế tiêu chuẩn về loét dạ dày.
Kary Mullis
Mullis sử dụng LSD (một loại chất thức thần gây ảo giác cực mạnh) lần đầu tiên vào năm 1966. Sau khi chất này bị cấm và sử dụng nó là bất hợp pháp, ông và một số đồng nghiệp cùng nghiên cứu sinh học đã tự tổng hợp chất gây ảo giác để có thể sử dụng hợp pháp. Những loại thuốc này, sau này ông nói, rất cần thiết trong việc đào tạo tâm trí của mình để xử lý những ý tưởng trực quan, cho phép ông phát minh ra một quy trình sao chép DNA. Nhờ ảo giác, Mullis nói rằng, ông có thể tưởng tượng mình “được phân cấp xuống với các phân tử”, nhìn thấu được những gì sẽ phải xảy ra để cho các sợi DNA tách ra và được sao chép. Ông thừa nhận gần như chắc chắn sẽ không có ý tưởng đột phá của mình mà không cần sự trợ giúp của các loại thuốc. Nếu đó là sự thật, ông có thể phải cảm ơn cả những thuốc ảo giác này khi nhận giải Nobel năm 1993.
Nikola Tesla
Tesla là một thiên tài lập dị, với lối sống chẳng giống ai và những nghiên cứu hết sức kỳ cục, nhưng lại vô cùng hữu ích; ví dụ điển hình nhất là cái nhìn ảo giác của ông về động cơ điện tự khởi động. Một buổi chiều năm 1881, ông và bạn bè của mình đang đi dạo ở Budapest Park. Tesla đã đọc một vài dòng thơ của Goethe khi ông đột nhiên lên cơn catatonia (một hội chứng rối loạn tâm thần và vận động) khiến ông nhìn chằm chằm lên trời, hướng về phía Mặt Trời. Ở đó, ông cho biết, ông có thể nhìn thấy một từ trường rực lửa bị làm cho xoay bởi một vòng nam châm điện, bên trong đó là một khung sắt. Ông thốt lên: “Hãy xem động cơ của tôi đây... xem tôi đảo ngược nó”. Lúc này bạn bè nắm lấy vai ông và cố gắng lắc cho đến khi ông trở về trạng thái bình thường (ít nhất là bình thường đối với một người “điên” như Tesla). Tesla sau đó đã trở lại phòng thí nghiệm và xây dựng những gì ông đã nhìn thấy - mà bây giờ được gọi là động cơ dòng điện xoay chiều tự khởi động.