Khi thấy sấm chớp hoặc lửa cháy trong núi, người Trung Quốc cổ đại thường cho rằng đó là do thần linh, cần phải sắm lễ để cúng. Sau này quan sát thấy chim gõ kiến gõ vào thân cây do ma sát mà bốc khói nên đã biết cách khoan vào cây để đánh lửa. Thời Tây Chu phát minh ra cách lấy lửa “dương thoại”, tức lợi dụng sức nóng của mặt trời chiếu vào mặt lõm của gương đồng để đánh lửa. Sau này khi con người hiểu cách đánh đá ra lửa thì lửa được dùng phổ biến.Trong xã hội Trung Quốc cổ đại những vật dụng được chế tác từ kim loại đều là những vật quý giá. Người cổ đại đã biết cách dùng sắt nung đỏ, đánh nhỏ, tán mỏng cắt thành từng đoạn ngắn. Một đầu mài cho nhọn, một đầu đục lỗ để tạo thành chiếc kim khâu. Nếu là kim dùng để châm cứu sẽ phải kỳ công hơn rất nhiều. Kim sẽ phải được cắm vào thịt động vật sấy nhằm dùng mỡ có trong thịt làm đầy các vết xước trên kim, đầu nhọn cũng phải mài kỹ cho nhọn nhưng lại phải tròn mịn để khi châm cứu tránh làm đứt mạch máu. Khi chưa có băng vệ sinh, mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, phụ nữ Trung Quốc cổ đại đã biết dùng vải để đóng . Miếng vải này có kích thước rất dài được gọi là “ vải kinh nguyệt” dùng để quấn chặt phần phụ. Do phụ nữ cũng phải lao động vất vả nên những ngày đó cho dù có dùng vải đóng cũng khó tránh dây ra quần áo. Sau khi hết tháng, miếng vải lại được giặt sạch cất đi để dùng lần tiếp theo.Khi chưa có tủ lạnh người cổ đại đã có phát minh rất thông minh để bảo quản thực phẩm. Thời Xuân Thu, đến mùa đông lạnh giá, các nô lệ đã khoét băng để cất giữ đồ để mùa hè đem ra cho giới quý tộc dùng.Vào triều Thương, con người đã biết vận dụng hệ thống giác quan để dự báo thời tiết. Đến triều Chu, mọi người học được kinh nghiệm xem hành động và nghe tiếng kêu của động vật để dự báo thời tiết. Thời Tần Hán, người cổ đại đã hoàn thành xong cách chia 24 tiết trong năm theo lịch mặt trăng.Phụ nữ cổ đại đã biết trang điểm bằng cách sử dụng bột than được làm từ một khoáng vật có màu đen mài với nước để kẻ mày. Dùng bột làm bánh để làm phấn trang điểm, dùng hoa có tên là “hồng lam” và một số đồ phụ trợ trang điểm khác trộn lại để tạo ra son.Việc vệ sinh răng miệng cũng được chú trọng từ rất sớm, cách vệ sinh răng miệng do người Ấn Độ phát minh ra có tên là “dương chi nha loát” và đã được các nhà tu hành truyền vào Trung Quốc. Các dùng rất đơn giản, dùng cành liễu cắn dập một đầu sau đó nhúng vào thuốc và vệ sinh răng. Cách đơn giản hơn là “nhai” tức ăn xong thì nhai một đoạn cành cây non cũng có tác dụng tương tự đánh răng.Khi công nghệ thông tin chưa phát triển người cổ đại đã biết sử dụng bồ câu đưa thư rút ngắn liên lạc. Vào thời kỳ chiến tranh với Mông Cổ, bồ câu đưa thư được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động quân sự lập nên nhiều chiến công hiển hách. Khi sử dụng bồ câu đưa thư, người cổ đại đã dùng sợi chỉ màu đỏ buộc thư vào chân chim để làm ám hiệu nhận biết.Ngay từ thời Hán, Trương Trọng Cảnh đã phát minh ra hợp kim thủy ngân nhét vào chỗ chân răng bị rụng. Đến triều Tống đã xuất hiện đại phu chuyên làm răng giả. Thời cổ đại răng giả được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như ngà voi hay xương trâu hoặc gỗ cây đàn hương vừa cứng vừa bền.Bất kể đàn ông hay đàn bà thời cổ đại đều có thói quen nuôi tóc dài với tiêu chí càng dài càng đẹp. Hầu như họ không cắt tóc mà chỉ tỉa hai bên mai tóc. Con trai đến tuổi đi học thì tết tóc. Đối với người cổ đại bị cắt tóc chính là một hình thức trừng phạt rất nhục nhã.Phát minh cây thuốc lá có từ rất sớm, được du nhập vào Trung Quốc thời kỳ Vạn Lịch triều Minh. Đầu tiên cây thuốc lá được trồng ở hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến với số lượng ít vì không nhiều người hút. Sau cuộc chiến tranh Nha Phiến, hút thuốc phiện trở thành trào lưu. Vào thời Quang Tự triều Thanh, thương nhân người Anh đã đưa thuốc lá vào Trung Quốc bằng việc phát miễn phí cho người dân hút, đến khi mọi người đã nghiện thì bắt đầu bán.Người cổ đại dùng đồng hồ bằng hương vòng để xem giờ. Tức là chế hương thành một vòng tròn đặc biệt, với những vòng hương có độ dày mỏng phải thật đều thì mới có tác dụng chính xác về thời gian. Sau khi đốt hương, căn cứ vào những đoạn khắc đánh dấu trên hương còn sót lại để tính giờ. Sau này, người cổ đại đã cải tiến bằng cách khắc các đốt cố định trên vòng hương, phía trên treo vật nặng để cháy đến đoạn đấy hương sẽ tự rụng vật treo trên hương sẽ rơi vào cái đĩa kim loại đặt dưới vòng hương và phát ra tiếng kêu có tác dụng báo thức.Tỷ lệ cận thị ở người cổ đại cực kỳ thấp, những người bị cận thị đều do miệt mài đèn sách dưới ánh sáng từ lỗ hổng từ tường hoặc là đèn dầu đổ vào vỏ quả trứng. Khi bị cận thị người cổ đại cho rằng đó là do không tập trung tinh thần nên sẽ phải uống thuốc "định trí hoàn”. Ngoài ra, châm cứu hoặc bấm huyệt cũng là một cách điều trị mắt. Đến triều Minh kính mắt của phương Tây mới du nhập vào Trung Quốc.Thời cổ đại ở Trung Quốc đã có hiện tượng đồng tính nữ, chủ yếu diễn ra ở hậu cung vì đàn ông mà cung nữ tiếp xúc chỉ có hoàng thượng và thái giám. Vì đàn ông không đủ nên các cung nữ đành phải tự sướng với nhau để giải quyết nhu cầu sinh lý.
Khi thấy sấm chớp hoặc lửa cháy trong núi, người Trung Quốc cổ đại thường cho rằng đó là do thần linh, cần phải sắm lễ để cúng. Sau này quan sát thấy chim gõ kiến gõ vào thân cây do ma sát mà bốc khói nên đã biết cách khoan vào cây để đánh lửa. Thời Tây Chu phát minh ra cách lấy lửa “dương thoại”, tức lợi dụng sức nóng của mặt trời chiếu vào mặt lõm của gương đồng để đánh lửa. Sau này khi con người hiểu cách đánh đá ra lửa thì lửa được dùng phổ biến.
Trong xã hội Trung Quốc cổ đại những vật dụng được chế tác từ kim loại đều là những vật quý giá. Người cổ đại đã biết cách dùng sắt nung đỏ, đánh nhỏ, tán mỏng cắt thành từng đoạn ngắn. Một đầu mài cho nhọn, một đầu đục lỗ để tạo thành chiếc kim khâu. Nếu là kim dùng để châm cứu sẽ phải kỳ công hơn rất nhiều. Kim sẽ phải được cắm vào thịt động vật sấy nhằm dùng mỡ có trong thịt làm đầy các vết xước trên kim, đầu nhọn cũng phải mài kỹ cho nhọn nhưng lại phải tròn mịn để khi châm cứu tránh làm đứt mạch máu.
Khi chưa có băng vệ sinh, mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, phụ nữ Trung Quốc cổ đại đã biết dùng vải để đóng . Miếng vải này có kích thước rất dài được gọi là “ vải kinh nguyệt” dùng để quấn chặt phần phụ. Do phụ nữ cũng phải lao động vất vả nên những ngày đó cho dù có dùng vải đóng cũng khó tránh dây ra quần áo. Sau khi hết tháng, miếng vải lại được giặt sạch cất đi để dùng lần tiếp theo.
Khi chưa có tủ lạnh người cổ đại đã có phát minh rất thông minh để bảo quản thực phẩm. Thời Xuân Thu, đến mùa đông lạnh giá, các nô lệ đã khoét băng để cất giữ đồ để mùa hè đem ra cho giới quý tộc dùng.
Vào triều Thương, con người đã biết vận dụng hệ thống giác quan để dự báo thời tiết. Đến triều Chu, mọi người học được kinh nghiệm xem hành động và nghe tiếng kêu của động vật để dự báo thời tiết. Thời Tần Hán, người cổ đại đã hoàn thành xong cách chia 24 tiết trong năm theo lịch mặt trăng.
Phụ nữ cổ đại đã biết trang điểm bằng cách sử dụng bột than được làm từ một khoáng vật có màu đen mài với nước để kẻ mày. Dùng bột làm bánh để làm phấn trang điểm, dùng hoa có tên là “hồng lam” và một số đồ phụ trợ trang điểm khác trộn lại để tạo ra son.
Việc vệ sinh răng miệng cũng được chú trọng từ rất sớm, cách vệ sinh răng miệng do người Ấn Độ phát minh ra có tên là “dương chi nha loát” và đã được các nhà tu hành truyền vào Trung Quốc. Các dùng rất đơn giản, dùng cành liễu cắn dập một đầu sau đó nhúng vào thuốc và vệ sinh răng. Cách đơn giản hơn là “nhai” tức ăn xong thì nhai một đoạn cành cây non cũng có tác dụng tương tự đánh răng.
Khi công nghệ thông tin chưa phát triển người cổ đại đã biết sử dụng bồ câu đưa thư rút ngắn liên lạc. Vào thời kỳ chiến tranh với Mông Cổ, bồ câu đưa thư được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động quân sự lập nên nhiều chiến công hiển hách. Khi sử dụng bồ câu đưa thư, người cổ đại đã dùng sợi chỉ màu đỏ buộc thư vào chân chim để làm ám hiệu nhận biết.
Ngay từ thời Hán, Trương Trọng Cảnh đã phát minh ra hợp kim thủy ngân nhét vào chỗ chân răng bị rụng. Đến triều Tống đã xuất hiện đại phu chuyên làm răng giả. Thời cổ đại răng giả được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như ngà voi hay xương trâu hoặc gỗ cây đàn hương vừa cứng vừa bền.
Bất kể đàn ông hay đàn bà thời cổ đại đều có thói quen nuôi tóc dài với tiêu chí càng dài càng đẹp. Hầu như họ không cắt tóc mà chỉ tỉa hai bên mai tóc. Con trai đến tuổi đi học thì tết tóc. Đối với người cổ đại bị cắt tóc chính là một hình thức trừng phạt rất nhục nhã.
Phát minh cây thuốc lá có từ rất sớm, được du nhập vào Trung Quốc thời kỳ Vạn Lịch triều Minh. Đầu tiên cây thuốc lá được trồng ở hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến với số lượng ít vì không nhiều người hút. Sau cuộc chiến tranh Nha Phiến, hút thuốc phiện trở thành trào lưu. Vào thời Quang Tự triều Thanh, thương nhân người Anh đã đưa thuốc lá vào Trung Quốc bằng việc phát miễn phí cho người dân hút, đến khi mọi người đã nghiện thì bắt đầu bán.
Người cổ đại dùng đồng hồ bằng hương vòng để xem giờ. Tức là chế hương thành một vòng tròn đặc biệt, với những vòng hương có độ dày mỏng phải thật đều thì mới có tác dụng chính xác về thời gian. Sau khi đốt hương, căn cứ vào những đoạn khắc đánh dấu trên hương còn sót lại để tính giờ. Sau này, người cổ đại đã cải tiến bằng cách khắc các đốt cố định trên vòng hương, phía trên treo vật nặng để cháy đến đoạn đấy hương sẽ tự rụng vật treo trên hương sẽ rơi vào cái đĩa kim loại đặt dưới vòng hương và phát ra tiếng kêu có tác dụng báo thức.
Tỷ lệ cận thị ở người cổ đại cực kỳ thấp, những người bị cận thị đều do miệt mài đèn sách dưới ánh sáng từ lỗ hổng từ tường hoặc là đèn dầu đổ vào vỏ quả trứng. Khi bị cận thị người cổ đại cho rằng đó là do không tập trung tinh thần nên sẽ phải uống thuốc "định trí hoàn”. Ngoài ra, châm cứu hoặc bấm huyệt cũng là một cách điều trị mắt. Đến triều Minh kính mắt của phương Tây mới du nhập vào Trung Quốc.
Thời cổ đại ở Trung Quốc đã có hiện tượng đồng tính nữ, chủ yếu diễn ra ở hậu cung vì đàn ông mà cung nữ tiếp xúc chỉ có hoàng thượng và thái giám. Vì đàn ông không đủ nên các cung nữ đành phải tự sướng với nhau để giải quyết nhu cầu sinh lý.