Sự kiện Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2016 sẽ diễn ra vào tháng 8/2016 tới đây đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận và giới truyền thông. Trên thực tế, mỹ nữ luôn là một chủ đề vĩnh hằng. Xuyên suốt chiều dài phát triển của lịch sử nhân loại, vô vàn những cuộc thi tuyển chọn nhan sắc đã diễn ra nhằm tôn vinh nét đẹp trời phú của người phụ nữ. Tuy tiêu chuẩn tuyển mỹ nhân ở mỗi thời đại có những khác biệt thú vị về quan niệm. Hãy cùng quay ngược thời gian khám phá 7 quy tắc vàng tuyển mỹ nhân thời TQ cổ đại.Trong con mắt của đàn ông thời cổ đại, đôi bàn chân chính là thứ thu hút nhất ở phái yếu. Cho nên, thời cổ đại khi tuyển mỹ nhân, trước hết phải chọn chân. Còn việc so chân chọn người đẹp thì có rất nhiều tên gọi như “Tái Túc Hội”, “Sái Túc Hội”, “Liên Túc Hội” v.v. Các cuộc thi tuyển chọn mỹ nhân xuất hiện vào năm Chính Đức triều Minh, và phát triển mạnh nhất ở hai nơi là Sơn Tây và Trực Đãi.Khi đó vào các ngày lễ hội, trên đường tập trung rất nhiều nam thanh nữ tú. Những cô gái đó hoặc ngồi ở sân hoặc ngồi trên xe, che mặt, không để người khác nhìn thấy mặt. Nhưng lúc này sẽ để lộ đôi chân thanh tú, đương nhiên, họ đều đi giày vải. Còn đàn ông sau khi bình luận về chân của phụ nữ, sẽ lần lượt chọn ra trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Những cô gái đứng ở đầu bảng, sẽ nổi tiếng gần xa. Còn những cô gái còn lại, cũng sẽ tăng thêm giá trị bản thân theo thứ tự tiếp theo trong bảng xếp hạng, và rất dễ kiếm được chồng giàu.
Ngoài đôi chân gót sen, còn có những đánh giá sau: Ố phát thiền tấn (Tóc đen mượt) : “Ố” là chỉ mái tóc dài đen mượt, “Thiền tấn” chỉ tóc mai hai bên má phía gần tai. “Ố” từ đơn này đã xuất hiện trong “Hữu Thị Xuân Thu”, còn từ “Thiền tấn” thì xuất hiện ở nước Ngụy vào thời Tam Quốc, là kiểu tóc mà nữ quan Mạc Quỳnh Thụ trong cung nước Ngụy. Từ đó có thể thấy rằng, tóc là một trong những tiêu chuẩn đánh giá về phụ nữ đẹp của đàn ông thời xưa.
Mùi thơm cơ thể: Làn da người phụ nữ có mùi thơm ngọt ngào, được coi là người đẹp. Mùi hương này không phải do nước hoa, mà là mùi thơm cơ thể tự nhiên. Ngoài Hương Phi nổi tiếng nhà Thanh, nghe nói Tây Thi cũng là người đẹp có mùi thơm cơ thể tự nhiên.Eo nhỏ, da trắng: Eo người phụ nữ phải thật nhỏ, khi đi giống như cành liễu mảnh mai trước gió. Da trắng chỉ làn da trắng như tuyết. Eo nhỏ da trắng, quan điểm này tương tự với quan niệm về phụ nữ đẹp hiện nay.
Tay thon: Ngón tay và cánh tay của phụ nữ thời cổ đại rất được coi trọng. Là một mỹ nhân thì ngón tay phải thon thả mà mềm mại, cánh tay phải trắng ngần, hơn nữa phải tròn trịa căng mọng. Điều này giống với tiêu chuẩn “người đẹp chân thon” ngày nay. “Người đẹp tay đẹp” chính là khuynh hướng chọn mỹ nữ thời xưa. Lông mày dài đen: Là chỉ lông mày của người phụ nữ được cạo đi, sau đó dùng màu đen để vẽ chân mày. Phương pháp hóa trang này bắt đầu thịnh hành từ thời Tây Chu.
Phương pháp giống như việc “hủy hoại sắc đẹp”, nhưng nó lại là một tiêu chuẩn cho việc đánh giá sắc đẹp của người phụ nữ thời bấy giờ.
0
Sự kiện Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2016 sẽ diễn ra vào tháng 8/2016 tới đây đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận và giới truyền thông. Trên thực tế, mỹ nữ luôn là một chủ đề vĩnh hằng. Xuyên suốt chiều dài phát triển của lịch sử nhân loại, vô vàn những cuộc thi tuyển chọn nhan sắc đã diễn ra nhằm tôn vinh nét đẹp trời phú của người phụ nữ. Tuy tiêu chuẩn tuyển mỹ nhân ở mỗi thời đại có những khác biệt thú vị về quan niệm. Hãy cùng quay ngược thời gian khám phá 7 quy tắc vàng tuyển mỹ nhân thời TQ cổ đại.
Trong con mắt của đàn ông thời cổ đại, đôi bàn chân chính là thứ thu hút nhất ở phái yếu. Cho nên, thời cổ đại khi tuyển mỹ nhân, trước hết phải chọn chân. Còn việc so chân chọn người đẹp thì có rất nhiều tên gọi như “Tái Túc Hội”, “Sái Túc Hội”, “Liên Túc Hội” v.v. Các cuộc thi tuyển chọn mỹ nhân xuất hiện vào năm Chính Đức triều Minh, và phát triển mạnh nhất ở hai nơi là Sơn Tây và Trực Đãi.
Khi đó vào các ngày lễ hội, trên đường tập trung rất nhiều nam thanh nữ tú. Những cô gái đó hoặc ngồi ở sân hoặc ngồi trên xe, che mặt, không để người khác nhìn thấy mặt. Nhưng lúc này sẽ để lộ đôi chân thanh tú, đương nhiên, họ đều đi giày vải. Còn đàn ông sau khi bình luận về chân của phụ nữ, sẽ lần lượt chọn ra trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Những cô gái đứng ở đầu bảng, sẽ nổi tiếng gần xa. Còn những cô gái còn lại, cũng sẽ tăng thêm giá trị bản thân theo thứ tự tiếp theo trong bảng xếp hạng, và rất dễ kiếm được chồng giàu.
Ngoài đôi chân gót sen, còn có những đánh giá sau: Ố phát thiền tấn (Tóc đen mượt) : “Ố” là chỉ mái tóc dài đen mượt, “Thiền tấn” chỉ tóc mai hai bên má phía gần tai. “Ố” từ đơn này đã xuất hiện trong “Hữu Thị Xuân Thu”, còn từ “Thiền tấn” thì xuất hiện ở nước Ngụy vào thời Tam Quốc, là kiểu tóc mà nữ quan Mạc Quỳnh Thụ trong cung nước Ngụy. Từ đó có thể thấy rằng, tóc là một trong những tiêu chuẩn đánh giá về phụ nữ đẹp của đàn ông thời xưa.
Mùi thơm cơ thể: Làn da người phụ nữ có mùi thơm ngọt ngào, được coi là người đẹp. Mùi hương này không phải do nước hoa, mà là mùi thơm cơ thể tự nhiên. Ngoài Hương Phi nổi tiếng nhà Thanh, nghe nói Tây Thi cũng là người đẹp có mùi thơm cơ thể tự nhiên.
Eo nhỏ, da trắng: Eo người phụ nữ phải thật nhỏ, khi đi giống như cành liễu mảnh mai trước gió. Da trắng chỉ làn da trắng như tuyết. Eo nhỏ da trắng, quan điểm này tương tự với quan niệm về phụ nữ đẹp hiện nay.
Tay thon: Ngón tay và cánh tay của phụ nữ thời cổ đại rất được coi trọng. Là một mỹ nhân thì ngón tay phải thon thả mà mềm mại, cánh tay phải trắng ngần, hơn nữa phải tròn trịa căng mọng. Điều này giống với tiêu chuẩn “người đẹp chân thon” ngày nay. “Người đẹp tay đẹp” chính là khuynh hướng chọn mỹ nữ thời xưa.
Lông mày dài đen: Là chỉ lông mày của người phụ nữ được cạo đi, sau đó dùng màu đen để vẽ chân mày. Phương pháp hóa trang này bắt đầu thịnh hành từ thời Tây Chu.
Phương pháp giống như việc “hủy hoại sắc đẹp”, nhưng nó lại là một tiêu chuẩn cho việc đánh giá sắc đẹp của người phụ nữ thời bấy giờ.
0