Đội kỵ binh của Thành Cát Tư Hãn sở hữu sức mạnh đáng gờm, sự thiện chiến đáng kinh ngạc, mỗi lần vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu là chiến thắng vang dội ở đó. Dưới sự thống lĩnh của một thiên tài quân sự kiệt xuất và một đội kỵ binh bất bại, họ đã tạo ra một đế chế rộng lớn và hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Bí quyết nào đã tạo nên sức mạnh phi thường cho đội kỵ binh bất bại nổi tiếng lịch sử này?Đầu tiên, đội kỵ binh Mông Cổ được chỉ huy bởi một thiên tài quân sự kiệt xuất mọi thời đại - Thành Cát Tư Hãn. Từ nhỏ phải sống nghèo khó nên đã hun đúc tính kiên nghị, dũng cảm cho ông. Lớn lên trong thời loạn lạc phiêu dạt khắp nơi đã giúp ông quá hiểu và thông thạo về các cuộc chiến.Thứ hai, nòng cốt của đội kỵ binh bất bại đó chủ yếu là người Mông Cổ dũng mãnh, đoàn kết, chăm chỉ và giỏi chịu đựng gian khổ. Ngay đến những đứa trẻ con Mông Cổ đã có ý chí làm quen và rèn luyện với các binh khí. Theo ghi chép trong sử sách: Người Mông Cổ từ khi lên ba đã nâng được cây cung. Họ sống chủ yếu dựa vào việc chăn thả gia súc và săn bắn vì thế sớm đã thiện chiến và thông thạo trên lưng ngựa.Thứ ba, tư tưởng quân sự của Thành Cát Tư Hãn vô cùng tiến bộ so với thời đại bấy giờ. Ông đã kế thừa phát triển, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn dựa trên những bài học, những thành công trong việc xây dựng đội quân, trị quân, luyện quân, dùng quân của các tiền nhân đi trước và sáng tạo ra những sách lược phù hợp với thực tiễn chiến đấu cho riêng mình.Về phương diện chiến lược, Thành Cát Tư Hãn có một tập chiến lược để đời được hậu nhân đặt là chiến lược “Đại vu hồi”. Đây chính là sự vận dụng tài tính kỹ thuật trong vây bắt khi đi săn bắn của dân Mông Cổ vào trong chiến đấu. Rất nhiều thành lũy vững chắc đã trở thành “con mồi” trong các cuộc vây bắt của đội kỵ binh Mông Cổ. Một trong đặc điểm nổi bật của chiến lược “Đại vu hồi” đó là tạo ra nhiều vòng vây kín quân địch, cắt đứt mọi tai mắt và hậu phương của kẻ địch, kép chặt và cô lập quân địch vào giữa vòng vây, không cho quân địch con đường thoát.Thứ tư, Thành Cát Tư Hãn luôn biết vận dụng điểm mạnh của từng người. Ông trọng dụng những người trung thành và có tài năng, không màng đến giai cấp và dân tộc. Thậm chí kể cả những tù binh trên chiến trường, nếu trung thành theo ông cũng đều được đối xử và trọng dụng như người khác. Đấy chính là môt trong nguyên tắc xây dựng sức mạnh quân đội của Thành Cát Tư Hãn.Tổ chức, chỉnh đốn quân đội, phân chia nhiệm vụ đến tận tay những thân tín của các chi chính trong các dòng họ. Đây chính là lực lượng nòng cốt giúp Thành Cát Tư Hãn chiến thắng kẻ địch. Kế hoạch tác chiến được xây dựng chặt chữ tỉ mỉ, cố gắng tránh mù quáng và làm liều. Ông không đánh nếu chưa nắm rõ tình hình của địch, không tấn công khi chưa có chuẩn bị kỹ lưỡng, quyết không bao giờ hành động hàm hồ hay đại khái. Dưới sự chỉ huy của ông, kỉ luật quân đội nghiêm minh, thưởng phạt công minh đấy chính là một trong những sách lược quan trọng của nhà cầm quân tài ba lỗi lạc.Ông chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng tác phong tư tưởng anh dũng ngoan cường cho quân binh. Ông cũng chú trọng trang bị vũ khí cho đội quân Mông Cổ, từ những vũ khí đơn giản phổ biến đến việc trang bị các loại vũ khí tiên . Mỗi khi dừng chân hạ trại, đội quân luôn phải dựng trại theo đội ngũ chiến đấu. Có lúc tập trung các đội quân để khảo sát chất lượng công tác luyện quân hoặc lựa chọn nhưng binh sĩ xuất sắc từ các đội quân tiến hành cho thi đấu, cọ sát võ thuật. Người chiến thắng sẽ được tuyên dương và trọng thưởng.Luôn xem trọng công tác đảm bảo hậu cần. Mỗi khi viễn chinh số lượng dê ngựa cũng rất hạn chế. Nhằm có thể bổ sung thêm thực phẩm cho quân đội Thành Cát Tư Hãn còn quy định rõ cách giết mổ để có thể giúp thu chất lượng thịt cao nhất, đảm bảo dinh dưỡng và mùi vị được giữ nguyên, bảo quản thịt cũng được lâu hơn. Ngoài ra, trên đường viễn chinh sẽ bổ sung thêm thực phẩm bằng các chiến lợi phẩm thu được hoặc đơn giản là dựa vào khả năng săn bắn của đội quân thiện chiến Mông Cổ.Thành Cát Tư Hãn luôn coi trọng giữ liên lạc thông suốt trong quân đội và sự thông suốt trong tuyến đường giao thông vận chuyển.Theo ghi chép trong sử sách gần như mỗi lần xuất quân khỏi doanh trại, cứ mỗi cự ly khoảng 50 đến 100 dặm, ông đều cho dựng một thích chiến ( đây là trạm để binh sỹ và ngựa nghỉ ngơi, tiếp thực phẩm và nước, đồng thời lấy tin tức từ người đưa tinÔng chú trọng đến việc tu sửa và xây dựng cầu bắc qua sông để tiện cho đội kỵ binh vượt sông. Tăng cường mở các đường nhỏ qua núi rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho người, xe ngựa qua lại, giúp đẩy mạnh thông thương buôn bán và du lịch phát triển. Khi tác chiến luôn giữ liên lạc thông suốt trong toàn quân. Đấy chính là những bí quyết tạo nên sức mạnh không tưởng cho đội kỵ binh Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn.
Đội kỵ binh của Thành Cát Tư Hãn sở hữu sức mạnh đáng gờm, sự thiện chiến đáng kinh ngạc, mỗi lần vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu là chiến thắng vang dội ở đó. Dưới sự thống lĩnh của một thiên tài quân sự kiệt xuất và một đội kỵ binh bất bại, họ đã tạo ra một đế chế rộng lớn và hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Bí quyết nào đã tạo nên sức mạnh phi thường cho đội kỵ binh bất bại nổi tiếng lịch sử này?
Đầu tiên, đội kỵ binh Mông Cổ được chỉ huy bởi một thiên tài quân sự kiệt xuất mọi thời đại - Thành Cát Tư Hãn. Từ nhỏ phải sống nghèo khó nên đã hun đúc tính kiên nghị, dũng cảm cho ông. Lớn lên trong thời loạn lạc phiêu dạt khắp nơi đã giúp ông quá hiểu và thông thạo về các cuộc chiến.
Thứ hai, nòng cốt của đội kỵ binh bất bại đó chủ yếu là người Mông Cổ dũng mãnh, đoàn kết, chăm chỉ và giỏi chịu đựng gian khổ. Ngay đến những đứa trẻ con Mông Cổ đã có ý chí làm quen và rèn luyện với các binh khí. Theo ghi chép trong sử sách: Người Mông Cổ từ khi lên ba đã nâng được cây cung. Họ sống chủ yếu dựa vào việc chăn thả gia súc và săn bắn vì thế sớm đã thiện chiến và thông thạo trên lưng ngựa.
Thứ ba, tư tưởng quân sự của Thành Cát Tư Hãn vô cùng tiến bộ so với thời đại bấy giờ. Ông đã kế thừa phát triển, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn dựa trên những bài học, những thành công trong việc xây dựng đội quân, trị quân, luyện quân, dùng quân của các tiền nhân đi trước và sáng tạo ra những sách lược phù hợp với thực tiễn chiến đấu cho riêng mình.
Về phương diện chiến lược, Thành Cát Tư Hãn có một tập chiến lược để đời được hậu nhân đặt là chiến lược “Đại vu hồi”. Đây chính là sự vận dụng tài tính kỹ thuật trong vây bắt khi đi săn bắn của dân Mông Cổ vào trong chiến đấu. Rất nhiều thành lũy vững chắc đã trở thành “con mồi” trong các cuộc vây bắt của đội kỵ binh Mông Cổ. Một trong đặc điểm nổi bật của chiến lược “Đại vu hồi” đó là tạo ra nhiều vòng vây kín quân địch, cắt đứt mọi tai mắt và hậu phương của kẻ địch, kép chặt và cô lập quân địch vào giữa vòng vây, không cho quân địch con đường thoát.
Thứ tư, Thành Cát Tư Hãn luôn biết vận dụng điểm mạnh của từng người. Ông trọng dụng những người trung thành và có tài năng, không màng đến giai cấp và dân tộc. Thậm chí kể cả những tù binh trên chiến trường, nếu trung thành theo ông cũng đều được đối xử và trọng dụng như người khác. Đấy chính là môt trong nguyên tắc xây dựng sức mạnh quân đội của Thành Cát Tư Hãn.
Tổ chức, chỉnh đốn quân đội, phân chia nhiệm vụ đến tận tay những thân tín của các chi chính trong các dòng họ. Đây chính là lực lượng nòng cốt giúp Thành Cát Tư Hãn chiến thắng kẻ địch. Kế hoạch tác chiến được xây dựng chặt chữ tỉ mỉ, cố gắng tránh mù quáng và làm liều. Ông không đánh nếu chưa nắm rõ tình hình của địch, không tấn công khi chưa có chuẩn bị kỹ lưỡng, quyết không bao giờ hành động hàm hồ hay đại khái. Dưới sự chỉ huy của ông, kỉ luật quân đội nghiêm minh, thưởng phạt công minh đấy chính là một trong những sách lược quan trọng của nhà cầm quân tài ba lỗi lạc.
Ông chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng tác phong tư tưởng anh dũng ngoan cường cho quân binh. Ông cũng chú trọng trang bị vũ khí cho đội quân Mông Cổ, từ những vũ khí đơn giản phổ biến đến việc trang bị các loại vũ khí tiên . Mỗi khi dừng chân hạ trại, đội quân luôn phải dựng trại theo đội ngũ chiến đấu. Có lúc tập trung các đội quân để khảo sát chất lượng công tác luyện quân hoặc lựa chọn nhưng binh sĩ xuất sắc từ các đội quân tiến hành cho thi đấu, cọ sát võ thuật. Người chiến thắng sẽ được tuyên dương và trọng thưởng.
Luôn xem trọng công tác đảm bảo hậu cần. Mỗi khi viễn chinh số lượng dê ngựa cũng rất hạn chế. Nhằm có thể bổ sung thêm thực phẩm cho quân đội Thành Cát Tư Hãn còn quy định rõ cách giết mổ để có thể giúp thu chất lượng thịt cao nhất, đảm bảo dinh dưỡng và mùi vị được giữ nguyên, bảo quản thịt cũng được lâu hơn. Ngoài ra, trên đường viễn chinh sẽ bổ sung thêm thực phẩm bằng các chiến lợi phẩm thu được hoặc đơn giản là dựa vào khả năng săn bắn của đội quân thiện chiến Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn luôn coi trọng giữ liên lạc thông suốt trong quân đội và sự thông suốt trong tuyến đường giao thông vận chuyển.Theo ghi chép trong sử sách gần như mỗi lần xuất quân khỏi doanh trại, cứ mỗi cự ly khoảng 50 đến 100 dặm, ông đều cho dựng một thích chiến ( đây là trạm để binh sỹ và ngựa nghỉ ngơi, tiếp thực phẩm và nước, đồng thời lấy tin tức từ người đưa tin
Ông chú trọng đến việc tu sửa và xây dựng cầu bắc qua sông để tiện cho đội kỵ binh vượt sông. Tăng cường mở các đường nhỏ qua núi rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho người, xe ngựa qua lại, giúp đẩy mạnh thông thương buôn bán và du lịch phát triển. Khi tác chiến luôn giữ liên lạc thông suốt trong toàn quân. Đấy chính là những bí quyết tạo nên sức mạnh không tưởng cho đội kỵ binh Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn.