Cách đây không lâu, Viện Nghiên cứu Dược lý Mario Negri (Italy) từng khẳng định, người cao tuổi có thói quen ăn hành có tỷ lệ mắc ung thư thực quản, tử cung và vòm họng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn xã hội.
Làm được điều trên là nhờ flavaonoid dồi dào trong chúng. Flavaonoid được đánh giá là một trong những chất có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của tế bào ung thư.
Sức mạnh của các chất có lợi trong hành lớn tới mức, khi nghiên cứu chi tiết, các nhà khoa học khu vực Nam Âu nhận thấy ăn hành giảm được 84% nguy cơ mắc ung thư vòng miệng, họng; 88% nguy cơ ung thư thực quản; 83% nguy cơ ung thư thanh quản; 25% nguy cơ ung thư vú; 73% nguy cơ ung thư buồng trứng, tiền liệt tuyến và 38% nguy cơ ung thư tế bào thận so với người không ăn hoặc ăn rất ít hành.
Ngoài cách làm gia vị nêm vào món ăn, nhiều người còn tận dụng hành củ muối nhằm giảm ngấy, kích thích vị giác, ngon miệng hơn khi ăn những món béo ngậy như thịt mỡ, bánh chưng…
Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyên cần hết sức thận trọng bởi nếu không sử dụng đúng cách, dưa hành dễ gây tác động xấu tới sức khỏe. Nguyên nhân bởi hành muối chứa nhiều nitrosamin. Khi đi vào cơ thể, chúng có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày nguy hiểm.
Dù vậy, không nhất thiết phải loại bỏ chúng khỏi bữa ăn. Việc thưởng thức một lượng nhỏ, sử dụng không thường xuyên, ăn kèm với các thực phẩm chứa chất chống ung thư như rau xanh, trái cây sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng hành muối để quá lâu, bị nổi váng hoặc mốc đen. Lúc này, hành muối dễ chứa các loại nấm mốc gây hại như aspergilus flavor – vi nấm có khả năng sản sinh độc tố aflatocin gây ung thư gan, tổn thương thần kinh trung ương, tim, phổi…
Trường hợp mắc chứng viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa cũng không nên thưởng thức dưa hành bởi chúng chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, làm bệnh dễ chuyển biến xấu.
Cách đây không lâu, Viện Nghiên cứu Dược lý Mario Negri (Italy) từng khẳng định, người cao tuổi có thói quen ăn hành có tỷ lệ mắc ung thư thực quản, tử cung và vòm họng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn xã hội.
Làm được điều trên là nhờ flavaonoid dồi dào trong chúng. Flavaonoid được đánh giá là một trong những chất có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của tế bào ung thư.
Sức mạnh của các chất có lợi trong hành lớn tới mức, khi nghiên cứu chi tiết, các nhà khoa học khu vực Nam Âu nhận thấy ăn hành giảm được 84% nguy cơ mắc ung thư vòng miệng, họng; 88% nguy cơ ung thư thực quản; 83% nguy cơ ung thư thanh quản; 25% nguy cơ ung thư vú; 73% nguy cơ ung thư buồng trứng, tiền liệt tuyến và 38% nguy cơ ung thư tế bào thận so với người không ăn hoặc ăn rất ít hành.
Ngoài cách làm gia vị nêm vào món ăn, nhiều người còn tận dụng hành củ muối nhằm giảm ngấy, kích thích vị giác, ngon miệng hơn khi ăn những món béo ngậy như thịt mỡ, bánh chưng…
Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyên cần hết sức thận trọng bởi nếu không sử dụng đúng cách, dưa hành dễ gây tác động xấu tới sức khỏe. Nguyên nhân bởi hành muối chứa nhiều nitrosamin. Khi đi vào cơ thể, chúng có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày nguy hiểm.
Dù vậy, không nhất thiết phải loại bỏ chúng khỏi bữa ăn. Việc thưởng thức một lượng nhỏ, sử dụng không thường xuyên, ăn kèm với các thực phẩm chứa chất chống ung thư như rau xanh, trái cây sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng hành muối để quá lâu, bị nổi váng hoặc mốc đen. Lúc này, hành muối dễ chứa các loại nấm mốc gây hại như aspergilus flavor – vi nấm có khả năng sản sinh độc tố aflatocin gây ung thư gan, tổn thương thần kinh trung ương, tim, phổi…
Trường hợp mắc chứng viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa cũng không nên thưởng thức dưa hành bởi chúng chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, làm bệnh dễ chuyển biến xấu.