Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, trở thành phi tần của Hoàng đế là một việc vô cùng gian nan và đầy mạo hiểm. Việc này không hẳn đòi hỏi các mỹ nhân thời xưa phải nỗ lực hết mình mà chính xác là không có không gian để mặc sức thể hiện bản thân.
Điều duy nhất các cô gái trẻ đang nuôi ước vọng được dấn thân vào chốn nhung lụa hoàng cung có thể làm chỉ là chờ đợi để “từng lượt từng lượt” được lựa chọn.
Nhằm chuẩn bị cho lễ kết hôn trọng đại của Hoàng đế Minh Hy Tông Chu Do Hiệu, triều đình đã ban lệnh tuyển chọn nữ nhi tài sắc vẹn toàn khắp thiên hạ trong độ tuổi từ 13-16 tuổi. Các mỹ nữ này sẽ được chính phụ mẫu của mình đưa tới Kinh thành để tuyển phi.
Tháng Giêng năm ấy, khoảng 5.000 giai nhân đã tề tựu về Bắc Kinh. Trong ngày đầu tiên, nội giám sẽ thay mặt Hoàng đế loại ra những người quá cao, quá thấp, quá béo, quá gầy.
Vào ngày tiếp theo, triều đình tiếp tục loại bỏ những người có khiếm khuyết trên gương mặt, tướng mũi, mắt, miệng, tóc, da, cổ, vai, lưng…, dù chỉ là một khiếm khuyết nhỏ.
Những giai nhân còn lại cần phải xưng rõ quê quán, tuổi tác, tên tuổi của mình. Mỹ nữ nào sở hữu giọng nói pha chút giọng nam, âm lượng quá to hoặc quá nhỏ, âm thanh không trong, nói lắp cũng đều bị loại bỏ.
Ngày thứ ba, nội giám sẽ tiếp tục xem xét chân tay, dáng đi, tư thái của các giai nhân. Người đẹp nào có cổ tay ngắn, ngón chân thô kệch, cử chỉ không đoan trang nhẹ nhàng cũng sẽ bị loại bỏ. Cuối cùng chỉ có khoảng nghìn người trúng tuyển. Khi đó, Hoàng đế sẽ triệu những giai nhân này vào cung. Một vòng loại cuối cùng do chính các cung nữ già có kinh nghiệm trong cung tiến hành. Họ sẽ kiểm tra ngực, nách, da dẻ của các cô gái, cuối cùng chỉ còn khoảng 300 giai nhân được lựa chọn.
300 người đẹp sẽ lưu lại trong cung khoảng một tháng. Tính cách, đức hạnh, trí tuệ, lời ăn tiếng nói lẫn hành vi của họ sẽ được người trong cung theo dõi sát sao. Cuối cùng chỉ còn khoảng 50 giai nhân đạt đủ tiêu chuẩn và chính thức trở thành người phụ nữ kề cạnh bên hoàng đế. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, trở thành phi tần của Hoàng đế là một việc vô cùng gian nan và đầy mạo hiểm.
Việc này không hẳn đòi hỏi các mỹ nhân thời xưa phải nỗ lực hết mình mà chính xác là không có không gian để mặc sức thể hiện bản thân.
Điều duy nhất các cô gái trẻ đang nuôi ước vọng được dấn thân vào chốn nhung lụa hoàng cung có thể làm chỉ là chờ đợi để “từng lượt từng lượt” được lựa chọn.
Nhằm chuẩn bị cho lễ kết hôn trọng đại của Hoàng đế Minh Hy Tông Chu Do Hiệu, triều đình đã ban lệnh tuyển chọn nữ nhi tài sắc vẹn toàn khắp thiên hạ trong độ tuổi từ 13-16 tuổi. Các mỹ nữ này sẽ được chính phụ mẫu của mình đưa tới Kinh thành để tuyển phi.
Tháng Giêng năm ấy, khoảng 5.000 giai nhân đã tề tựu về Bắc Kinh. Trong ngày đầu tiên, nội giám sẽ thay mặt Hoàng đế loại ra những người quá cao, quá thấp, quá béo, quá gầy.
Vào ngày tiếp theo, triều đình tiếp tục loại bỏ những người có khiếm khuyết trên gương mặt, tướng mũi, mắt, miệng, tóc, da, cổ, vai, lưng…, dù chỉ là một khiếm khuyết nhỏ.
Những giai nhân còn lại cần phải xưng rõ quê quán, tuổi tác, tên tuổi của mình. Mỹ nữ nào sở hữu giọng nói pha chút giọng nam, âm lượng quá to hoặc quá nhỏ, âm thanh không trong, nói lắp cũng đều bị loại bỏ.
Ngày thứ ba, nội giám sẽ tiếp tục xem xét chân tay, dáng đi, tư thái của các giai nhân. Người đẹp nào có cổ tay ngắn, ngón chân thô kệch, cử chỉ không đoan trang nhẹ nhàng cũng sẽ bị loại bỏ.
Cuối cùng chỉ có khoảng nghìn người trúng tuyển. Khi đó, Hoàng đế sẽ triệu những giai nhân này vào cung. Một vòng loại cuối cùng do chính các cung nữ già có kinh nghiệm trong cung tiến hành. Họ sẽ kiểm tra ngực, nách, da dẻ của các cô gái, cuối cùng chỉ còn khoảng 300 giai nhân được lựa chọn.
300 người đẹp sẽ lưu lại trong cung khoảng một tháng. Tính cách, đức hạnh, trí tuệ, lời ăn tiếng nói lẫn hành vi của họ sẽ được người trong cung theo dõi sát sao. Cuối cùng chỉ còn khoảng 50 giai nhân đạt đủ tiêu chuẩn và chính thức trở thành người phụ nữ kề cạnh bên hoàng đế. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).