|
Ảnh minh họa.
|
Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thử nghiệm trên động vật. Theo nghiên cứu, loại thuốc decitabine biến trên gene mã hóa thành protein kinase D1 (PRKD1). PRKD1 có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u và lan rộng sang các cơ quan khác.
"Điều trị bằng các tiêm thuốc decitabine liều thấp vào cơ thể một động vật bị ung thư vú. Theo dõi một thời gian, chúng tôi nhận thấy thuốc này tạo ra chất PRKD1, giúp làm giảm kích thước khối u, và ngăn chặn tế bào ung thư di căn đến phổi", điều tra viên chính của nghiên cứu, ông Peter Storz, Tiến sĩ, một nhà hóa sinh và sinh học phân tử tại bệnh viện Mayo cho biết.
Tiến sĩ Storz chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ mở ra một con đường mới để ngăn ngừa ung thư vú lây lan và trở nên không thể chữa khỏi".
“Chúng tôi cũng mong rằng thử nghiệm này có thể được tiếp tục phát triển và được sử dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ di căn ung thư", tiến sĩ Borges nói thêm.
Decitabine, đã được phê duyệt bởi Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ để sử dụng trong việc điều trị cho một số bệnh ung thư máu, là một tác nhân khử methyl. Chất này có thể chuyển đổi, kích hoạt những gene có ích như PRKD1 nhằm ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển thêm. Quá trình này có thể xảy ra tương tự với bệnh nhân ung thư vú.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp họ thiết kế một thử nghiệm lâm sàng phối hợp với các bác sĩ của bệnh viện Mayo trong việc sử dụng decitabine để điều trị ung thư vú.